Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội và giải quyết xung đột xã hội đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận ở việt nam hiện nay (Trang 28)

1.2. Lý luận về giải quyết xung đột xã hội đáp ứng yêu cầu của

1.2.3. Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung

đột xã hội

1.2.3.1 VỊ trí

Đồng thuận được hiểu là sự đồng tình, nhất trí trong suy nghĩ và hành động của các chủ thể xã hội về một hay một số vấn đề nào đó trên cơ sở những điểm tương đồng về nhu cầu, lợi ích, trong khi vẫn thừa nhận, tôn trọng những điểm khác biệt, với điều kiện là những điểm khác biệt này không gây tốn hại đến mục tiêu chung, hành động chung của cộng đồng các chủ thể đó.

Nguyên tắc đồng thuận trước hết trước hết là một nguyên tắc bền vững của xã hội trong phạm vi cộng đồng nhất định, đó cũng là biểu hiện của sự dân chủ trên nền tảng tự do thể hiện ý chí. Do đó việc giải quyết xung đột xã hội theo nguyên tắc đồng thuận thì dân chủ đóng vai trị rất quan trọng trong việc thể hiện ý chí, lựa chọn cùa các bên xung đột. Dân chủ chân chính khơng

loại trừ sự đa dạng và sự khác biệt, thậm chí những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích trên nhiều mặt cùa đời sống xã hội: về chính trị, về kinh tế, văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng, các giá trị và quan điểm xã hội. hưng vấn đề là phương pháp tạo nên nhân tố cho sự dung hòa những sự khác biệt và đa dạng đó vì sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội.

Trên phạm vi rộng, đồng thuận được xem là sự đồng tình, nhất trí của đa số các thành viên, khơng phân biệt tầng lớp, giai cấp, tơn giáo, tín ngưỡng dân tộc trong những vấn đề cần đi tới một quyết định cuối cùng. Trong phạm vi hẹp, đồng thuận là điều kiện có tính khách quan cho sự tồn tại của bất cứ hệ thống chính trị xã hội, một tổ chức, một Đàng hoặc một nhóm xã hội nào đó. Theo đó, đồng thuận là một hiện tượng tích cực về cơ bản gắn liền với các quá trình tích cực trong giai quyết các xung đột liên quan đến xã hội, tuy nhiên nó cũng chịu sự tác động khơng nhỏ của các quá trình, hiện tượng tiêu cực của xung đột xã hội. Tóm lại, cho đến nay người ta đều “đồng thuận” với nhau rằng, đồng thuận là một giá trị tinh thần của nhân loại, đánh dấu sự ổn định, phát triển và tiến bộ của lồi người và xã hội lồi người. Do đó đồng thuận là một tiêu chí quan trọng đế đánh giá sự vững chấc của một xã hội khi nó giúp giải quyết tận gốc các xung đột trong xã hội đó. Cùng với đó đồng thuận cũng trở thành mục tiêu của quản lý xã hội phát triển.

Đồng thuận là một trạng thái đặc thù với những “tố chất” riêng của nó. Đồng thuận trước hết là một trạng thái bền vững của xã hội trong những phạm vi xã hội nhất định. Đồng thời, đồng thuận cũng là một phương pháp để giải quyết xung đột loại bỏ sự đối lập về quan điểm - phương pháp đồng thuận. Và khi nói đến đồng thuận trong giải quyết xung quyết xung đột xã hội thì thế mạnh của nó như sau:

- Đồng thuận như một giá trị căn bản được cộng đồng chia sẻ, lấy làm nguyên tắc ứng xử.

- Đông thuận vê nội dung(quan điêm, phương án, phương pháp).

___\ \ 9 r

- Đông thuận vê thú tục - cách thức đê đạt được sự nhât trí và thủ tục• • • • • •

để biểu thị sự nhất trí, thống nhất về luật chơi chung.

- Đồng thuận trong việc tán thành và đồng thuận trong việc phủ nhận,

r

không tán thành, không châp nhận.

- Đông thuận vê pháp lý - đó là khi sự đơng thuận hay phương pháp đồng thuận được pháp luật xác định là phương pháp cần được áp dụng trong trường hợp cụ thể, trên những vẫn đề cụ thể với kết cục pháp lý nhất định.

