Tổng quan về tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 47)

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Nơi đây có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, H.Mông, Mường là dân tộc sinh sống chủ yếu.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ. Đất đai ngày càng có giá trị và giá đất có sự thay đổi.

Điều kiện kinh tế nêu trên đã có tác động đến tình hình TCĐĐ bởi hiện nay q trình đơ thị hóa nhanh, đất đai từ chồ chưa được thừa nhận có giá trị

nay trớ thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến (đặc biệt ở Huyện Mộc Châu từ sau khi được phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia). Từ thành thị đến nông thôn, đất đai ngày càng có giá nên có những vụ chi cần vài chục, vài trãm, thậm chí vài mét vng đất, anh em trong nhà, làng xóm cũng khởi kiện ra tòa. Do vậy, số

lượng các vụ án TCĐĐ mà Tòa án đã thụ lý trong thời gian qua gia tăng.

Bên cạnh đó, do Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc, nơi đây có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó là 11 dân tộc thiểu số chiếm 83,7%, mỗi dân tộc lại có văn hóa, phong tục tập quán riêng. Vì vậy, trong quá trình GQTCĐĐ bằng Tịa án, yếu tố văn hóa, phong tục tập qn có những tác động tích cực, là nguồn hồ trợ, bồ sung cho pháp luật giải quyết TCĐĐ bằng Tịa án nhưng cũng có tác động gây ra những khó khăn cho cơng tác giải quyết khác như: tư tưởng trọng

nam khinh nừ trong các vụ án chia thừa kê vê quyên sử dụng đât đã gây ra những khó khăn cho Tịa án trong việc giải thích cho các đương sự hiểu quyền và nghĩa vụ của mình. Thêm vào đó, trong một số vụ án, đương sự là người dân tộc vùng núi nên quá trình sử dụng Tiếng Việt còn hạn chế, khi tham gia tố tụng, việc lắng nghe và trả lời của đương sự cịn khó khăn, thẩm phán phải nhắc lại câu hởi nhiều lần.

Thêm vào đó nhận thức của nhiều người dân về quan hệ đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật. Với nhận thức không đúng như vậy, cùng với sự phức tạp của hệ thống pháp luật về đất đai và sự tăng giá đất trong nền kinh tế thị trường, nên việc giải quyết tranh chấp đất đai đã gặp một số khó khăn, tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)