2.1. Khái quát thực trạng xung đột xã hội ở nước ta
2.1.3. Nguyên nhân của xung đột xã hội ở nước ta
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế thị trường đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần xã hội. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng có những mặt trái (như lối sống thực dụng, trọng vật chất, đạo đức truyền thống, văn hóa truyền thống bị suy thối, V.V.). Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên những xung đột xã hội. Những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế (xuất hiện nhiều hơn với mức độ, quy mơ khác nhau, tính chất khác nhau) đã dẫn đến những xung đột xã hội không thể tránh khỏi. Đây là nguyên nhân phổ biến của các xung đột xã hội ở Việt Nam thời gian gần đây.
Thứ hai là nguyên nhân từ sự biến đổi về mặt xã hội. Ở Việt Nam đã xuất hiện và gia tăng tình trạng phân hóa, phân tầng xã hội, chênh lệch giàu nghèo, bất bình đăng xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng q trình
đơ thị hóa, hiện đại hóa đã phá vỡ những câu trúc xã hội truyên thông (như cấu trúc làng, xã, cấu trúc gia đình ...) cũng là nguyên nhân gây nên xung đột xã hội. Tâm lý xã hội khủng hoảng, bức xúc xã hội, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột xã hội. Bên cạnh đó, lối sống thực dụng, chủ nghĩa khủng bố (từ nước ngoài ảnh hưởng vào Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế) cũng tác động không nhỏ đến lối sống của con người Việt Nam, nhất là thanh niên. Ngoài ra, những hiện tượng tự nhiên tiêu cực (như ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên) cũng đang chứa đựng những mầm mống gây xung đột xã hội. Gần đây, những xung đột xã hội có ngun nhân từ mơi trường đang ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Thứ ba là nguyên nhân từ hệ thống chính trị. Sự yếu kém của các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở tại một số địa phương; sự thối hóa biến chất của một số cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo, quản lý; tình trạng chính quyền quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, làm sai, cố ý làm sai chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; cách giải quyết những đòi hỏi, bức xúc, nguyện vọng của nhân dân khơng hợp tình, khơng hợp lý, khơng dứt điếm; sự sai sót trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong nội bộ nhân dân; sự lợi dụng, kích động của phần tử xấu; sự bất cập trong việc thực thi pháp luật; đó là một trong những nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xung đột xã hội ở Việt Nam thời gian qua. Một số chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đất đai, lao động, an sinh xã hội, quản lý xã hội và bảo đảm quyền lợi cho người dân chưa được đồng bộ, nhất quán, còn bất cập, chồng chéo. Điều này cũng là một nguyên nhân gây ra xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Việc thơng tin, nắm tình hình cùa chính quyền và những cán bộ có trách nhiệm trước và trong quá trình diễn biến xung đột xã hội thiếu đầy
đủ, khơng chính xác do đó khơng xác định được bản chât của từng sự việc cụ thể, khơng phân hóa được các đối tượng và đề ra kế hoạch, biện pháp xử lý kịp thời.
+ Trong tố chức Đảng, chính quyền khơng ít các bộ quan liêu, chủ quan, khơng thấy sai sót, khuyết điểm trong cơng tác lãnh đạo, quản lý của mình, mà cho rằng: xung đột xã hội là do những kẻ bất mãn, bị xúi giục hay các đối thủ chính trị cạnh tranh nên chỉ tập trung nghiêm trị những trường hợp đó. Do đó, vội vã huy động lực lượng tiến hành các biện pháp trấn áp, làm cho tình hình căng thẳng, phức tạp hơn.
+ Ớ những cuộc xung đột phức tạp, kéo dài các tổ chức Đảng, chính quyền cấp trên và ngành Trung ương đều được giao trách nhiệm phối hợp giải quyết, nhưng do chỉ đạo phân công chưa rỗ ràng; Sự phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ nên có hiện tượng trơng chờ, ỷ lại. Một số việc cụ thế tiến hành chậm hoặc khơng kịp thời vì phải thơng qua nhiều cấp, nhiều ngành nên khi xử xứ lý vấn đề phát sinh trước xung đột thường đưa ra ý kiến không thống nhất.
+ Việc tổ chức vận động các đoàn thể quàn chúng như hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, các già làng, trưởng bản, cán bộ hưu chí và quần chúng tốt tham giải quyết xung đột xã hội là rất quan trọng, nhưng thực tế tại nhiều nơi, chính quyền và bản thân các tố chức này ở cơ sở
và cấp trên cũng chưa chủ động tố chức vận động các thành viên tham gia tích cực. Chưa kiên trì giáo dục, vận động nhân dân hoặc chỉ giáo dục, vận động một cách hình thức, nên quần chúng chưa hiểu rõ đúng, sai, chưa ủng hộ các biện pháp xử lý của chính quyền và chưa dám đấu tranh với bọn cầm đầu, quá khích.
+ Chủ trương, biện pháp xử lý những trường hợp cá nhân, tồ chức vi phạm chính sách, pháp luật chưa rõ ràng, thống nhất. Chẳng hạn: những vi
phạm luật đât đai trong thời gian qua xảy ra rât nhiêu và rât phức tạp, nhưng các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng không chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, nên việc xử lý thiếu thống nhất, thậm chí nhiều nơi khơng xử lý.
+ Đối với số cán bộ cơ sở vi phạm, có tình trạng: cấp trên bao che cho cấp dưới, không xử lý hoặc xử lý nhẹ; khi quần chúng đấu tranh, gây áp lực thì lại xử lý tràn lan và mạnh tay. Đối với bọn cầm đầu, cố tình gây rối trật tự cơng cộng thì lại rụt rè bắt giữ, chưa mạnh tay xử lý dẫn đến tình trạng nóng vội, lạm dụng các biện pháp bắt giữ đơn thuần nên dẫn đến tình trạng lúc cần bắt thì khơng bắt, lúc khơng cần bắt lại bắt.
+ Chưa chú trọng công tác củng cố Đảng và xây dựng chính quyền, đội ngũ cán bộ sau khi xung đột xã hội tạm kết thúc. Xử lý vi phạm sau khi có kết luận thanh tra, điều tra còn chậm hoặc thiếu khách quan, có cán bộ vi phạm ở cơ sở, địa phương lại được điều động lên Trung ương hoặc cấp trên với cương vị cao hơn làm cho quần chúng phẫn nộ, có khi là nguyên nhân làm cho xung đột xã hội tái phát trở lại.