Về trợ giúp xã hội đột xuất đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54)

2.2. Các kết quả đạt được

2.2.2. về trợ giúp xã hội đột xuất đối với người khuyết tật

Đây là loại hình trợ giúp khi xảy ra những rủi ro bất thường đang có xu hướng ngày càng nhiều và trên diện rộng. Ớ tỉnh Sơn La hầu hết người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt đều ít nhiều được hỗ trợ, khắc phục hậu quả, khôi phục

sản xuất và ổn định đời sống.

Tuy nhiên phạm vi trợ giúp còn hẹp, mới tập trung chủ yếu cho đối tượng chịu rủi ro thiên tai, chưa bao gồm các đối tượng bị rủi ro kinh tế và xã hội. Cùng với xu thế phát triển xã hội và quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập quốc tế càng sâu rộng, thì các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng, như khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đối khí hậu. Trong khi đó kinh nghiệm về phòng, chống rùi ro còn hạn chế, năng lực ứng phó với các rủi ro cùa người dân và cộng đồng chưa cao.

Nhưng nhìn chung các địa phương đã có nhiêu cô găng và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn cùa Chính phủ; kiếm tra, rà sốt tình hình thiếu đói, thiệt hại do thiến tai, trên cơ sở đó xây dựng các phương án cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại. Hoạt động này được triển khai rộng rãi ở cộng đồng, kịp thời góp phần ổn định tư tưởng và tháo gỡ một phần khó khăn về đời sống vật chất cho đối tượng bị thiệt thòi. Trong 5 năm cùng với nguồn ngân sách nhà nước, Sơn La đã huy động nhiều nguồn lực khác đặc biệt huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh góp sức, góp tiền cùng với Nhà nước thực hiện hỗ trợ kịp thời các đối tượng khi gặp khó khăn do thiên tai, do nguyên nhân bất khả kháng gây ra; hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người tàn tật... với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu nhằm khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm các mơ hình hỗ trợ phương tiện sinh sống vùng ngập lũ; hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo; hỗ trợ cải thiện sinh kế cho hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bảo vệ nhà ở, chuồng trại, vật nuôi, vùng bị thiên tai, rét đậm, rét hại.

Ngoài ra hàng năm, nhân các ngày lễ, tết, tỉnh Sơn La cịn trích ngân sách địa phương để chi quà thăm hỏi, động viên đối tượng với các mức tăng từ 50.000 đồng/đối tượng/lượt đến 200.000 đồng/đối tượng/lượt qua các năm hay hỗ trợ cải thiện nhà ờ cho người tàn tật, trợ cấp khó khăn đột xuất... với kinh phí hàng chục tỷ đồng đã là nguồn động viên và thế hiện sự quan tâm cùa Chính quyền địa phương tỉnh [18].

Nhìn chung công tác trợ giúp đột xuất cũng đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tồ chức quần chúng, các doanh nghiệp, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kế cho những thiếu hụt từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên mức trợ cấp còn quá thấp, mới chỉ bù đắp được một phần thiệt hại, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ gia đình, trong nhiều trường hợp hỗ trợ vẫn chưa kịp thời, chưa phân cấp đủ mạnh cho các địa phương trong việc chủ động tố chức trợ giúp đột xuất. Công tác quản lý hoạt động trợ giúp từ cộng đồng xã hội còn nhiều bất cập, khó kiểm sốt và điều phối các nguồn hỗ trợ từ cộng đồng và các đối tượng cần trợ giúp trong đó có người khuyết tật.

2.2.3.Vê chăm SOC, ni dưỡngtạicộng đơng

Ngồi những gia đinh có người khuyết tật đặc biệt nặng đang được trực tiếp nươi dưỡng, chăm sóc thì theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật năm 2015 cùa UBND tỉnh Sơn La thì số người khuyết tật đang được nhận chăm sóc, ni dưỡng tại cộng đồng là 8.785 người. Thực tế cho thấy việc hưởng hỗ trợ chi phí chăm sóc người khuyết tật cũng phải đặt trong mối tương quan với những nhóm đối tượng hưởng trợ giúp khác của địa phương như trẻ mồ côi, người già neo đơn, người nhận nuôi trẻ mồ côi trong mối tương quan giữa số lượng đối tượng được hưởng, sự eo hẹp về nguồn tài chính như hiện nay.

về quyền lợi đối với đối tượng nhận chăm sóc người khuyết tật: Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về hệ số trợ cấp, đối với khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuối, hệ số trợ cấp là 1,5 tương ứng với mức trợ cấp là 405.000 đồng/người/tháng; người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc đang nuôi từ 02 con trở lên dưới 36 tháng tuổi hệ số trợ cấp là 2,0 tương ứng với mức trợ cấp là 540.000 đồng/người/tháng; hộ gia đình đang trực tiếp ni

dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số là 1,0 tương đương với 270.000 đồng/người/tháng; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 01 người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số là 1,5 tương ứng với mức trợ cấp là 405.000 đồng/tháng; người nhận ni dưỡng, chăm sóc từ 02 người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên, hệ số là 3,0 tương ứng với mức trợ cấp là 810.000 đồng/tháng. Như vậy, người khuyết tật đặc biệt nặng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, ngoài việc được hường trợ cấp hàng tháng thì họ cịn được hưởng thêm khoản hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với số tiền vừa nêu trên [181.