- Đồng thuận thực tế, hay là phi hình thức - đó là khi người ta đi đến sự nhất trí trên cơ sở tham vấn lẫn nhau mà khơng cần các quy định của Pháp luật.

Có thê nói răng, ngun tăc đơng thuận xã hội là một biêu hiện của xã hội dân chủ trên nền tảng tự do thể hiện ý chí. Đồng thuận hồn tồn khác so với áp lực đa số, vì thực chất sự nhất trí của đa là sự bỏ qua hoặc coi thường lợi ích của thiểu số, mặc dù thiểu số đó gần bằng đa số. Một nền dân chủ mà chỉ dựa trên sự áp đảo của đa sô đơi với thiêu sơ trước sau gì cũng sẽ xảy ra tiêp xung đột, đo đó đồng thuận xã hội sẽ giải quyết vấn đề này thay cho nhất trí đa số.

1.2.3.2. Vai trị

Ngun tăc đơng thuận đóng một vai trị hêt sức quan trọng đơi với quá trình phát triển xã hội và giải quyết xung đột xã hội hiện nay. Tuy nhiên không phải bây giờ, người ta mới nhận thức được vai trò to lớn của đồng thuận. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã biết cách đề cao sự hòa hợp - yếu tố quan trọng tạo nên sự đồng thuận. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thuận đã được thừa nhận là một giá trị tinh thần có ý nghĩa và vai trị to lớn đối với tiến trình phát triển của mồi quốc gia, mồi cộng đồng dân tộc.

Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đồng thận đóng một vai trị hết sức to lớn trong qua trình dựng nước và giữ nước như:

- Nguyên tắc đồng thuận tham gia vào mọi vấn đề cùa đời sống xã hội,

không ở đâu chúng ta khơng thây vai trị của đông thuận: trên phương diện đối ngoại, người ta cũng chú trọng những chính sách ngoại giao đề cao mục tiêu hịa bình, ốn định trên cơ sở đồng thuận. Trên phương diện chính trị, người ta cũng nhấn mạnh đến khía cạnh đối thoại thay cho đối đầu, lấy sự đồng thuận thay thế xung đột. Trên phương diện phát triến và quản lý sự phát triển cùa xã hội, đồng thuận và đoàn kết được xem như cơ sở, nền tăng giải quyết xung đột bền vững. Đồng thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì được sự ổn định, cân đối, hài hịa. Cũng có thể nói đồng thuận là một phương thức điều tiết xã hội, hài hịa xã hội giúp cho xã hội duy trì trạng thái hài hòa, bền vừng.

- Tầm quan trọng của nguyên tắc đồng thuận thể hiện ở chỗ nó cho phép đưa ra cơ chế đế giải quyết một cách thỏa đáng các xung đột thông qua chế độ dân chủ đại diện vốn thường dựa trên cơ sở quyền được ưu tiên của người dân cũng như trên cơ sở dân chủ đồng thuận, tức trên cơ sở của các nguyên tắc cân nhắc một cách đúng đắn lợi ích của tập thể, đặc biệt là lợi ích của các nhóm thiểu số vốn ln duy trì và bảo vệ nét đặc trưng và khác biệt của mình. Đồng thời, đồng thuận hàm chứa các nguyên tắc dân chủ chung và các quyền con người vốn được xây dựng bang hệ thống các biện pháp đặc biệt. Như trên đã nói, đồng thuận được xây dựng trên cơ sở việc phát huy dân chủ, việc đảm bảo lợi ích xã hội, đám bảo cơng bằng xã hội sẽ gắn liền với yếu tố đó.

- Đồng thuận là phương thức thơng qua quyết định tốt nhất vì chỉ bằng phương thức này mới giải quyết triệt để vấn đề. Ngoài ra, phương thức đồng thuận tạo ra bầu khơng khí lành mạnh trong xã hội chung và trong tổ chức cụ thể nói riêng. Vì ngun tắc đồng thuận khơng hướng mọi người vào sự đối đầu mà hướng các chù thể vào việc cân nhắc và tôn trọng lợi ích của nhau. Xét đến cùng, với nghĩa là thừa nhận lợi ích của những người khác là điều

kiện đê thực hiện lợi ích của mình, đơng thuận hình thành ở các chủ thê ý thức xã hội mới.

