Về trợ cấp xã hội hàng tháng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 54)

2.2. Các kết quả đạt được

2.2.1. về trợ cấp xã hội hàng tháng

Theo quy định cúa pháp luật hiện hành, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên là những người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Hiện nay, tại tỉnh Sơn La, sô người khuyêt tật nặng và người khuyêt tật đặc biệt nặng là 10.915 người (chiếm 72,8%) trong tổng số người khuyết tật trên địa bàn

[26]. UBND tỉnh đã có nhiều chính sách phù họp để trợ giúp họ có một cuộc sống đảm bảo hơn và giúp họ hòa nhập vào cộng đồng.

Tỉnh đã thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên với tống kinh phí thực hiện gần 28.260.543.000 đồng (trong đó, chi trợ cấp hàng tháng cho 10.915 đối tượng, với kinh phí thực hiện 17.682.300.000 đồng; chi mai táng phí cho 879 đối tượng, với kinh phí 4.746.600.000 đồng; chi bảo hiểm y tế cho 8.233 đối tượng, với kinh phí 5.783.043.000 đồng; chi cứu trợ đột xuất cho 09 đối tượng, với kinh phí 48.600.000 đồng); Chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng được thực hiện thông qua hệ thống bưu điện [18].

Bên cạnh đó việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật cũng được quan tâm, chú ý để người khuyết tật được hưởng các trợ cấp phù họp, tương

ứng với mức độ khuyết tật của họ. Đến nay toàn tỉnh đã tổ chức xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật cho 11.011 người. Hội đồng Giám định y khoa tỉnh đã tố chức giám định mức độ khuyết tật cho gần 300 người khuyết tật có nhu cầu. Phần lớn Hội đồng xác định mức độ khuyết tật được thành

lập và hoạt động theo đúng quy định. Danh sách người khuyết tật được lưu trữ đầy đủ tại các xã, phường, thị trấn. Việc tố chức thực hiện xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật đã tạo điều kiện cho người khuyết tật được thụ hưởng các chính sách của nhà nước được thuận•• lợi. Tuy e/ nhiên việc xác định mức độ khuyếte/ tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật tại một số xã, phường vẫn còn chậm, chủ yếu mới thực hiện cho nhóm đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý [ 181.

Thực tể áp dụng pháp luật về xác định đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số vấn đề như: bỏ sót các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống vốn đã khó khăn cùa người khuyết tật và nghiêm trọng hơn đà làm mất lòng tin cùa những đối tượng này đối với Nhà nước, với xã hội.

Ngoài ra, vì chính sách trợ giúp xã hội cho người khut tật cịn rât mới, từ việc xét duyệt cơng nhận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật nên việc thực hiện rất khó khăn.

Một là, nếu như quy định trước đây đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên phải là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, kèm theo người khuyết tật đó thuộc diện hộ nghèo mới được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội thỉ đến nay chỉ cần người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng là được. Điều này mở rộng đối tượng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội, nhưng cũng làm lúng túng các cán bộ trợ giúp xã hội ở cơ sở, họ cùng lúc phải tiếp nhận thêm một số lượng lớn người khuyết tật để đưa vào diện được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội. Một số nơi thi không cập nhật, áp dụng những quy định mới này.

Hai là, nếu như quy định trước đây, việc xác định mức độ khuyết tật và dạng tật thuộc thẩm quyền của Viện Giám Định Y Khoa, thì nay theo Luật Người khuyết tật việc xác định mức độ khuyết tật và dạng tật được trao cho Hội đồng giám định cấp xã, phường. Điều này tạo thuận tiện cho người khuyết tật không phải đi lại và đến những cơ sở giám định nhưng cũng tạo khó khăn cho hội đồng giám định khi khơng có chun mơn nghiệp vụ nên cịn lúng túng trong việc nhận dạng tật, mức độ khuyết tật, chưa vận dụng được những chứng bệnh thực tế của đối tượng vào các dạng khuyết tật để xác định mức độ khuyết tật. Hiện nay, việc đánh giá mức độ khuyết tật mới chỉ dựa trên quan sát trực tiếp, không thông qua các dụng cụ y tế nên chưa được chính xác. Trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng chưa được phát huy, còn phụ thuộc khá nhiều vào cán bộ y tế nên tiến độ thực hiện chậm, làm

ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa giải quyết dứt điểm hồ sơ vì các Hội đồng chỉ tập trung xem xét, xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận đối với những trường hợp khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; nhiều địa phương cũng chưa cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật dạng mức độ nhẹ. Công cụ đánh giá mức độ khuyết tật cho người khuyết tật quá sơ sài, hoặc tạo ra sự tùy tiện

hoặc không xác định được mức độ khuyêt tật, hoặc xác định mức độ khuyêt tật chưa được chính xác. Cùng một mức độ khuyết tật, nhưng người khuyết tật ở phường xã này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội còn người khuyết tật ở phường xã khác lại khơng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Điều này tạo ra sự bất công bằng giữa các đối tượng người khuyết tật [9].

Ngồi ra, trong vịng hơn 5 năm (từ năm 2011 đến nay) mức chuẩn trợ cấp hàng tháng ở tỉnh Sơn La vẫn giữ nguyên là 270.000 đồng/tháng (Quyết đinh số 34/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của ƯBND tỉnh Sơn La về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Sơn La, với mức trợ cấp hệ số 1 trên địa bàn tỉnh là 270.000 đồng/tháng) trong khi đỏ mức lương tối thiểu đã tăng 4 lần, năm 2011 (830.000 đồng) đến năm 2016 (1.210.000 đồng). Như vậy, hiện nay mức trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật (hệ số 1) chưa bằng một phần ba mức lương tối thiểu, với mức trợ cấp này thì cuộc sống cho người khuyết tật vẫn chưa được đảm bảo, đời sống của người khuyết tật gặp nhiều khó khàn cả về điều kiện sinh hoạt hàng ngày hay những vấn đề về ốm đau, bệnh tật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 54)