Bên cạnh đó các hoạt động trợ giúp về y tể, giáo dục, công nghệ thông tin... cho người khuyết tật tại cộng đồng cũng được quan tâm và đạt được một số kết quả:

về công tác y tế: Tỉnh Sơn La đẩy mạnh công tác y tế, chăm sóc sức khoe cho người khuyết tật thơng qua các hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp. Sở Y tế đã chỉ đạo các Bệnh viện,

Trung tâm y tê, Trạm y tê triên khai đơng bộ chương trình can thiệp sớm cho người khuyết tật; tổ chức 7 lớp tập huấn về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, thu thập quản lý thông tin người khuyết tật, quản lý chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng với sự tham gia của hơn 1.100 cán bộ y tế cấp huyện, xã, phường, thị trấn và cộng tác viên; tố chức khám sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm, phân loại khuyết tật, xác định nhu cầu phục hồi chức năng cho

8.785 người khuyết tật tại cộng đồng; khám sáng lọc, điều trị, phục hồi chức năng cho 23.440 lượt trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi khuyết tật tại các cơ sở y tế; điều trị phục hồi chức năng cho 965 người khuyết tật. cấp dụng cụ hỗ trợ tập phục hồi chức năng phù hợp với người khuyết tật tại cộng đồng như: Giày định hình cho trẻ khuyết tật bàn chân khoèo, xe lăn, xe đẩy, các dụng cụ nẹp cột sống, hỗ trợ làm chân, tay giả cho 703 người khuyết tật; hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho 379 người khuyết tật. Từ năm 2012 đến 2019 đã khám sàng lọc, tư vấn cho trên 5.100 lượt trẻ

em khuyết tật, đã phẫu thuật cho 960 trẻ em mắc các dạng khuyết tật, tai mũi họng, di chứng bỏng, dị tật tiết niệu...; khám sàng lọc, tư vấn cho 1.200 lượt trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, đã phẫu thuật miền phí cho 162 em tim bẩm sinh mang lại niềm vui, sự tự tin hòa nhập cộng đồng nâng cao chất lượng sống cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy cho 453 trẻ; hỗ trợ làm chân, tay giả cho nhiều người khuyết tật, góp phần giảm bớt khó khăn cho gia đình và trẻ em trong cuộc sống để tái hịa nhập cộng đồng.

về cơng tác giáo dục đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện chinh sách giáo dục đối với người khuyết tật tham gia giáo dục hịa nhập, đảm bảo đúng quy định hiện hành; ln tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ giáo dục thuận lợi. Kết quả cuối năm duy trì sỹ số học sinh khuyết tật đạt 96%; tỷ lệ lên lóp đạt 98%. Học sinh khuyết tật tham gia học tập tại các nhà trường được hưởng đầy đủ chế độ chính sách như: được miễn, giảm học phí, các khoản đóng góp khác theo quy định; được xét cấp học bổng, hồ trợ phương tiện, đồ dùng học tập...theo đúng quy định. Từ năm 2014 đến 2018, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 4.913

lượt học sinh khuyết tật được hỗ trợ chính sách với số tiền 35,6 tỷ đồng.

Vê học nghê và tìm kiêm việc làm: Tỉnh Sơn La đã triên khai nhiêu hoạt động như tư vấn, tuyên truyền vận động, khuyến khích người khuyết tật tham gia học nghề. Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối họp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Người mù tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức 10 lớp đào tạo nghề cho 263 người khuyết tật (trong đó 67 người về trồng nấm, 196 người về chăn nuôi gia súc, gia cầm), đà có 83 người có việc làm ổn định. Hội Người mù tỉnh đã phối họp với Bệnh viện Y học cổ truyền tổ chức tập huấn, đào tạo nghề xoa bóp tẩm quất cho người mù, đã tạo việc làm cho 50 người mù hành nghề tại 11 cơ

sở xoa bóp tấm quất trên địa bàn tỉnh, thu nhập bình quân từ 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần giúp cho người lao động là người khuyết tật có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

về hoạt động trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thơng, sử dụng cơng trình cơng cộng... được chú trọng, về cơ bản hiện nay, các cơng trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La như: các cơ sở khám chữa bệnh, bến xe, bến phà, công trình văn hóa, thế thao... đáp ứng, đảm bảo điều kiện người khuyết tật tiếp cận; Các cơng trình giao thơng công cộng đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm thiết kế xây dựng đúng quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Sở Giao thông vận tải đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tham gia vận tải hành khách thực hiện miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng cho người khuyết tật theo quy định.

