Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xây ra, ngồi việc thỏa thuận xử lý vi phạm thì các bên thường sử dụng các chế tài xử lý vi phạm họp đồng, và theo quy định luật pháp Việt Nam hiện nay thì chế tài buộc thực hiện họp đồng được ưu tiên áp dụng hàng đàu để xử lý vi phạm hợp đồng.
Như đã phân tích ở chương 1 về khái niệm "Buộc thực hiện hợp đồng",
thì buộc thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và phải chịu các chi phí phát sinh. Nguyên tắc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã hình thành theo hợp đồng. Thực hiện đúng quy định của hợp đồng là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ họp đồng nhằm làm cho các điểu khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực. Việc thực hiện họp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, họp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ họp đồng. Các bên phải thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ, thời hạn thực hiện họp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thoả thuận khác...
Căn cứ để áp dụng buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng, có lồi của bên vi phạm và không nằm trong các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 LTM 2005; Khoản 1 của Điều 420 BLDS 2015 và Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015. Biểu hiện cụ thể của việc áp
dụng chê tài buộc thực hiện đúng họp đông là việc bên vi phạm phải ngừng ngay việc vi phạm và thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện (tự sửa chữa khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ, mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng...) và bên
vi phạm phải chịu phí tốn phát sinh. Những trường họp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bàng nghĩa vụ khác, không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đủng họp đồng. Và khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa, u cầu kỹ thuật cùa cơng việc. Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng theo thoả thuận trong họp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Neu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trường họp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù đắp phần chênh lệch về giá. Bên bị vi phạm cũng có thể tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và yêu cầu bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý [3], Cụ thề, nội dung quy định áp dụng buộc thực hiện đúng hợp đồng tại Khoản 2,3,4,5 của Điều 297 LTM 2005 như sau:
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiêu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường họp bên vi phạm giao hàng hố, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường họp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong họp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong họp đồng và trong Luật này.
Mặt khác, trong quá trình áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, nếu khơng có thoả thuận khác thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu càu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Tuy nhiên, nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Từ
những quy định trên cho thây, ngay cả khi một bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cơ bẳn của hợp đồng thì bên bị vi phạm vẫn có thể áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng chứ không nhất thiết phải tạm ngừng, huỷ bở hoặc đình chỉ hợp đồng. Cũng cần lưu ý rằng khi áp dụng biện pháp này, bên bị vi phạm khơng có nghĩa vụ chứng minh là có thiệt hại xảy ra mà chỉ cần chứng minh lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi có được khi giao kết hợp đồng chưa được bên có nghĩa vụ đáp ứng. Mặt khác, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải trong mọi trường hợp đều được áp dụng, bởi nếu rơi vào trường hợp việc thực hiện hợp đồng là không thể trong thực tế hoặc pháp luật khơng cho phép thì bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện đủng hợp đồng. Ví dụ: Hàng hố là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hố khơng cịn; các bức tranh được thoả thuận bán đã bị hỏng hoặc bên bán không thể giao hàng cho bên mua khi phải thực hiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS). Cụ thể, khoản 1 Điều 303 BLDS quy định: “Ẳ7ứ bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đủng vật đó... ”. Tương tự, khoản 1 và khoản 2 Điều 304 BLDS quy định:
1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện một cơng việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện cơng việc đó và u cầu bên có nghĩa vụ thanh tốn chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại. 2. Khi bên có nghĩa vụ khơng được thực hiện một công việc mà lại thực hiện cơng việc đó thì bên có quyền được quyền u cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khơi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, nêu xem xét phạm vi áp dụng của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng trong LTM và BLDS thì các quy định trong LTM có phạm vi rộng hơn chứ khơng bị bó hẹp trong nghĩa vụ giao vật hoặc phải thực hiện công việc mà mình phải thực hiện hoặc khơng được thực hiện một công việc theo thoả thuận giữa các bên. Mặc dù vậy, so với LTM, BLDS đã đưa ra được hướng giải quyết đối với một số trường hợp khi biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không thể thực hiện được trên thực tể. Cụ thể, khoản 1 Điều 303 BLDS 2005 quy định: “... nếu vật không cịn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh tốn giá trị của vật” [21]. Điều này trong thực tế được các bên tự thỏa thuận áp dụng và xem đây như là một hình thức xử lý phổ biến khi vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng đến mức khơng thể khắc phục sửa chữa được. Và cũng trong rất nhiều trường hợp các bên không tự thỏa thuận được về giá trị của vật cần thanh tốn thì có thể khởi kiện ra cơ quan tài phán để giải quyết.
