Thực trạng về người khuyết tật tại Sơn La

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về trợ giúp xã

2.1.1. Thực trạng về người khuyết tật tại Sơn La

Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật năm 2019 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì tống số người khuyết tật có trên địa bàn tỉnh là 14.995 người khuyết tật, trong đó số người khuyết tật nữ là 8.036 người (chiếm 53,59%), người khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp hàng tháng

là 10.915 người (chiếm 72,8%) trong đó có 2.258 trẻ em (chiếm 20,7%). về việc phân chia người khuyết tật theo mức độ khuyết tật thì người khuyết tật đặc biệt

nặng là 2.349 người (chiếm 15,67%), người khuyết tật nặng 8.566 người (chiếm 57,13%) và người khuyết tật nhẹ 4.080 người (chiếm 27,2%). Chia theo dạng tật thì người khuyết tật vận động 3.810 người (chiếm 25,41%), người khuyết tật thần kinh

1.884 người (chiếm 12,56%), người khuyết tật nhìn 4.229 người (chiếm 28,2%), người khuyết tật nghe nói 2.962 người (chiếm 19,75%), người khuyết tật trí tuệ 985 người (chiếm 6,57%), các loại khác 1.125 người (chiếm 7,51%) [26].

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khuyết tật trên địa bàn tỉnh, một trong những nguyên nhân chính là do di chứng hậu quả của chiến tranh để lại. Những đối tượng được sinh ra ở thế hệ thứ 2, thứ 3 trong các gia đình có ơng, cha là

những người đã tham gia kháng chiến và bị nhiềm chất độc da cam Dioxin, ngồi ra cịn một số nguyên nhân như trẻ khuyết tật được sinh ra do ảnh hưởng của biến chứng thai nhi trong quá trình mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc; do di truyền gen hay do rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền gây dị tật bẩm sinh; do nuôi dường và

chăm sóc dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, loét giác mạc, thiếu I ốt; do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng như viêm não, sốt bại liệt, lao, sốt xuất huyết.

2.L2.Tình hình kinh tê- xã hôi tỉnh Sơn La

Son La là tỉnh miền núi nằm ở Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.123km2 chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đơng giáp các tỉnh Phú Thọ, Hịa Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào).

Son La có đường biên giới quốc gia dài 274 km giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (trong đó có 17 xã, 308 bản giáp biên giới), chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (11 huyện, 01 thành phố), hiện có 04 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (gồm: Huyện Mường La, huyện Bắc Yên, huyện sốp Cộp, huyện Vân Hồ); 204 xã, phường, thị trấn, 2.509 tổ, bản, tiểu khu (trong đó có 1.707 bản đặc biệt khó khăn), với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số tồn tỉnh Sơn La có trên 1,2 triệu người, phân bổ không đồng đều; vùng cao, biên giới hầu hết là các bản đặc biệt khó khăn, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư thưa thớt, phân tán; trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cịn gặp nhiều khó khàn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết 117/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh, trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, bên cạnh nhừng thuận lợi tỉnh Sơn La phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ những thay đồi về thể chế, cơ chế quản lý điều hành, nhất là trong lĩnh vực đầu tư từ ngân sách nhà nước theo chủ trương tái cơ cấu đầu tư cơng, các nguồn vốn, chương trình đầu tư phải thực hiện rà soát, cắt giảm, khả năng cân đối hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư lớn, kết cấu hạ tầng nhiều ngành, lĩnh vực chưa đồng bộ; giá cả các yếu tố đầu vào tăng

và duy trì ở mức cao, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tể gặp khó

khăn kéo dài; tội phạm ma túy, việc truyền học đạo trái phép còn diễn biến phức tạp...; đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và khả nàng hoàn thành mục tiêu kế hoạch [24].

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2020 ước đạt 30.744 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt 5,46%/năm. Theo kết quả đánh giá lại GRDP giai đoạn 2010-2019 và ước tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 của Tổng cục Thống kê công bố cho tỉnh, quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển GRDP giai đoạn 2016-2019 của tỉnh đã có sự thay đối so với

số liệu Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh đã công bố các năm trước; cụ thể: GRDP nãm 2016 tăng 7,16% (số đã công bố tăng 8,03%); năm 2017 tăng 9,33% (số đã công bố tăng 9,59%); năm 2018 tăng 5,89% (số đã báo cáo tăng 8,41%). Bên cạnh đó, năm 2019 do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp không đạt kế hoạch, Tồng cục Thống kê công bố số liệu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 bằng 99% năm 2018. Trên cơ sở dự ước kế hoạch năm 2020 các ngành, lĩnh vực tiếp tục chịu ảnh hưởng của thiên tai (hạn hán, mưa đá) và dịch bệnh Covid-19, GRDP năm 2020 tăng khoảng 6,23% so với nãm 2019, dự báo tốc độ tăng trưởng bình qn 5 năm 2016-2020 tăng 5,46%/năm, khơng đạt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2015. GRDP binh quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1 triệu đồng/người/năm, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIV đề ra. Cơ cấu kinh tể chuyển dịch tích cực, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng: Chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2015 lên 39,1% năm 2020; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,9% năm 2015 lên 30,3% năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,3% năm 2015 xuống còn 23,6% năm 2020 [24].