- Đồng thuận đóng vai trị như là động lực của sự phát triển xã hội. Ngồi vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và ổn định cùa hệ thống chính trị, đồng thuận cũng có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực khác cùa đời

sống xã hội, giúp duy trì sự cân bằng, ổn định của đời sống xã hội, góp phần thúc đấy xã hội phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cùng với các yếu tố khác như khoa học công nghệ, con người, công bằng xã hội dân chủ ... đồng thuận được coi là yếu tố tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Bởi lẽ đồng thuận là nền tăng tạo nên khối đại đồn kết dân tộc, đồn kết xã hội, từ đó phát huy sức mạnh của tất cả các thành viên, giai tầng, dân tộc trong xã hội, tạo nên nội lực quan trọng thúc đẩy

sự phát triển của đất nước. Theo nghĩa đó đồng thuận vừa là mục tiêu của động lực cùa sự phát triển đất nước.

- Với vai trò nền tảng dân chủ, đồn kết, đồng thuận cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên sự liên hợp, gắn kết xã hội. Trong bất cử xã hội nào cũng tồn tại nhiều thành phần, lực lượng, giai tầng khác nhau, vì vậy việc làm thế nào để gắn kết các thành phần, lực lượng này thành một khối thống nhất là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chững minh rằng, bất cứ khi nào các thành phần, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội gắn kết được với nhau, tạo thành khối thống nhất thì có thế tạo nên sức mạnh to lớn, mà khơng có khó khăn nào khơng thế vượt qua.

1.2.4. Yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội

Thứ nhất, sự thống nhất về lợi ích chung giữa các thành viên xã hội, trong đó quan trọng nhất là về lợi ích kinh tế, chính trị và vãn hóa.

Trong đời sống xã hội có nhiều loại lợi ích khác nhau tùy thuộc cách

tiếp cận, chẳng hạn lợi ích chung, lợi ích riêng, lợi ích cơ bản, lợi ích cá nhân, lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi

ích văn hóa, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài V.V.. Thực tiễn và lý luận đều cho thấy rằng, lợi ích là cơ sở để kết nối các thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định; sự đồng thuận và tính chất bền vững của một cộng đồng xã hội phụ thuộc vào khả năng giãi quyết mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên của nó; vì lợi ích mà con người cùng nhau thỏa thuận đế đi đến sự đồng thuận. Như vậy, cơ sở của đồng thuận xã hội là đồng thuận về lợi ích giữa các thành viên xã hội và bản chất của đồng thuận xã hội chính là sự đồng thuận về lợi ích. Phương thức để tạo ra đồng thuận xã hội là tìm kiếm sự đồng thuận về lợi ích chung trên phạm vi xã hội giữa các khuynh hướng, lực lượng xã hội khác nhau. Lợi ích chung này khơng phải là một đại lượng bất biến, mà tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể, nội dung của nó có sự khác nhau.

Trong xã hội, giữa các thành viên xã hội luôn tồn tại sự khác nhau về nhận thức, địa vị xã hội, quan điểm, tư tưởng, tín ngưỡng, lập trường giai cấp ... nên trên thực tế không thể tạo ra được một sự đồng thuận tuyệt đối và càng khơng thể áp đặt một cách máy móc những giá trị, lợi ích chung của nhóm xã hội này cho nhóm khác, vấn đề mấu chốt là làm thế nào để các thành viên xã hội tự ý thức được giới hạn các lợi ích của mình trong quan hệ với lợi ích chung, từ đó đi đến thống nhất giới hạn của lợi ích chung để tạo ra được sự đồng thuận xã hội; trái lại, nếu lợi ích giữa các chủ thế xã hội mâu thuẫn gay gắt với nhau thì sẽ làm nảy sinh xung đột xã hội.

