Một số đánh giá, nhận xét

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 64)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Qua thực tiễn giải quyết TCĐĐ bàng Tồ án tại tỉnh Sơn La có thể khái quát những kết quả đạt được trong công tác như sau:

Thứ nhất, số lượng các vụ việc giải quyết TCĐĐ nói chung cũng như

giải quyết TCĐĐ bằng Tồ án nói riêng năm sau đều cao hơn năm trước.

TCĐĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, do đó để tránh tình trạng án tồn đọng, không giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích họp pháp của người khởi kiện thì trong thời gian vừa qua TAND hai cấp tỉnh Sơn La luôn chỉnh đổn lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án, đẩy nhanh tiến độ thụ lý giải quyết các vụ án TCĐĐ, hướng dẫn người dân làm lại đơn khởi kiện theo đủng yêu cầu hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu vụ án khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án,... Các TCĐĐ đều được TAND hai cấp tỉnh Sơn La giải quyết dứt điểm, nhanh chóng, theo tinh thần thượng tơn pháp luật, được các bên tham gia tranh chấp và dư luận trong nhân dân đồng tình.

Thứ hai, việc giải quyết TCĐĐ tại TAND trên địa bàn tình Sơn La ln

tn thủ đầy đủ các quy định của pháp luật

Trong quá trình giải quyết, TAND trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như: thẩm quyền xét xừ, trình tự thủ tục giải quyết, thời hạn chuẩn bị xét xử.

về mặt nội dung, do nhận thức rõ tính đặc thù, phức tạp của TCĐĐ liên

quan đên nhiêu quan hệ khác nhau của đời sông xã hội nên trong q trình giải quyết ngồi áp dụng luật đất đai thì cịn vận dụng áp dụng các quy định của Luật nhà ở, Luật công chứng, Luật xây dựng, Luật hơn nhân và gia đình,... để vụ việc đuợc giải quyết triệt để, phù hợp với quan hệ tranh chấp phát sinh.

Thứ ba, việc giải quyết TCĐĐ đảm bảo vận dụng một cách phù hợp

các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Bên cạnh việc áp dụng đúng đắn, thống nhất hệ thống pháp luật đất đai và các hướng dẫn của TAND tối cao trong công tác xét xử thì trong q trình giải quyết, tịa án cịn vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết các TCĐĐ sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý về đất đai khác

nhau qua mỗi thời kỳ ở nước ta.

Thứ tư, TAND hai cấp tỉnh Sơn La luôn chú trọng thực hiện cơng tác

hồ giải trong giải quyết vụ án TCĐĐ

Hoà giãi trong giải quyết vụ án TCĐĐ là công tác được TAND hai cấp tỉnh Sơn La chú trọng thực hiện và đạt được hiệu quả trong thời gian qua. Hoà giải thành TCĐĐ khơng chỉ giúp cho ngành Tồ án rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong việc khiếu kiện, duy trì sự ổn định, đồn kết và khơng làm “sứt mẻ” tình cảm trong nội bộ nhân dân. Nhũng kết quả trên trong việc giải quyết TCĐĐ tại TAND tỉnh Sơn La đã góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bảo vệ các giao dịch hợp pháp trong đời sống xã hội. Phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án các cấp xét xử các loại tranh chấp về QSDĐ có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.

2.4.2. Một sơ khó khăn, vướng măc và bât cập

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì trong thời gian vừa qua, công tác xét xử các vụ TCĐĐ tại tòa án cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Tỷ lệ các vụ án tranh chấp về đất đai bị hủy, bị sửa do xác định sai tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng, dần đến những quyết định sai hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng còn tương đối cao; việc hỗn phiên tịa khơng đúng quy định vẫn cịn xảy ra làm kéo dài việc giải quyết một số vụ án. Đáng chú ý có một số vụ án TCĐĐ kéo dài, qua nhiều cấp xét xử nhưng việc nghiên cứu các tài liệu, chửng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, chưa áp dụng đúng các chủ trương, chính sách về đất đai nên việc giải quyết gây ra bức xúc trong dư luận.