2.1.3.Chính sách của tính Sơn La vê trợ giúp xã hội đôivới người khuyêt tật

Đe hỗ trợ người khuyết tật, năm 1993, ƯBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-UB ngày 26/02/1993 thành lập Hội bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Sơn La là một tổ chức xã hội, hoạt động theo hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước mà trực tiếp là sự lành đạo của tỉnh uỷ, sự chỉ đạo, quản lý của ƯBND tỉnh Sơn La. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La được bảo trợ của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Sơn La. Ngoài tổ chức Hội cấp tỉnh, 12/12 huyện, thành phố và 204/204 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có tồ chức Hội. Các tồ chức Hội các cấp đều ổn định, hoạt động xã hội - từ thiện thường xuyên, hiệu quả, là chỗ dựa tinh thần vững mạnh cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống [26].

Thực hiện Luật người khuyết tật năm 2010 và Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch số

1035/KH-ƯBND ngày 30/10/2012 về trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2020 và phân công trách nhiệm tồ chức thực hiện cho các Sờ, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, ƯBND các huyện, thành phố trên các lĩnh vực bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao.. .nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch. Tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách quan trọng đối với người khuyết tật như: Quyết định số 84/2014/QĐ-ƯBND ngày 31/10/2014 về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh; Kế hoạch số 28/KH-ƯBND ngày 21/01/2021 về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021 đồng thời chỉ đạo các huyện, thành phố lồng ghép cơng tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương đồng thời vận động các tố chức và cá nhân hỗ trợ, chăm sóc cho người khuyết tật, từ đó đã giúp người khuyết tật phát huy khả

năng của mình đê đáp ứng nhu câu bản thân, tạo điêu kiện vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cùa địa phương; Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn triển khai thực hiện công tác rà soát xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật trên địa bàn theo quy định.

Hàng năm Sở Lao động Thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch và thành lập các đồn kiểm tra về cơng tác trợ giúp xã hội tại huyện, thành phố trong đó có việc kiểm tra về công tác tổ chức thực hiện và lưu giữ hồ sơ xác nhận mức độ khuyết tật, thực hiện chế độ chính sách đối với người khuyết tật tại các xã phường,

thị trấn. Qua kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn giải đáp được nhừng vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đồng thời yêu cầu một số đơn vị chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc việc xác định mức độ khuyết tật và quy trình thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc xác nhận mức độ khuyết tật [23].

Thực hiện công tác tuyên truyền, tỉnh Sơn La chỉ đạo các sở, ngành, ƯBND các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến các chính sách trợ giúp người khuyết tật, qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và trách nhiệm của cộng đồng trong việc trợ giúp người khuyết tật. Kết quả, từ năm 2012 đến 2018, Báo Sơn La đã đăng tải 180 tin, bài, ảnh, phóng sự, gương người tốt, việc tốt; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng và phát sóng trên

120 tin, bài, phóng sự, 48 chuyên mục có liên quan đến hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Sở Lao động-Thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan báo chí

xây dựng các chun mục, phóng sự; tăng số lượng tin, bài và thời lượng phát sóng tuyên truyền Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cơng tác thơng tin, tun truyền, phổ biến chính sách trợ giúp người khuyết tật đã đi vào thực chất, đa số người dân đã hiểu biết, nắm được chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước để thực hiện.

Đối với hoạt động dạy nghề và tạo việc làm: Nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội học nghề và tìm kiểm việc làm, tỉnh Sơn La đã triền khai nhiều

hoạt động như tư vân, tuyên truyên vận động, khuyên khích người khuyêt tật tham gia học nghề. Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội Người mù tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức 10 lớp đào tạo nghề cho 263 người khuyết tật (trong đó 67 người về trồng nấm, 196 người về chăn ni gia súc, gia cầm), đã có 83 người có việc làm ốn định. Hội Người mù tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Y học cổ truyền tổ chức tập huấn, đào tạo nghề xoa bóp tẩm quất cho người mù, đã tạo việc làm cho 50 người mù hành nghề tại 11 cơ sở xoa bóp tẩm quất trên địa bàn tỉnh, thu nhập bình quân từ 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

về trợ giúp tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 31 trang web của các cơ quan nhà nước, các cổng thông tin điện tử đảm bảo người khuyết tật có thể truy cập. Thống kê, có khoảng 25% người khuyết tật tiếp cận được với thông tin từ các nguồn khác nhau.

về trợ giúp pháp lý: Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh thực hiện công tác truyền thông, thông tin, trợ giúp pháp lý giúp

nhân dân nắm bắt đầy đủ về các vãn bản, chính sách cúa Đảng và Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Từ năm 2013 đến 2020, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tố chức tuyên truyền trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức với 1.142 đợt cho trên 79.000 lượt người tham dự (trong đó đã tư vấn cho 225 vụ việc với 225 đối tượng là người khuyết tật) tại các xã nghèo, bản đặc biệt khó khăn [ 181.

Ngày 21/01/2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 28/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khãn về tài chính trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021. Mục tiêu của kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Sơn La năm

2021, phấn đấu bảo đảm 80% trở lên người khuyết tật có khó khàn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu; thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu

cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tồ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý và phù hợp với điều kiện của địa phương; Cung cấp danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, ƯBND cấp huyện, ƯBND cấp xã, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tố chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý; Nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, lồng ghép việc truyền thơng về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, chú trọng những nơi có nhiều người khuyết tật, đặc biệt trẻ em là người khuyết tật; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông; Nâng cao nàng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính...

Ngồi việc trợ giúp về y tế, giáo dục, học nghề, trợ giúp pháp lý thì các hoạt động văn hóa, văn nghệ của người khuyết tật cũng được quan tâm, các hoạt động

này được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, phần nào đã đáp ứng nhu cầu thụ hưởng về văn hóa, văn nghệ của người khuyết tật [26].

Trước sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và triển khai kế hoạch thực hiện các chính sách về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cúa UBND tỉnh Sơn La, bước

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44)