Những định hướng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 73)

luật về áp dụng chế tài buộc thực hiện họp đồng

Một là, hoàn thiện quy định pháp luật về áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là các hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế kề từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đến nay [28].

Muốn vậy, ngay từ khâu đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định cũng quy định căn cứ đề nghị xây dựng phải dựa trên cam kết quốc tế có liên quan mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, cơ quan chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ nghiên cứu điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hịa xã hội chủ nghía Việt Nam là thành viên, cơ quan chủ trì thẩm định phải tập trung thẩm định tính tương thích với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây cũng là một biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế được tuân thủ nghiêm túc tại Việt Nam.

Thực hiện tiến hành chuyển hóa quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Mục đích cơ bản của vấn đề chuyển hóa là bảo đảm thuận lợi cho việc thực• • • • • hiện các điều ước quốc tế. Và Việt Nam luôn khẳng định thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Hai là, hoàn thiện quy định pháp luật về áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng hướng theo mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Nên kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dần dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng phải bám sát các yêu cầu và mục tiêu của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, hoàn thiện quy định pháp luật về áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng đảm bảo tính đồng bộ với một số giải pháp có liên quan khác nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất khi thi hành pháp luật trong thực tế. Ngoài hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài buộc thực hiện họp đồng thì cần phải hồn thiện các quy định pháp luật có liên quan và thực hiện một số biện pháp khác như tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp này một cách đồng bộ, có như vậy thì hiệu quả áp dụng pháp pháp luật mới đạt được.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quă áp dụng pháp luật về chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong thực tiễn

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

- Cần sửa đổi bổ sung hoặc hướng dần quy định tại khoản 1 Điều 299 và khoản 2 Điều 299 Luật thương mại 2005 để có hướng áp dụng chế tài buộc thực hiện đủng hợp đồng và chế tài tạm ngừng thực hiện họp đồng được thống nhất, tránh tranh chấp khi xử lý vi phạm họp đồng. Cụ thể gộp lại khoản 1 và khoản 2 Điều 299 LTM 2005, có thể sửa thành: Trừ trường hợp

có thỏa thuận khác, khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hoặc được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- cần phân biệt rõ về trường hợp được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng của thực hiện họp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật dân sự với trường họp bất khả kháng trong pháp luật thương mại để xác định rõ những trường họp không buộc phải thực hiện đúng hợp đồng khi có vi phạm hợp đồng xảy ra. Cụ thể, điểm khác biệt của hoàn cảnh thay đổi cơ bản so với sự kiện bất khả kháng thể hiện ở ba yếu tố: Thứ nhất, yếu tố “không thể lường trước được” có phạm vi áp dụng rộng hơn, không bị giới hạn ở sự kiện bất ngờ, mà bao gồm bất kỳ sự kiện nào xảy ra không được các bên dự liệu tại thời điểm giao kết họp đồng. Thứ hai, hoàn cảnh thay đổi phải lớn đến mức tác động đến cơ sở nền tảng giao kết hợp đồng của các bên. Thứ ba, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Trên cơ sở này, Tòa án có thể tham khảo để khi giải quyết tranh chấp sẽ có cách thức áp dụng giải quyết thống nhất, khơng cịn phải bị nhầm lẫn giữa vụ việc xảy ra do hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay là do sự kiện bất khả kháng nữa, từ đó đảm bảo xét xử đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

- Cần bổ sung chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật dân sự nhằm điều chỉnh vấn đề sử dụng chế tài để giải quyết tranh chấp khi có vi phạm hợp đồng dân sự, đồng thời đảm bảo tính chất điều chỉnh chung của đạo luật chung, bởi Bộ luật dân sự là đạo luật chung, là đạo luật cơ sở đề các Luật khác căn cứ theo đó chi tiết hóa trong từng lĩnh vực. Một trong những quy định mới đáng chú ý của BLDS 2015 là việc lần đầu tiên BLDS Việt Nam đã minh thị buộc thực hiện họp đồng như là chế tài mặc định xử lý việc vi phạm hợp đồng, về phạm vi áp dụng, quy định này của BLDS 2015 cịn có thể xem là bước tiến so với quy định của Luật Thương mại 2005 vốn chỉ giới hạn việc buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với một số loại vi phạm. Tuy nhiên, trong quy định trong BLDS 2015 vẫn còn những hạn chế sau về việc