Ngoài ra, BLDS 2015 cũng quy định: Ở khoản 4, Điều 11 về "Buộc thực hiện nghĩa vụ". Cụ thể ở đây khi áp dụng vào hợp đồng thì khi bên vi phạm khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm có quyền u cầu thực hiện, nếu cố tình khơng thực hiện thì bên có quyền sẽ u cầu Tòa án buộc phải thực hiện. Ờ khoản 1 Điều 351 về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ cũng nêu rõ: "Bên có nghía vụ mà vì phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền". Cũng tại Điều 352 quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: “Khi bền có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được u cầu bên cỏ nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Điều này, do bên vi phạm thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, thì bên vi phạm có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đối với bên bị vi phạm. Đồng thời bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ họp đồng đối với mình.
Gia hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đơng, Điêu 298 của Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Trường hợp buộc thực hiện đủng hợp đồng, bên bị vi phạm có thê gia hạn một thời gian hợp lỷ đê bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng". Điều này là cần thiết và tạo điều kiện cho bên vi phạm có thể tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng với bên bị vi phạm mặc dù trước đó chưa thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, việc gia hạn buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ đúng với các nghĩa vụ hợp đồng như thanh toán, địa điểm giao hàng, số lượng, kỹ thuật, chủng loại, chất lượng hàng hóa dịch vụ... Cịn nếu vi phạm về thời hạn giao hàng, cung cấp dịch vụ, tiến độ hồn thành... thì khơng thể áp dụng buộc thực hiện đúng y nguyên hợp đồng được nữa bởi vì đây là khái niệm về mặt thời gian. Khi thời gian ấn định thực hiện trong hợp đồng đã qua, đã hết (đã thuộc về quá khứ), thì khơng thể quay lại mốc thời gian đó được nữa. Ví dụ A và B ký kết hợp đồng mua bán, thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng bên A sẽ giao hàng cho bên B đúng 10 giờ sáng, nhưng đến tận 12 giờ cùng ngày mà bên A vẫn chưa giao hàng cho bên B thì lúc này khơng thể áp dụng buộc thực hiện đúng như hợp đồng được nữa, mà hai bên sẽ phải thỏa thuận xử lý hợp đồng theo một hướng có lợi khác chẳng hạn như: thỏa thuận lại thời hạn giao hàng, áp dụng các điều khoản khác về phạt và bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh xảy ra cho bên bị vi phạm...
Thực hiện đúng hợp đồng là cả một quá trình mà các chủ thề phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ký kết trong họp đồng. Tuy nhiên, thực tế vi phạm hợp đồng diễn ra khá nhiều với nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm khách quan lẫn chủ quan, dẫn tới việc một trong các bên vi phạm phá vỡ nguyên tắc hợp đồng chung, khơng thực hiện đúng đủ nghĩa vụ của mình đối với bên kia. Do đó, để giúp việc thực hiện đúng họp đồng và hạn chế tổn thất, thiệt hại... khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, pháp luật Việt Nam đã quy định đưa ra chế tài buộc thực hiện đúng họp đồng và được ưu tiên áp dụng. Và thực tế,
quy định này được các Tòa án các câp ưu tiên lựa chọn áp dụng xét xử trong nhiều vụ án dân sự, và cũng được các chủ thể nhận thức rõ tự nguyện áp dụng trong nhiều trường hợp vi phạm họp đồng, để thỏa thuận thực hiện đúng hợp đồng theo một hướng cân bằng lợi ích khác cho các bên, mà khơng nhất thiết phải tạm ngưng, đình chỉ, hủy bị hợp đồng... vì do khơng thực hiện đúng đủ một phần hay toàn bộ điều khoản của họp đồng.
2.1.2. Một số trường hợp không thể buộc thực hiện họp đồng
2.1.2.1. Không thê buộc thực hiện hợp đồng do hồn cảnh thay đơi cơ bản
Trong pháp luật dân sự: Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 khơng có quy định cụ thể về việc thực hiện họp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tuy trong một số văn bàn luật chuyên ngành có lướt qua việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhưng nội dung của các quy định này không hoàn toàn giống nhau về bản chất pháp lý [10]. Khi Bộ luật dân sự 2015 được thơng qua và có hiệu lực, thì việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được quy định rõ tại Điều 420 của Bộ luật:
1. Hồn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung họp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà
khơng thê ngăn chặn, giảm thiêu mức độ ảnh hưởng đên lợi ích”.
2. Trong trường hợp hồn cảnh thay đối co bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể u cầu Tịa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đối hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đối.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo họp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.