Pháp luật về Chế tài buộc thực hiện hợp đồng ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

1.4. Pháp luật về chế tài buộc thực hiện họp đồng trên thế giói

1.4.1. Pháp luật về Chế tài buộc thực hiện hợp đồng ở Nhật Bản

Tại Việt Nam, những nguyên tắc về hợp đồng chủ yếu được ghi nhận

trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, trong đó có các quy định về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật về hợp đồng của Nhật Bản cũng chủ yếu được ghi nhận tại Phần 3 Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 1896 (gọi là Minpo), được sửa đổi, bổ

sung gần đây nhất bởi Đạo luật số 78/2006 và có hiệu lực cho đến hiện nay.

Theo quy định tại Điều 274 BLDS 2015 của Việt Nam thì: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thê phải chuyên giao vật, chuyến giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc hoặc không thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thề khác". Cũng theo Khoản 1 Điều 275 BLDS 2015 Việt Nam cũng đề cập: Hợp đồng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ. Do vậy, vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ (Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015). Cũng theo quy định này, bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Như vậy, BLDS Việt Nam đã có một tuyên bố rất rõ ràng như thế nào là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng để từ đó làm căn cứ áp dụng các biện pháp chế tài cho việc vi phạm.

Trong khi đó, theo pháp luật Nhật Bản, khi nói về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, Minpo có nêu lên khái niệm của vấn đề này, đề cập đến các biện pháp chế tài cho việc vi phạm (Điều 414, 415, 541 và 543 của Minpo). Minpo nêu lên quyền áp dụng các biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ nhất định, bồi thường thiệt hại hay chấm dứt hợp đồng cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đó. về vấn đề này, có thể thấy pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản có điếm tương đồng trong việc đánh giá có hay khơng việc vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng, để từ đó có đủ cơ sở để áp dụng biện pháp chế tài [111.

1.4.2. Pháp luật vê Chê tài buộc thực hiện hợp đông ở Hoa Kỳ

Thuật ngừ hợp đồng (contract) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau theo pháp luật Hoa Kỳ thể hiện nguồn gốc thông luật (common law) được du nhập từ nước Anh. Nhìn chung, họp đồng là một hoặc nhiều lời hứa mà việc thực hiện những lời hứa đó luật pháp quy định thừa nhận như là những nghĩa vụ, nếu vi phạm thì pháp luật sẽ có những chế tài nhất định. Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận hay lời hứa có hiệu lực bắt buộc. Sự thoả thuận hay lời

hứa có thể làm hoặc không làm một hoặc một số hành vi nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả các lời hứa và sự thoả thuận đều là họp đồng. Lời hứa hay sự thoả thuận là họp đồng chỉ khi pháp luật chấp nhận có hiệu lực. Như vậy, về bản chất, khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ về cơ bản không khác so với khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam khi thừa nhận sự thoả thuận của các bên trong họp đồng và quy định chỉ khi những thoả thuận đó có hiệu lực bắt buộc thì mới coi là hợp đồng. Nhưng về thuật ngữ thì pháp luật Việt Nam có dùng cụm từ “hợp đồng dân sự”, còn pháp luật Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác trên thế giới dùng thuật ngừ chung là “hợp đồng” (contract). Thêm vào đó, hợp đồng của Hoa Kỳ mang đặc điểm chung của hệ thống luật thông lệ, trong khi quan điểm hợp đồng của luật Việt Nam mang đặc điểm của hệ thống dân luật, nên trong một số trường họp, theo pháp luật nước này là họp đồng mà pháp luật nước kia không được coi là họp đồng.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Luật án lệ của Hoa Kỳ quy định những chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng như sau: [1, tr. 16-17]

- Bồi thường thiệt hại: Khi hợp đồng bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Đây là chế tài chủ yếu ở Hoa Kỳ đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Pháp luật Hoa Kỳ phân biệt các loại thiệt hại sau đây:

+ Thiệt hại kì vọng: Tịa án đánh giá mức tiền để khôi phục lại những

lợi ích kinh tê mà bên bị vi phạm dự kiên có thê đạt được hợp đơng được thực• • ± • • • • • X • • hiện. Đây là cách xác định thiệt hại phổ biến nhất được biết đến dưới tên gọi “thước đo kì vọng” (expectation measure). Cách tính tốn thiệt hại này tương đương với việc bồi thường thiệt hại bị bỏ lỡ theo pháp luật Việt Nam (Điều

302 Luật thương mại năm 2005).

+ Thiệt hại do tín nhiệm: Bên vi phạm sẽ phải bồi thường những chi phí và tổn thất phát sinh do đã tin tưởng là hợp đồng sẽ được thực hiện. Loại bồi thường này chỉ được áp dụng khi không thể chứng minh thiệt hại kì vọng và

số tiền bồi thường không được vượt quá mức lợi nhuận dự kiến.

+ Thiệt hại ấn định: Khi kí kết hợp đồng, các bên có thể ấn định trước khoản tiền bồi thường cố định khi hợp đồng bị vi phạm, dựa trên sự tính tốn mức thiệt hại dự kiến hoặc thực tế. Có thể nói về hình thức, bồi thường thiệt hại ấn định gần giống chế tài phạt hợp đồng theo pháp luật Việt Nam nhưng về bản chất thì khác hẳn. Ở Hoa Kỳ, hình thức bồi thường này chỉ được áp dụng nếu nhằm mục đích dự kiến thiệt hại có thể phát sinh trong trường hợp khó chứng minh được thiệt hại nhưng nó sẽ bị vơ hiệu nếu được sử dụng như một biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp đồng khi quy định khoản tiền quá lớn, khơng hợp lí so với thiệt hại có thể xảy ra. Cịn ở Việt Nam, phạt hợp đồng là chế tài răn đe, có ý nghĩa ngăn ngừa và trừng phạt nếu vi phạm hợp đồng. Đây là sự khác biệt lớn về tư duy pháp lí của hai hệ thống pháp luật.

Ngồi ra, tồ án có thể tính tốn mức tiền bồi thường để khơi phục lại tình trạng kinh tế của bên bị vi phạm ở thời điểm hợp đồng có hiệu lực, nhằm ngăn chặn bên vi phạm làm giàu bất chính [1, tr. 16-17]

- Yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng: Bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình, bên vi phạm chỉ cịn nghĩa vụ quyết tốn cho bên kia thì chế tài này không được áp dụng. Bên

vi phạm cũng có qun địi bên bị vi phạm thực hiện phân còn lại cùa hợp đồng vượt quá mức tổn thất mà bên vi phạm đã gây ra cho bên kia. Hình thức chế tài này bị hạn chế áp dụng ở Hoa Kỳ, chỉ được sử dụng nếu việc bồi thường bằng tiền tỏ ra khơng hợp lí mà thơi. Trong khi đó ở Việt Nam, buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài khá phổ biến, được quy định tại Điều 297 Luật thương mại năm 2005.

- Huỷ bở hợp đồng: Đối với những vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền lựa chọn: hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại, hoặc yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Đối với những vi phạm không cơ bản, bên bị vi phạm không được quyền yêu cầu huỷ hợp đồng mà chỉ có thể địi bồi thường thiệt hại. Quy định này khá tương đồng với Điều 425 BLDS năm 2015 và Điều 312 LTM Việt Nam năm 2005. Pháp luật Việt Nam cịn quy định một trường hợp nữa có thề yêu cầu huỷ bỏ họp đồng, đó là khi các bên đã thoả thuận trước trong hợp đồng điều kiện huỷ bỏ [1, tr. 16-17]

Như vậy, nếu như ở Việt Nam có nhiều chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp đồng thì ở Hoa Kỳ chỉ có ba chế tài, trong đó chế tài chù yếu lại là bồi thường thiệt hại. Kể cả hình thức phạt hợp đồng khá phổ biến ờ Việt Nam thì Hoa Kỳ lại khơng có khái niệm này, hình thức bồi thường thiệt hại theo mức ấn định tuy gần giống phạt hợp đồng của Việt Nam nhưng lại khác ớ mục đích áp dụng, thậm chí nếu áp dụng nhằm mục đích trừng phạt do vi phạm hợp đồng - mục đích chù yếu khi chế tài này được áp dụng ở Việt Nam thì ở Hoa Kỳ, hình thức chế tài này sẽ bị vô hiệu. Do quy định riêng biệt 2 chế định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nên Luật thương mại Việt Nam còn cho phép áp dụng đồng thời cả hai chế tài này, nếu trong hợp đồng có quy định về phạt vi phạm (Điều 307).

