Các chế độ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 40)

1.2. Quy định pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở

1.2.3. Các chế độ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Chế độ hưởng trợ giúp xã hội là tống hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, xác định mức hưởng, chế độ hưởng, điều kiện hưởng, thủ tục hưởng các quyền lợi TGXH cho các đối tượng hưởng nhằm đạt được mục tiêu bao phủ TGXH.

Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật quy định hai hình thức trợ giúp xã hội là: Trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội đột xuất.

Trợ giúp xã hội thưởngxuyên

Trợ giúp xã hội thường xun là hình thức trợ giúp xã hội có tính chất lâu dài, ổn định áp dụng cho những đối tượng không thể tự lo cho cuộc sống hàng ngày của mình trong một thời gian dài hoặc trong suốt cả cuộc đời. TGXH thường xuyên bao gồm trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, đào tạo và dạy nghề, trợ giúp mai táng phí.

- Trợ cấp xã hội hàng tháng: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định chi tiết tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 trong đó mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội là 270.000 đồng. Đến nay, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội là 360.000 đồng/tháng áp dụng từ 01/7/2021, tăng 90.000 đồng/tháng (gần 30%)

so với mức 270.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Việc tàng mức chuẩn kinh phí trợ giúp xà hội giúp tăng mức trợ cấp bằng tiền mặt hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trong Nghị định 20/2021/NĐ-CP, góp phần thiết thực hỗ trợ và hạn chế phần nào những khó khăn, rủi ro trong đời sống của họ. Đặc biệt, ở những gia đình có người khuyết tật (nặng, đặc biệt nặng), chi phí để phục vụ các nhu cầu chăm sóc y tế; thiết bị trợ giúp; phương tiện di chuyển; xây dựng cải tạo lối đi, nhà ở ... luôn cao hơn gia đình khơng có người khuyết tật. Mức chuấn kinh phí TGXH được tăng lên như hiện tại là bước tiến tháo gỡ một trong những “điểm nghẽn” lâu nay trong chính sách, mang lại cả giá trị vật chất và tinh thần đối với họ.

Bên cạnh chế độ trợ cấp với bản thân đối tượng khuyết tật, luật hiện hành cũng quy định quyền lợi cho thân nhân, gia đình và người nhận nuôi người khuyết tật thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Những đối tượng được hỗ trợ kinh phí ni người khuyết tật bao gồm (Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật):

(i) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc người đó.

(ii) Người nhận ni dưỡng, chăm sóc người khut tật đặc biệt nặng

(iii) Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Luật Người khuyết tật quy định phạm vi đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí ni dưỡng mở rộng hơn nhiều so với quy định trước đây. Việc bơ sung thêm 2 nhóm đối tượng là người nhận ni dường chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng thế hiện sự tiến bộ trong xu hướng xã hội hóa thực hiện và đảm bảo quyền của bà mẹ trẻ em.

về chế độ hưởng, mức trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được Chính Phủ quy định cụ thể. Mức trợ cấp này được xác định và điều chỉnh trong tương quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế. Việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp cho người khuyết tật nói riêng và các đối tượng xã hội khác nói chung phải được tính tốn cân đối với khả năng đáp ứng và điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn cụ thể của đất nước, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế, phát triến khác. Hơn nữa, nếu mức trợ cấp quá cao cũng sẽ gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp của cả đối tượng và thân nhân. Tuy nhiên, nếu mức trợ cấp quá thấp lại không đảm bảo được ý nghĩa và mục đích trợ giúp bởi lẽ xét cho cùng, khoản trợ cấp này là lưới đỡ cận kề nhất với cuộc sống của người khuyết tật, và trong thực tế, ở nhiều trường hợp đây lại là nguồn đảm bảo cơ bản, duy nhất của đối tượng.

Do mục đích của trợ cấp bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật là nhằm hỗ trợ, giúp đờ ở mức độ cần thiết đảm bảo các nhu cầu sinh sống cơ bản của người khuyết tật nên mức trợ cấp được xác định trên cơ sở của chi phí sinh hoạt tối thiểu

(không phải tiền lương tối thiểu hay mức sống tối thiểu). Việc quy định mức trợ cấp cho đối tượng cũng khơng có nghĩa đố đồng, “bỉnh qn chủ nghĩa”, ai cũng như ai mà có tính đến sự cơng bằng nhất định với nhu cầu trợ giúp thực tế của đối tượng. Mức trợ Cấp hiện hành được thiết kế bàng việc quy định mức chuẩn (hệ số 1) và xác định các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất tương ứng với mức độ suy giảm

sức khỏe, có tính đên u tơ hồn cảnh gia đình. Đê đảm bảo công băng cho đôi tượng hưởng, trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức khác nhau thì được ưu tiên hưởng mức cao nhất. Luật Người khuyết tật cũng quy định rõ tại khoản 3 Điều 44 đối với người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức cao hơn đối tượng có cùng mức độ khuyết tật. Trường hợp đối tượng không đảm bảo được cuộc sống ớ cộng đồng sẽ được xem xét tiếp nhận vào cơ sớ bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng.