Qua nghiên cửu thực tiễn giải quyết một số vụ án TCĐĐ của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La có thể rút ra nhũng khó khăn, vướng mắc khi

áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này như sau:

77nÝ' nhất, về quy định thầm quyền của Tịa án đối với vụ án dân sự có

u cầu hủy quyết định cá biệt của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện theo khoán 4 Điều 34 BLTTDS năm 20Ỉ5

Theo khoản 4 Điều 34 BLTTDS năm 2015 quy định:

1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tịa án có nhiệm vụ giải quyết.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền cùa Tịa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy khi xác định thâm quyên của Tịa án đơi với vụ án dân sự có yêu cầu húy quyết định cá biệt của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện phải căn cứ vào khốn 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định thẩm quyền Tịa án trong trường họp này vẫn có nhiều cách hiểu, cụ thể:

Cách hiểu thứ nhất: Khi giải quyết vụ án dân sự mà có đương sự yêu cầu hủy quyết định cá biệt của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện thì thuộc thẩm quyền Tịa án nhân dân tỉnh khơng phụ thuộc vào quyết định cá biệt đó có trái pháp luật hay khơng. Do có quan điểm này nên khi thụ lý các vụ án tranh chấp đất đai Tòa án cấp huyện thường hướng dẫn cho đương sự yêu cầu hủy giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất để chuyển Tòa án tỉnh giải quyết.

Cách hiểu thứ hai: Khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án dân sự, trong trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của UBND huyện hoặc Chủ tịch UBND huyện mà có căn cứ xác định quyết định này trái pháp luật thì Tịa án nhân dân huyện chuyến Tòa án nhân dân tinh giải quyết. Trường hợp khơng có căn cứ xác định quyết định cá biệt đó trái pháp luật nhưng đương sự u cầu hủy quyết định đó thì Tịa án cấp huyện không thụ lý yêu cầu hủy quyết định cá biệt của đương sự mà hướng dẫn đương sự khởi kiện vụ án hành chính gửi Tịa án tỉnh giải quyết và tạm đình chỉ vụ án dân sự chờ kết quả giải quyết của Tịa hành chính. Vì theo quy định Điều 34 BLTTDS, Tịa án chỉ có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích họp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tịa án có nhiệm vụ giải quyết, quy định này không đồng nghĩa với việc khi giải quyết vụ án dân sự Tòa án được xem xét giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt khi đương sự có yêu cầu khơng kế quyết định đó có trái pháp luật hay khơng.

Bên cạnh đó, Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định loại đất tranh chấp mà các bên chưa có bất cứ loại giấy tờ gì cũng thuộc thẩm quyền tịa

dân sự, là trao vượt quá thâm quyên cho tòa dân sự trong việc giải quyêt tranh chấp đối với loại đất này (từ chồ chỉ có quyền xác định ai vốn có quyền dân sự đang bị người khác tranh chấp nay có thêm quyền xác định ai được quyền sứ dụng đất chưa có căn cử pháp luật, chưa được cơng nhận về pháp lý, vì loại đất này vốn đang được xác định là “đất công”), theo quan điềm của tác giả thì đây sẽ là một phức tạp rất lớn, xác xuất sai sót khi tịa án giải quyết tranh chấp sẽ cao hơn. Bởi 02 lý do sau: (i) Theo quy định của pháp luật thì chỉ những tài sản đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể, nay có chủ thể khác xâm phạm, tranh chấp thì Tịa dân sự căn cứ vào tài liệu chứng cứ để xác định thực chất tài sản đó là của chủ thể nào thì cơng nhận cho chủ thể đó, buộc bên đang chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho bên có quyền, chứ Tịa dân sự khơng có quyền phân định quyền, lợi ích cho bất kỳ bên nào, (ii) Đối với loại đất mà các bên chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì thì thường là đất bồi ven biển, đất rừng ... (tức đất đang thuộc quyền sở hữu tồn dân, chưa được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận đất đó của ai, và cũng chưa giao cho các chủ thể đang tranh chấp được khai thác). Theo quy định của Luật đất đai thì đất đai nói chung, đặc biệt là loại đối tượng nói trên, do cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, nhưng thực tế các bên tự khai thác (khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép) dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất này. Khi Tòa án được giao thấm quyền giải quyết thì tịa án sẽ phải quyết định đất đó (vốn chưa được nhà nước cơng nhận là của ai) bên nào được quyền sử dụng, là không phù hợp với quy định về tính thống nhất trong quản lý đất đai theo quy định của Luật đất đai, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tịa án nói chung, Tịa Dân sự nói riêng, do đó, để giải quyết tốt đối tượng tranh chấp này sẽ là một thách thức không nhỏ [30, tr. 98].

Thứ hai, Khó khăn trong việc xác minh, thu thập chứng cứ tại cơ quan quán lý nhà nước về đẩt đai.