Thứ hai, sự tự nguyện nhất trí, tự giác gắn kết giữa các thành viên xã hội

Đồng thuận phải là kết quả của các cuộc thảo luận, đàm phán, thương thảo, thỏa thuận một cách khách quan, toàn diện trên quy mô xã hội. Xã hội càng tự do, dân chủ thì việc thảo luận càng diễn ra cơng khai, rộng rãi và do đó càng đạt được sự đồng thuận cao. Như vậy, giữa đồng thuận và dân chủ có

mơi quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng sự đơng thuận xã hội cũng chính là tiến tới xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ; ngược lại, dân chú càng được bão đảm, các nguyên tắc của dân chủ càng được coi trọng thì càng đạt được sự đồng thuận xã hội ở mức cao. Nói cách khác, mức độ đồng thuận xã hội tỷ lệ thuận với chất lượng của đời sống dân chủ trong xã hội. Ngược lại, mọi sự cưỡng bức, áp đặt, vi phạm dân chủ cùng lắm cũng chỉ tạo ra được sự nhất trí tạm thời nào đó chứ khơng thể tạo ra sự đồng thuận đích thực, thậm chí cịn tiềm ẩn khả năng dẫn đến xung đột xã hội.

Thứ ba, tôn trọng và thừa nhận những sự khác biệt không "đi ngược" mục tiêu chung, lợi ích chung của các thành viên xã hội

Chúng ta biết rằng, xã hội là một tập hợp những người không đồng nhất với nhau về lợi ích, nhu cầu, năng lực, quan điểm, tư tưởng ... Những khác biệt này được xem là những "cái đơn nhất" của mỗi "cái riêng" trong mối liên hệ với "cái chung". Chính những sự khác biệt trong đồng thuận xã hội đã tạo nên tính đa dạng, phong phú, phức tạp trong đời sống xã hội. Bên cạnh sự khác biệt, đồng thuận cũng hàm chứa cả những đối lập trong chừng mực nhất định giữa các khuynh hướng, lực lượng xã hội. Đây là những nhân tố cần thiết trong quá trình vận động, phát triển xã hội. Sự đối lập này là có tính biện chứng chứ khơng phải siêu hình, hay có tính chất tiêu cực, đối kháng, phá hoại, gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, trong khơng ít trường hợp, những quan điểm khác biệt hoặc đối lập đã trở thành một kênh "phản biện xã hội" tích cực đề qua đó các chủ thể lãnh đạo, quăn lý đất nước điều chinh, hồn thiện chủ trương, chính sách nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội trong việc thực thi những chủ trương, chính sách ấy một cách hiệu quả. Vì vậy, phản biện xã hội như một phương thức quan trọng để đạt đồng thuận xã hội. Bởi vì, khơng có phản biện xã hội thì sẽ khơng có dân chú, khơng có dân chủ thực sự thì khơng thể có đồng thuận, đại đồn kết dân tộc.

Đồng thuận còn bao hàm cả sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra trên các lĩnh vực của đời sổng xã hội. Phép biện chứng duy vật mác-xít đã chỉ rõ, sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vận động, phát triển luôn gắn liền với sự vận động, phát triển và giải quyết các mâu thuẫn. Xây dựng và tăng cường đồng thuận cũng chính là q trình khơng ngừng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn xung đột xã hội. Dựa trên cơ sở những điểm tương đồng,

sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn nham đạt được sự thống nhất. Như vậy, đồng thuận chính là mục đích của việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng giữa những mặt đối lập để khắc phục những bất đồng về tư tưởng, quan điểm, lợi ích và hành động giữa các lực lượng xã hội nhằm đi đến sự thống nhất chung. Các mâu thuẫn ở đây được giải quyết bằng phương thức "kết hợp các mặt đổi lập" nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, thống nhất và đồng thuận giữa các lực lượng xã hội, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT XÃ HỘI VÀ GIẢI QUYÉT XUNG ĐỘT XÃ HỘI ĐÁP ỦNG YÊU CÃU CỦA NGUYÊN TẮC ĐỒNG THUẬN

Ở VIÊT NAM HIÊN NAY

2.1. Khái quát thực trạng xung đột xã hội ở nước ta

2.1.1. Đặc điểm xung đột xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu Xung đột xã hội và giải quyết xung đột xã hội đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận ở việt nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)