So với Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hệ số hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng đối với hộ gia đình đang trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng đã có sự đổi mới đó là theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì hệ

số hồ trợ kinh phí chàm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng đối với hộ gia đinh chung là hệ số một (1,0) thì đến nay theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, hệ số hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với hộ gia đình đang trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được tính trên mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng với hệ số một (1,0). Điều này đã khắc phục điểm bất hợp lý, theo lối cào bằng của Nghị định 28/2012/NĐ-CP, đảm bảo quyền lợi đối với những gia đinh chăm sóc, nuôi dưỡng người thân là hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên. Tương tự, quy định về hệ số hồ trợ kinh phí chăm sóc đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc ni dường người khuyết tật đặc biệt nặng là 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, ni dường mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng

(điểm d khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP) cũng khắc phục được những bất hợp lý của quy định khung trần hệ số 03 đối với trường hợp nhận ni dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên (điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP) [6].

Bên cạnh đó, Nghị định 20/2021/NĐ-CP có sự phân định rõ về hệ số chăm sóc đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em như sau đối với trường hợp nhận chăm sóc, ni dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, theo hệ số 2,5

(điểm d, khoản 2, Điều 20 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP) tức là cao hơn hệ số

chăm sóc đối với mỗi người khuyết tật đặc biệt nặng không phải trẻ em gần hai lần. Điều này thể hiện rõ tính hợp lý, đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng trên thực tể cũng như thể hiện sự phù hợp của nội dung chính sách tại Nghị định này với hệ thống chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy định của Luật trẻ em hiện hành (2016), mà theo đó trẻ em khuyết tật được xếp vào đối tượng đặc biệt cần chăm sóc, bảo vệ [6J.

Mức chuẩn xác định mức trợ cấp xã hội và hỗ trợ hàng tháng được điều chỉnh khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chú tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí ni dưỡng, mai táng phí cho phù họp nhưng khơng thấp hơn mức thấp nhất do Chính Phủ quy định. Trên cơ sờ đó mức trợ cấp của người khuyết tật sống ở địa phương được xác định theo quy định của địa phương và đương nhiên cũng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa các địa phương. Bên cạnh khoản trợ cấp, hỗ trợ từ nguồn tài chính cơng, Nhà nước cũng chú trọng tới việc phát huy tối đa khả năng của bản thân đối tượng, gia đình và cộng đồng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.

- Trợ giúp y tế: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Người khuyết tật là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Do vậy, họ là đối tượng được quỹ bảo hiểm y tế thanh tốn 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu người khuyết tật đi khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển tuyến điều trị, khi khám lại theo yêu cầu điều trị hoặc trong trường hợp cấp cứu.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, trường hợp người khuyết tật đi khám bệnh trái tuyến tỉnh và trái tuyến trung ương sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Trường hợp người khuyết tật tự ý đi

điều trị nội trú trái tuyến tỉnh sẽ chỉ được bảo hiểm y tế chì trả 60% chi phí khám chữa bệnh. Trường hợp người khuyết tật tự ý đi điều trị nội trú trái tuyến trung

ương sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí khám chữa bệnh.

- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập đế có kiến thức như những người bình thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học tập của họ khó khăn hơn so với những người bình thường. Sự khiếm khuyết cũng như các dạng tật của người khuyết tật cũng hết sức đa dạng. Có người khiếm khuyết (bị tật) về chân, tay; có người về mắt, tai... Chính vì vậy, nhu cầu và khả năng học tập của mồi người cũng rất khác nhau. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Chính vì vậy, cần phải có những quy định riêng dành cho người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục. Những quy định riêng này chỉ có tính chất hỗ trợ và tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình chứ khơng mang tính chất bất bình đẳng giữa những người khuyết tật và người khơng khuyết tật hay mang tính chất phân biệt đối xử.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được nhập học ở độ tuồi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thế đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bồng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, người khuyết tật còn được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngơn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia (Điều 27 Luật người khuyết tật). Phương thức giáo dục cho người khuyết tật bao gồm (Điều 28 Luật người khuyết tật): phương thức giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt và giáo dục bán hòa nhập. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người c? khuytJ ttô c hc tp ããã JL v JLphỏt

trin theo khả năng của cá nhân. Nhà nước khuyến khích người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo quy định Nhà nước phải có trách nhiệm ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật do tổ chức cá nhân thành lập (Điều 63 Luật giáo dục); Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hồ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỳ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật (Điều 29 Luật Người khuyết tật); Cơ sở giáo dục cần bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật. Đồng thời các cơ sở giáo dục cũng cần phải thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Đây được xem là nhừng trách nhiệm của cơ sờ giáo dục đối với việc giáo dục người khuyết tật; Trung tâm hồ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần phải tư vấn về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp đế lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp đồng thời cần phải hồ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng. Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật (Điều 31 Luật Người khuyết tật).

về dạy nghề, Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư Vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác (Điều 32 Luật Người khuyết tật). Người khuyết tật tham gia học nghề còn được hưởng học bống và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyền, chính sách tín dụng giáo dục; chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên theo quy định của Luật giáo dục. Người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí; được miễn, giảm học phí. Đặc biệt người khuyết tật thuộc hộ nghèo còn được miễn học phí, được cấp học bống và hỗ trợ ăn ở đi lại theo quy định của pháp luật.

- Trợ giúp mai táng phí: Căn cứ khoản 3 Điêu 16 Nghị định sơ 28/2012/NĐ- CP quy định về hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ mai táng phí thỉ đối với người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 40)