N r
3.2. Một số giải pháp khác
3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa Tòa án với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
sát trong quá trình giải quyết vụ án trộm cắp tài sản.
Việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS khơng thể không dựa trên kết quả của hoạt động điều tra, truy tố của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Do vậy sự phối hợp giữa Tòa án với Cơ quan điều tra, Viện kiềm sát trong quá trình giải quyết vụ án có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì thế trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đề ra một trong những nhiệm vụ là: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tổ tụng trên cơ cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh, đùn đẩy trách nhiệm” [14]
Vấn đề cơ bản ở đây là phải xây dựng một cơ chế phối hợp, chế ước lần nhau giữa ba cơ quan tiến hành tố tụng một cách chặt chẽ, khoa học, trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án
TCTS. Đông thời, phải kiên quyêt khăc phục hiện tượng hữu khuynh “Quyên anh, quyền tôi” hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Đối với từng vụ án, từng giai đoạn tố tụng cần xác định nội dung, hình thức phối hợp cụ thể sát với tình hình thực tế giải quyết vụ án. Đặc biệt là việc phối hợp phải được tiến hành kịp thời, thường xuyên, liên tục. Thực tế cho thấy, nếu các cơ quan được tiến hành tố tụng hình sự xây dựng được một cơ chế phổi họp chặt chẽ, nhịp nhàng thì việc điều tra, truy tố xét xử vụ án TCTS sẽ được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, chính xác, việc định tội danh và quyết định hình phạt bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế được tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự.
Trước hết, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố về tội TCTS do Cơ quan điều tra cùng cấp thụ lý để phân công Kiểm sát viên theo dõi, nghiên cứu hồ sơ tài liệu và nắm nội dung vụ việc ngay từ giai đoạn này, khắc phục được tình trạng bỏ lọt tội phạm và chủ động áp dụng các biện pháp tố tụng tiếp theo. Trong suốt quá trình điều tra vụ án TCTS, Điều tra viên phải chủ động gửi đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được cho Kiểm sát viên thụ lý vụ án và thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của Viện Kiểm sát. Kiểm sát viên phải thường xuyên theo dõi, nấm bắt tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên thu thập, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, chủ động trao đổi với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc điều tra vụ án TCTS khách quan, toàn diện đúng pháp luật.
Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Điều tra viên và Kiếm sát viên phải phối họp để đánh giá chứng cứ, tài liệu, xác định giá trị chứng minh của chứng cứ đã thu thập được.
Sau khi nhận hô sơ vụ án và bản kêt luận điêu tra, Kiêm sát viên phải nghiên nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục tố tụng đầy đủ của các tài liệu, chứng cứ trong vụ án. Nếu thấy còn thiếu chứng cứ tài liệu hoặc có vi phạm thủ tục tố tụng mà tự mình có thể bổ sung được thì kiểm tra viên phải phối hợp với điều tra viên để bổ sung khắc phục kịp thời.
Trong thời hạn truy tố, nếu thấy vụ TCTS có những vấn đề phức tạp về chứng cứ, về tội danh, kiểm sát viên cần báo cáo lãnh đạo, Viện kiểm sát để chủ động tổ chức họp liên ngành làm rõ những vấn đề cần phải điều tra bổ sung nhằm bảo đảm việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng trọng tâm, triệt để và kịp thời.
Trong giai đoạn xét xử vụ án TCTS cần thực hiện tốt mối quan hệ chế ước giữa Viện kiểm sát với Tòa án Nhân dân theo hướng bảo đảm tính độc lập của mỗi cơ quan trong sự phối họp chung để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tổ và kiểm sát hoạt động xét xử của Tịa án, Viện kiểm sát khơng được can thiệp trực tiếp vào việc xét xử của Tòa án. Khi giải quyết vụ án TCTS Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chĩ tn theo pháp luật. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Do vậy khi xét xử vụ án về tội TCTS, HĐXX không bị phụ thuộc vào sự đánh giá về mặt pháp lý đối với tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố, có quyền chấp nhận hoặc bác bở các chứng cứ, tài liệu mà Viện kiểm sát đưa ra, có quyền tun bố bị cáo khơng phạm tội. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử đều bị coi là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới tính khách quan, tồn diện của hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội TCTS.