Tiêu kêt chương 1

Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay góp phần phát triển và đa dạng các giao dịch dân sự, thưong mại, đặc biệt nhiều giao dịch dân sự, thương mại mang tính chất tầm cỡ quốc tế. Các bên thiết lập giao dịch dân sự, thương mại vì nhiều mục đích, nhưng chủ yếu là nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại để tìm kiếm lợi nhuận. Việc thiết lập các giao dịch này được các bên thực hiện thông qua ký kết các hợp đồng. Trong các hợp đồng sẽ chứa đựng những điều khoản cơ bản, trong đó có điều khốn về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên được xây dựng dựa trên quy định pháp luật dân sự và thương mại.

Nhằm đảm bảo cho hợp đồng đã ký kết được thực hiện, các bên cần phải tuân thủ việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng, sẽ khơng thể tránh khỏi phát sinh trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng. Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm thường sẽ mong muốn bên vi phạm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng. Bởi lẽ, việc thực hiện đúng hợp đồng sẽ giải quyết được vấn đề mà các bên đang tranh chấp với kết quả là giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Mặt khác, các bên vẫn sẽ mong muốn nhận được những lợi ích từ việc thực hiện đúng họp đồng. Nếu bên vi phạm khơng chịu thì chế tài buộc thực hiện họp đồng sẽ được áp dụng.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng họp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Hay khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Đây là biện pháp bảo vệ được quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng.

Vậy chê tài buộc thực hiện họp đông là những biện pháp mà bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đủng họp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để họp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cụ thế tại Luật thương mại 2005. So với quy định của một số nước thì chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng của Việt Nam có những điểm tương thích nhưng cũng có những điểm hồn tồn khác biệt. Vì vậy, thơng qua tổng kết thực tiễn và tham khảo quy định của một số nước, trong thời gian tới, cần xem xét nghiên cứu về việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về buộc thực hiện hợp đồng nhàm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế trong tình hình mới.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH VÀ THựC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÈ CHÉ TÀI BUỘC THỰC HIỆN HỢP ĐÒNG Ở VIỆT NAM

2.1. Quỵ định về chế tài buộc thực hiện hợp đồng

2.1.1. Nội dung áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xây ra, ngồi việc thỏa thuận xử lý vi phạm thì các bên thường sử dụng các chế tài xử lý vi phạm họp đồng, và theo quy định luật pháp Việt Nam hiện nay thì chế tài buộc thực hiện họp đồng được ưu tiên áp dụng hàng đàu để xử lý vi phạm hợp đồng.

Như đã phân tích ở chương 1 về khái niệm "Buộc thực hiện hợp đồng",

thì buộc thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và phải chịu các chi phí phát sinh. Nguyên tắc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã hình thành theo hợp đồng. Thực hiện đúng quy định của hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ họp đồng nhằm làm cho các điểu khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực. Việc thực hiện họp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, họp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ họp đồng. Các bên phải thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ, thời hạn thực hiện họp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thoả thuận khác...

Căn cứ để áp dụng buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng, có lồi của bên vi phạm và không nằm trong các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 LTM 2005; Khoản 1 của Điều 420 BLDS 2015 và Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015. Biểu hiện cụ thể của việc áp

dụng chê tài buộc thực hiện đúng họp đông là việc bên vi phạm phải ngừng ngay việc vi phạm và thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện (tự sửa chữa khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ, mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng...) và bên

vi phạm phải chịu phí tốn phát sinh. Những trường họp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bàng nghĩa vụ khác, không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đủng họp đồng. Và khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa, u cầu kỹ thuật cùa cơng việc. Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng theo thoả thuận trong họp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Neu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trường họp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)