Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của loài nhai lại? Khám dạ cỏ bằng phƣơng pháp sờ ,nắn và ý ghĩa trong chẩn đoán?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHẨN DOAN BENH THU Y (Trang 29 - 30)

phƣơng pháp sờ ,nắn và ý ghĩa trong chẩn đoán?

 Vị trí khám: tập trung chủ yếu ở vùng hõm hông bên trái.  Phương pháp khám:

Sờ nắn: kiểm tra độ đàn hồi của dạ cỏ.

o Gia súc khoẻ mạnh thì:

 Ăn no, vùng hõm hơng bên trái cứng đều.

 Đói: phần trên của dạ cỏ xốp và đàn tính, phần dưới và phần giữa dạ cỏ cứng.

o Trường hợp bệnh lý:

 Gia súc bị chướng hơi dạ cỏ: khi sờ nắn vào dạ cỏ thì như là sờ vào quả bóng cao su chứa đầy hơi. Khi ấn vào và nhả tay ra khơng để lại vết lõm của ngón tay.

 Gia súc bị bội thực: sờ nắn vào vùng dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột. khi ấn ngón tay vào và nhả ra thì để lại vết lõm của ngón tay.

 Liệt dạ cỏ: sờ vào vùng dạ cỏ: như sờ vào túi cháo loãng. Ki ấn tay vào và nhả tay ra thì để lại vết lõm của ngón tay.

Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của lồi nhai lại dễ

mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể sờ nắn dạ cỏ để chẩn đốn một số bệnh( Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ…)

21. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của lồi nhai lại? Khám dạ cỏ bằng

phƣơng pháp gõ và ý ghĩa trong chẩn đốn?

Vị trí khám: Nằm hồn tồn phía bên trái thành bụng

Gõ:

o Trường hợp sinh lý: khi gõ vùng dạ cỏ có 3 vùng âm đó là :

 Vùng trên cùng là vùng âm bùng hơi: được giới hạn bởi ½ khoảng cách phía trên của đường ngang kẻ từ mỏm ngoài của xương cánh hông và đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay song song mặt đất.

 Vùng âm đục tương đối: được giới hạn bởi ½ khoảng cách phía sau (dưới) của đường kẻ từ mỏm ngoài của xương cánh hông và đường ngang kẻ từ khớp bả vai cánh tay song song với mặt đất.

 Vùng dưới là vùng âm đục tuyệt đối: được giới hạn bởi mép sau của đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay về phía dưới.

 Khi con vật ăn no gõ vùng dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy vùng âm đục chiếm ưu thế

 Khi con vật mắc chứng bội thực dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy vùng âm đục chiếm ưu thế

Chú ý: để phân biệt được khi nào con vật ăn no với trường hợp con vật bị bội thực thì chúng ta phải quan sát phản xạ nhai lại của con vật

 Khi con vật mắc chứng chướng hơi dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy âm bùng hơi chiếm ưu thế

 Khi con vật mắc chứng liệt dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy âm hộp

Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của loài nhai lại dễ

mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể gõ dạ cỏ để chẩn đoán một số bệnh( Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ…)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHẨN DOAN BENH THU Y (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)