Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử tại tòa án quân sự) (Trang 83 - 87)

N r

3.2. Một số giải pháp khác

3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm

Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân

Việc nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân là một đòi hỏi cấp bách của cơng cuộc cải cách tư pháp. Bởi năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ của chủ thể áp dụng PLHS là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm hoạt động định tội danh và quyêt định hình phạt được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chê được tình trạng oan,

sai trong hoạt động tư pháp.

Trong thời gian tới cân có những biện pháp cụ thê nhăm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiên thức pháp luật, kỳ năng xét xử cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Cụ thể là:

* Đôi với 1 nam pnan

- Trước tiên, can đổi mới, hoàn thiện quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Mở rộng nguồn thi tuyển Thẩm phán để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng; cơng khai hóa kế hoạch thi tuyển chọn thẩm phán, đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, minh bạch, tính cạnh tranh trong các kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng Thấm phán phù hợp với yêu cầu chuyên môn, công việc và từng ngạch của Thấm phán. Chú trọng truyền đạt các nội dung mới của pháp luật, kỹ năng xét xử, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng dân vận... Đăm bão kiến thức được truyền đạt vừa rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết với thực hành (nhất là diễn án) nhằm giúp Thẩm phán nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Ngồi ra chú trọng khuyến khích việc đào tạo sau đại học đối với Thấm phán tạo điều kiện về thời gian kinh phí cho thẩm phán nâng cao trình độ

- Cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức lối sống cho đội ngũ Thấm phán theo hướng tập trung vào các nội dung thiết thực, để Thẩm phán, cán bộ tòa án thực sự là người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. Trong bối cảnh hiện nay cùng với việc nghiêm túc học tập các nghị quyết, chi thị của Đảng, cần tập trung giáo dục Thẩm phán, cán bộ Tòa án, thấm nhuần sâu sắc di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Tịa án “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”, “tận tụy phục vụ nhân dân” không thiên vị, tư lợi trong thực thi công vụ.

- Cần quan tâm hơn nữa đến chế độ tiền lương trợ cấp nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán để họ thực sự yên tâm thực thi công vụ, hạn chế tối đa

những hiện tượng tiêu cực tham nhũng khơng đáng có. Mặt khác cân quan tâm chú trọng đến công tác khen thưởng, kỷ luật theo hướng thiết thực, ý nghĩa và kịp thời, đánh giá thành tích và tơn vinh, khen thưởng đúng người, đúng việc, tạo hiệu ứng lan tòa sâu rộng trong co quan, tổ chức, đơn vị mình cũng như trong tồn hệ thống Tịa án. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc các hành vi sai phạm về đạo đức lối sống vi phạm quy tắc nghề nghiệp, kỷ luật công vụ, vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp; kiên quyết không bao che dung túng, nương nhẹ đối với các vi phạm của Thẩm phán trong rèn luyện đạo đức, lối sống và trong hoạt động xét xử, giữ nghiêm kỷ cương kỷ luật trong thực hiện chức năng xét xử, thực thi quyền tư pháp của tòa án.

* Đối với Hội thẩm quân nhân

Hiện nay, trình độ của Hội thẩm quân nhân chưa thật sự đáp ứng với nhiệm vụ được giao để bảo đảm ngang quyền với thẩm phán. Mặc dù, số lượng Hội thẩm quân nhân trong HĐXX chiếm đa số, nhưng chế độ trách nhiệm thì khơng rõ ràng. Chính vì vậy sự tham gia của họ trong xét xử vụ án mang nặng tính hình thức. Một số Hội thẩm nhân dân do trình độ, kiến thức pháp luật cịn hạn chế, nên có tư tưởng “ỷ lại vào thấm phán”, khơng phát huy được tính độc lập của mình trong xét xử... Những hạn chế yếu kém này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử của các vụ án hình sự, trong đó có vụ

án về tội TCTS.

Do vậy, trong thời gian tới, cần tập trung làm tốt một số cơng việc sau đây, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả định tội danh và quyết định hình

phạt đối với tội TCTS:

- Cơ quan có thấm quyền cần lựa chọn kỹ và giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn làm Hội thẩm quy định tại Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Theo chúng tơi, ngồi những tiêu chuẩn này, cần bổ sung tiêu

chuân vê chuyên môn, nghiệp vụ đôi với Hội thâm, nhât là nghiệp vụ xét xử. Bởi hiện nay có sự chênh lệch khá rõ nét về trình độ chun mơn giữa Thấm phán và Hội thẩm. Pháp luật địi hỏi Thẩm phán phải có những tiêu chuẩn về chun mơn nghiệp vụ như: có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm cơng tác thực tiễn pháp luật.. .trong khi đó lại quy định chung chung về tiêu chuẩn chun mơn các Hội thẩm là: “Có kiến thức pháp luật được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án”.

- Để phát huy vai trò của Hội thấm trong hoạt động xét xừ cần quy định cụ thể, rõ ràng các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cua Hội thẩm như có kiến thức cơ bản về pháp luật; được bồi dưỡng, tập huấn về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử; có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi kiến nghị Học viện Tòa án cần nghiên cứu, biên soạn tài liệu nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, xét xử cho Hội thẩm. Thêm vào đó, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chuyên đề, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác xét xử nhằm đảm bảo Hội thẩm được cập nhật thường xuyên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ xét xử, kiến thức pháp luật, cần chú trọng công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho Hội thẩm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức của Hội thẩm mà luật định, vấn đề tiếp theo là phải quy định rõ chế độ trách nhiệm tham gia xét xử của Hội thẩm, nhất là trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, trách nhiệm đối với các vụ án mà mình tham gia xét xử. Trường hợp có nhiều bản án, quyết định bị hủy, bị sửa do lồi chủ quan của Hội thấm, hoặc do thiếu trách nhiệm trong cơng tác tham gia xét xử thì cần áp dụng các hình thức miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc các chế tài xử lý khác.

- Cân có chính sách đãi ngộ, thù lao thỏa đáng đôi với Hội thâm. Hiện nay theo Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án đối với Hội thẩm là 90.000 đồng/ngày. Mức thù lao này, theo chúng tơi là bất họp lý. Chính vì thế, khoản 4 Điều 88 Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 có quy định: “Chế độ phụ cấp xét xử do ủy ban thường vụ quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao”. Mặc dù vậy, cho đến nay, Luật tổ chức Tịa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành gần 05 năm nhưng ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa ban hành quy định về chế độ phụ cấp xét xử của Hội thẩm. Do vậy, đề nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội càn sớm ban hành để quy định về vấn đề này

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử tại tòa án quân sự) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)