Trình tự thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 44)

1.2. Quy định pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở

1.2.4. Trình tự thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Đối với đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên: Để được hưởng trợ cấp, hồ trợ hàng tháng đối tượng phải đảm bảo thủ tục với quy định về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ cấp, hồ trợ. Hồ sơ cùa đối tượng bao gồm (Điều 20 NĐ 28/2012/NĐ-CP): Tờ khai thông tin cùa người khuyết tật; Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; Bản sao

Sổ hộ khẩu; Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyến người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; Giấy xác nhận đang

mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thấm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, ni con dưới 36 tháng tuổi...

Trình tự thủ tục xét duyệt hưởng trợ cấp được quy định tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT - BLĐTBXH - BTC. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng, nếu đủ điều kiện hưởng sẽ niêm yết cơng khai tại trụ sở UBND cấp xã trong vịng 7 ngày và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Hết thời gian niêm yết nếu khơng có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng hồn thiện hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp xã có vãn bản gửi Phòng Lao động Thương binh xã hội xem xét giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của cơng dân thì trong thời hạn 10 ngày Hội đồng xét duyệt phải tiến hành xác minh và đưa ra kết

luận công khai. Trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày nhận được hô sơ đê nghị của câp xã, Phịng lao động thương binh xã hội có trách nhiệm thẩm định trình Chù tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho từng đối tượng.

Đối với đối tượng hưởng trợ giúp xã hội đột xuất: Trình tự, thủ tục TGXH đột xuất được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Trưởng thơn chủ trì họp và lập danh sách hộ gia đình, số người trong hộ gia đinh gửi Chủ tịch UBND cấp xã. Trong vòng 2 ngày, UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay

những trường hợp cần thiết hoặc có văn bản đề nghị trợ giúp gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc có vãn bản gửi đến các cấp cao hơn lần lượt theo thứ tự sở Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Chính phủ.

Như vậy, quy định về thủ tục hưởng trợ cấp của người khuyết tật khá chặt chẽ. Thực tế hoàn cảnh sống cụ thế và những khó khăn của người khuyết tật trong cuộc sống thể hiện rõ trong cộng đồng và điều này cũng được chuyển tải trong thủ tục xét duyệt ở các cấp địa phương. Mặt khác, vì là khoản trợ cấp có tính xã hội áp dụng đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn nên cũng có sự tác động lớn đến ý thức của bản thân và thân nhân người thụ hưởng, nếu khơng thực sự khó khăn, khơng thực sự cần thiết họ cũng không lạm dụng hoặc trục lợi khoản trợ cấp mang đầy ý nghĩa nhân đạo này.

Kêt luận chương 1

Chương 1 đã đề cập đến các nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và các quy định pháp luật đối với người khuyết tật như người khuyết tật là gì, có những nhóm người khuyết tật nào, các chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất cũng như các quy định về chú thể thực hiện trợ giúp xã hội, điều kiện để người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội, mức hưởng và trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật.

Trợ giúp xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” vốn

là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Là một bộ phận của hệ thống chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội hướng tới những đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn như người khuyết tật nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hịa nhập cộng đồng. Thời gian qua, chính sách trợ giúp xã hội đà và đang phát huy tác

dụng, là tấm lưới an toàn cho các đối tượng trợ giúp xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng ở mỗi giai đoạn và trong suốt quá trình phát triển”.

Việc thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật dựa trên các nguyên tắc cơ bản là: người khuyết tật có quyền được hưởng sự trợ giúp xã hội, khơng có

sự phân biệt theo tiêu chí nào; trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật dựa trên nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội; trợ

giúp xã hội đối với người khuyết tật được đảm bảo bời Nhà nước và cộng đồng và trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật phải trên cơ sở các trình tự, thủ tục pháp

luật quy định.

Chính sách trợ giúp xã hội được thể chế hóa trong một số luật như Luật người cao tuối, Luật người khuyết tật, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phịng, chống bn bán người, v.v... và được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật, đặc biệt là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ

Quy định chính sách trợ giúp đôi với đôi tượng bảo trợ xã hội (được Nghị định sô 20/2021/NĐ-CP thay thế từ ngày 01/7/2021); Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày

10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cùa Luật người khuyết tật...Các quy định nói trên là cơ sở pháp lý để thực thi pháp luật trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.

Việc thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cần có các điều kiện đảm bảo cơ bản là: Điều kiện kinh tế - xã hội; hệ thống quy phạm pháp luật về trợ giúp xã hội; mơ hình tố chức trợ giúp xà hội; năng lực của những người làm công tác người khuyết tật.

Chương2

THỤC TIỄN THỤC HIỆNPHÁPLUẬT VỀTRỢGIÚP XÃ HỘI ĐÓI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊNĐỊABÀNTỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 44)