Điều 7 BLTTDS quy định:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đuơng sự, Toà án, Viện kiềm sát tài liệu, chứng cứ mà mình lưu giữ, quản lý khi có u cầu của đương sự, Tồ án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường họp khơng cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.

Thực tế, việc thi hành quy định tại Điều 7 BLTTDS cịn nhiều khó khăn mà nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Trong hầu hết các vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất, Toà án đều phải

tiến hành xác minh về nguồn gốc đất, thủ tục cấp đất tại cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, đây là chứng cứ quan trọng. Tuy vậy, trong nhiều trường họp, việc xác minh tại cơ quan quản lý không đạt được kết quả thoả đáng, thể hiện ở việc không thu thập được hồ sơ kỳ thuật thừa đất, không có trích lục bản đồ, khơng có hồ sơ, tài liệu về việc cấp đất, hồ sơ lưu trữ của UBND khơng có tài liệu gì về thửa đất tranh chấp, trên thực tế, một số lượng lớn các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất mặc dù Tịa án nhân dân đã có Cơng văn u cầu giao nộp các tài liệu, chứng cứ nhưng các cơ quan chức năng khơng phối họp, tạo điều kiện để Tịa án thu thập chứng cứ cụ thể như: kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ trích lục đo thực trạng sử dụng đất, hoặc cung cấp các tài liệu đều là bản phơ tơ, cũng có trường hợp Tịa án nhiều lần có cơng văn u cầu cung cấp tài liệu nhung cơ quan chức năng không phối hợp cũng như khơng có văn bản trả lời về việc

cung câp tài liệu hoặc có văn bản trả lời nhưng chì mang tính chât chung chung, khơng cụ thể rõ ràng. Việc không cung cấp tài liệu chứng cứ dẫn tới việc giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân bị kéo dài về mặt thời gian, không đảm bảo về thời hạn tố tụng theo quy định của BLTTDS, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án.

Mặt khác, khi được triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì thường vắng mặt tại phiên tịa. Việc xin xét xử vắng mặt tuy không trái quy định pháp luật nhưng đã gây khó khăn cho cơng tác giải quyết án (không làm rõ được các nội dung liên quan đến việc khởi kiện, ý kiến của UBND trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) [28, tr. 55 -58],

Ví dụ: Ngày 31/10/2016 Tịa án nhân dân tỉnh Son La thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Tường Vân và ông Đặng Đức Hải địa chỉ: tiểu khu 14, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và BỊ đơn: trường tiểu học Chu Văn Thịnh, địa chỉ: tiếu khu 14, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Son, tỉnh Sơn La.

Tịa án nhân dân tỉnh Son La ban hành Quyết định số 10/2017/QĐ- CCTLCC yêu cầu Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La và UBND huyện Mai Sơn cung cấp tài liệu chứng cứ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trường tiếu học Chu Văn Thịnh, và thực hiện việc tống đạt văn bản hợp lệ cho Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La, UBND huyện Mai Sơn. Đến ngày 05/5/2017, Sở tài nguyên và mơi trường tình Sơn La cung cấp tài liệu chứng cứ chưa đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS 2015 (tài liệu chỉ là bản phô tô) và UBND huyện Mai Sơn chưa cung cấp tài liệu chứng cứ và cũng khơng có văn bản trả lời về việc cung cấp chứng cứ. Vì vậy, ngày 10/5/2017, Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La phải ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần đợi cơ quan, tổ chức cung

cấp tài liệu, chứng cứ theo u cầu cùa Tịa án. Do đó vụ án bị kéo dài, ánh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp QSDĐ cho thấy quy trình cấp GCNQSDĐ của cơ quan cỏ thẩm quyền mặc dù diễn ra trong thời gian dài nhưng trong nhiều trường hợp vẫn cịn nhiều sơ sài, thiếu sót, đặc biệt là giai đoạn cấp

GCNQSDĐ theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. Trong giai đoạn này, việc cấp GCNQSDĐ chủ yếu dựa trên đơn đề nghị cấp giấy và kê khai của chủ sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền khơng trực tiếp kiểm tra về nguồn gốc thửa đất, chủ sử dụng đất trong hồ sơ lrru trữ và cũng không trực tiếp kiểm tra, đo đạc thực địa, việc thông báo công khai nhiều nơi chưa được chú trọng đúng mức nên đã xảy ra nhiều sai sót trong việc cấp GCNQSDĐ. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn nhiều bất cập (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn, đất của

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)