về công nghệ thông tin: Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 31 trang web của các cơ quan nhà nước, các cổng thông tin điện tử đảm bảo người khuyết tật có thể truy cập. Thống kê, có khoảng 25% người khuyết tật tiếp cận được với thông tin từ

các nguồn khác nhau. Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh thực hiện công tác truyền thông, thông tin, trợ giúp pháp lý giúp nhân dân nắm bắt đầy đù về các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật. Từ năm 2013 đến 2018, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tố chức tuyên truyền trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức với

1.142 đợt cho trên 79.000 lượt người tham dự (trong đó đã tư vấn cho 225 vụ việc

với 225 đơi tượng là người khuyêt tật) tại các xã nghèo, bản đặc biệt khó khăn. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cùa người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hỉnh, phần nào đã đáp ứng nhu cầu thụ hưởng về văn hóa, văn nghệ cùa người khuyết tật [18].

2.2.4,về chăm sóc, ni dưỡngtại cơ sởbảo trợ xã hội, nhà xã hội

về đối tượng được chăm sóc, ni dường tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Đối tượng được chăm sóc, ni dường là những người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ•• xã hội. Theo số liệu tại báo cáo kết quả JL thực hiện chính sách •• đối

với người khuyết tật năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Sơn La, tổng số người khuyết tật đang được ni dường, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội là 1.050 người, chiếm 44,7% trong tổng số người khuyết tật đặc biệt nặng trên địa bàn tỉnh Sơn La [18].

về cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh cịn ít, quy mơ cơ sở lại nhỏ, trang thiết bị y tế thiểu mà số lượng người khuyết tật đặc biệt nặng trên địa bàn lại khá đơng, nhu cầu cần được chàm sóc tại mơi trường đảm bảo đầy đủ các điền kiện về cơ sở, vật chất, kỹ thuật là rất lớn, tuy vậy thì chỉ những đối tượng người khuyết tật đặc biệt nặng đáp úng đủ điều kiện mới được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với những đối tượng người khuyết tật đặc biệt nặng đang sống cùng gia đình nhưng vì gia đình khơng đủ điều kiện về vật chất và con người để chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng muốn đưa người khuyết tật đặc biệt nặng vào cơ sở bảo trợ xã hội cũng rất khó khăn. Hoặc đối với những đối tượng người khuyết tật nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống muốn vào cơ sở bảo trợ xã hội thì cũng khơng đủ điều kiện để vào.

về quyền lợi của đối tượng được ni dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội: Hệ số trợ cấp đối với đối tượng này được quy định tại Điều 18 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về hệ số trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội được hưởng mức trợ cấp với hệ số 3,0 tương ứng với 810.000

đồng/người/tháng; người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuối hoặc trẻ em là 4,0 tương ứng 1.080.000 đồng/người/tháng.

Ngoài mức trợ cấp theo quy định thì tỉnh Sơn La cịn hỗ trợ thêm tiền thuốc, chi phí khác cho người khuyết tật với mức 100.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, trung tâm Bảo trợ xã hội còn tăng gia sản xuất, huy động các nguồn viện trợ, các nhà hảo tâm ủng hộ để cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng bừa ăn cho người khuyết tật.

Nhìn chung, chế độ ni dưỡng đối với người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội tương đối toàn diện với việc đảm bảo các nhu cầu sinh sống tối thiểu, đặc biệt Luật người khuyết tật cũng quy định cụ thể về lợi ích chăm sóc y tế và khám chữa bệnh cho đối tượng người khuyết tật. Đây là quyền lợi thiết thực và đặc biệt có ý nghĩa đối với đời sống của người khuyết tật.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chăm sóc, ni dường người khuyết tật ớ các cơ sở bảo trợ xã hội chưa cao. Tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất ở một số Trung tâm bảo trợ xã hội dẫn đến chất lượng trợ giúp xã hội cho người khuyết tật chưa bảo đảm, việc chăm sóc đối tượng chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở bảo trợ xã hội còn nghèo nàn, phương pháp chăm sóc, điều trị và trợ giúp cho họ cịn nhiều hạn chế. Hiện nay hầu hết các bệnh nhân tâm thần vẫn chưa được chăm

sóc và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, số lượng cán bộ, nhân viên nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cịn thiếu, trình độ và năng lực, kinh nghiệm thực tế cùa một số cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Trong khi đó, phần lớn cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)