thiêu hiệu năng do không được thiêt kê kèm cơ chê bảo đâm thực thi hiệu quả; khơng dự liệu khả năng bên có quyền có thể lạm dụng quyền của mình ảnh hưởng thái quá tới quyền lợi phía bên kia. Vì vậy cần có quy định rõ về chế tài buộc thực hiện hợp hợp đồng, các quy định đảm bảo thực hiện hiệu quả chế tài buộc thực hiện hợp đồng.

- Cần xây dựng lại khái niệm về chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo hướng: Buộc thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện họp đồng hoặc dùng các biện pháp khác đẻ họp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chỉ phí phát sinh.

- Khi đã bị tuyên phải buộc thực hiện đúng hợp đồng, nếu như bên vi phạm cố tình khơng thực hiện hợp đồng, luật hợp đồng có cơ chế bổ sung nào để đảm bảo thi hành chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng hay không? Pháp luật dân sự Việt Nam, trong chừng mực nhất định, đã thiết kế cơ chế bổ sung đối với một loại trách nhiệm cụ thế là trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa• • • • • • • •

vụ trả tiền. Khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bền đó phái trả lãi đoi với so tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Tuy nhiên, ngoài trường hợp trên, BLDS 2015 đã không dự liệu cơ chế bảo đảm thực thi có tính tổng qt cho tất cả các loại nghĩa vụ [7], Chính vì vậy, càn được phép áp dụng biện pháp phạt cho việc chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ mà Toà án buộc bên vi phạm phải thực hiện. Cụ thể quy định như sau:

1. Trong trường hợp Tồ án quyết định bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ khơng tn thủ quyết định của Tồ, thì Tồ án cũng có thể buộc họ phải trả một khoản vi phạt; 2. Khoản tiền phạt này được thanh toán cho bên có quyền, trừ trường hợp quy phạm bắt buộc ở nơi xét xử có quy định khác. Việc thanh tốn tiền phạt khơng làm mất đi quyền địi bồi thường thiệt hại của bên có quyền [2].

- Chê tài buộc thực hiện đúng họp đông trong pháp luật Việt Nam, trong BLDS 2015 đang theo hướng nguyên tắc áp dụng buộc thực hiện đúng họp đồng là tuyệt đối, khơng có bất kỳ ngoại lệ nào. Trong khi đó, pháp luật họp đồng so sánh đã chỉ rõ, ngay cả ở những nước theo truyền thống dân luật khi buộc thực hiện đúng họp đồng là chế tài hiển nhiên cần áp dụng khi xảy ra vi phạm họp đồng thì nó cũng có nhũng giới hạn nhất định để bảo vệ quyền của bên đối tác [25]. Vì vậy, có thể khái qt hố một cách đầy đủ và có hệ thống các trường họp mà bên có quyền cũng khơng thế u cầu buộc thực

hiện hợp đồng:

1. Không thể thực hiện được nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hay trên thực tế;

2. Việc thực hiện nghĩa vụ đòi hỏi những nỗ lực hoặc khoản chi phí thái quá (bất họp lý so với lợi ích của bên có quyền);

3. Bên có quyền có thể vẫn nhận được việc thực hiện một cách hợp lý từ các phương cách khác;

4. Việc thực hiện nghĩa vụ mang tính nhân thân tuyệt đối;

5. Bên có quyền khơng u cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian hợp lý kể từ thời điểm bên này biết hoặc buộc phải biết về việc không thực hiện nghĩa vụ [2].

- Cần quy định một thời hạn nhất định cho việc buộc thực hiện hợpi J • • • • • • • • JL đồng, nhằm buộc bên vi phạm phải có những hành động nhất định để thực

hiện nghĩa vụ của mình, cần thiết phải quy định thêm thời hạn gia hạn để thực hiện chế tài này nhằm đảm bảo chế tài này được bắt buộc thực hiện.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, nhất là áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong thời gian tới, có thể xem xét thực hiện một số giải pháp mang tính chất chung sau:

Thứ nhât, thiêt lập cơ chê chính sách phù hợp với các Điêu ước qc tê mà Việt Nam tham gia là thành viên, đồng thời bảo đảm việc bào vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại đặc biệt là các giao dịch có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong giải quyết tranh chấp, giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương thức buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia hợp đồng.

Thử ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thuận tiện trong quá trình giải quyết tranh chấp khi các bên có sự lựa chọn pháp luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam hoặc Tổ chức trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp có liên quan đến vấn đề buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Thứ tư, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp hợp đồng của hệ thống Tòa án Việt Nam, Tố chức trọng tài Việt Nam. Đồng thời nâng cao đạo đức, trình độ chun mơn, kĩ năng giải quyết án cho đội ngũ trọng tài viên, cán bộ Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng nhằm đảm bảo quyết định buộc thực hiện đúng hợp đồng là chính xác, khơng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Thứ năm, tăng cường công tác phố biến, tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là các Điều ước quốc tế, pháp luật áp dụng trong họp đồng, pháp luật được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp để doanh nghiệp có thể chủ động bảo vệ mình, buộc đối phương phải thực hiện đúng họp đồng, đòi quyền lợi hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra.

Bên cạnh những giải pháp chung trên, để nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì có thể xem xét và thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Đôi với hệ thơng Tịa án giải qut tranh châp, cân phái

- Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ của Tịa án thơng qua các lóp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiệp vụ chuyên sâu để có thể giải quyết tranh chấp chính xác, buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp đồng theo quy định.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân các cấp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, thấm phán của Tịa án nhằm hạn chế tình trạng cán bộ, Thẩm phán bị chi phối bởi lợi ích do đương sự cung cấp khi thực hiện giải quyết các tranh chấp liên đến họp đồng, góp phần buộc thực hiện đúng hợp đồng được chính xác.

- Xuất bản các sách nghiệp vụ, sách tổng hợp về án lệ, các trường họp tranh chấp và cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là các tranh chấp có liên quan đến vấn đề buộc thực hiện đúng hợp đồng theo yêu cầu của đương sự.

- Các thấm phán và cán bộ tịa án phải khơng ngừng tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nâng cao hiểu biết về pháp luật và nâng cao kỹ năng xét xử án tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực dân sự và thương mại.

Đối với Tô chức trọng tài thương mại thì cần:

- Nâng cao tính chun nghiệp, hội nhập quốc tế của Trung tâm trọng tài. Nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực của đội ngũ trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp hợp đồng trong nước và quốc tế, hoàn thiện kỳ năng cho trọng tài viên, xây dựng quy tắc đạo đức trọng tài viên; nâng cao chất lượng xét xử trọng tài, thi hành phán quyết trọng tài...

- Chú trọng xây dựng đội ngũ trọng tài viên có chất lượng, chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ phù hợp đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trung tâm trọng tài thương mại nên xây dựng quy tắc tố tụng phù hợp với Luật Thương

mại quốc tế, Quy tắc trọng tài Uncitral và thực tiễn của Việt Nam trong hoạt động trọng tài thương mại.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động trọng tài thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng tăng và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Các trung tâm trọng tài cũng chủ động xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ trọng tài viên quốc tế, luật sư nước ngoài, chuyên gia, luật sư trong nước giịi về chun mơn, thành thạo ngoại ngừ tham gia giải quyết tranh chấp. Mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp về vẫn đề buộc thực hiện hợp đồng mà một bên đương sự là cá nhân, doanh nghiệp nước ngồi, nâng cao tính cạnh tranh của trung tâm trọng tài trong nước với các trung tâm trọng tài khu vực và quốc tế.

- Tăng cường cơ chế hợp tác giữa các trung tâm trọng tài thương mại với các tồ chức trọng tài quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nhận được sự hồ trợ cần thiết tăng cường năng lực cho tố chức và hoạt động của mình.

- Khuyến khích các trung tâm trọng tài nỗ lực quảng bá hình ảnh, hoạt

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)