Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 77)

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

- Cần sửa đổi bổ sung hoặc hướng dần quy định tại khoản 1 Điều 299 và khoản 2 Điều 299 Luật thương mại 2005 để có hướng áp dụng chế tài buộc thực hiện đủng hợp đồng và chế tài tạm ngừng thực hiện họp đồng được thống nhất, tránh tranh chấp khi xử lý vi phạm họp đồng. Cụ thể gộp lại khoản 1 và khoản 2 Điều 299 LTM 2005, có thể sửa thành: Trừ trường hợp

có thỏa thuận khác, khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hoặc được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- cần phân biệt rõ về trường hợp được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng của thực hiện họp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật dân sự với trường họp bất khả kháng trong pháp luật thương mại để xác định rõ những trường họp không buộc phải thực hiện đúng hợp đồng khi có vi phạm hợp đồng xảy ra. Cụ thể, điểm khác biệt của hoàn cảnh thay đổi cơ bản so với sự kiện bất khả kháng thể hiện ở ba yếu tố: Thứ nhất, yếu tố “khơng thể lường trước được” có phạm vi áp dụng rộng hơn, không bị giới hạn ở sự kiện bất ngờ, mà bao gồm bất kỳ sự kiện nào xảy ra không được các bên dự liệu tại thời điểm giao kết họp đồng. Thứ hai, hoàn cảnh thay đổi phải lớn đến mức tác động đến cơ sở nền tảng giao kết hợp đồng của các bên. Thứ ba, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Trên cơ sở này, Tịa án có thể tham khảo để khi giải quyết tranh chấp sẽ có cách thức áp dụng giải quyết thống nhất, khơng cịn phải bị nhầm lẫn giữa vụ việc xảy ra do hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay là do sự kiện bất khả kháng nữa, từ đó đảm bảo xét xử đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

- Cần bổ sung chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật dân sự nhằm điều chỉnh vấn đề sử dụng chế tài để giải quyết tranh chấp khi có vi phạm hợp đồng dân sự, đồng thời đảm bảo tính chất điều chỉnh chung của đạo luật chung, bởi Bộ luật dân sự là đạo luật chung, là đạo luật cơ sở đề các Luật khác căn cứ theo đó chi tiết hóa trong từng lĩnh vực. Một trong những quy định mới đáng chú ý của BLDS 2015 là việc lần đầu tiên BLDS Việt Nam đã minh thị buộc thực hiện họp đồng như là chế tài mặc định xử lý việc vi phạm hợp đồng, về phạm vi áp dụng, quy định này của BLDS 2015 cịn có thể xem là bước tiến so với quy định của Luật Thương mại 2005 vốn chỉ giới hạn việc buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với một số loại vi phạm. Tuy nhiên, trong quy định trong BLDS 2015 vẫn còn những hạn chế sau về việc

thiêu hiệu năng do không được thiêt kê kèm cơ chê bảo đâm thực thi hiệu quả; không dự liệu khả năng bên có quyền có thể lạm dụng quyền của mình ảnh hưởng thái q tới quyền lợi phía bên kia. Vì vậy cần có quy định rõ về chế tài buộc thực hiện hợp hợp đồng, các quy định đảm bảo thực hiện hiệu quả chế tài buộc thực hiện hợp đồng.

- Cần xây dựng lại khái niệm về chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo hướng: Buộc thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện họp đồng hoặc dùng các biện pháp khác đẻ họp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chỉ phí phát sinh.

- Khi đã bị tuyên phải buộc thực hiện đúng hợp đồng, nếu như bên vi phạm cố tình khơng thực hiện hợp đồng, luật hợp đồng có cơ chế bổ sung nào để đảm bảo thi hành chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng hay không? Pháp luật dân sự Việt Nam, trong chừng mực nhất định, đã thiết kế cơ chế bổ sung đối với một loại trách nhiệm cụ thế là trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa• • • • • • • •

vụ trả tiền. Khoản 1 Điều 357 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bền đó phái trả lãi đoi với so tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Tuy nhiên, ngoài trường hợp trên, BLDS 2015 đã không dự liệu cơ chế bảo đảm thực thi có tính tổng qt cho tất cả các loại nghĩa vụ [7], Chính vì vậy, càn được phép áp dụng biện pháp phạt cho việc chậm hoặc khơng thực hiện nghĩa vụ mà Tồ án buộc bên vi phạm phải thực hiện. Cụ thể quy định như sau:

1. Trong trường hợp Toà án quyết định bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ khơng tn thủ quyết định của Tồ, thì Tồ án cũng có thể buộc họ phải trả một khoản vi phạt; 2. Khoản tiền phạt này được thanh tốn cho bên có quyền, trừ trường hợp quy phạm bắt buộc ở nơi xét xử có quy định khác. Việc thanh tốn tiền phạt khơng làm mất đi quyền địi bồi thường thiệt hại của bên có quyền [2].

- Chê tài buộc thực hiện đúng họp đông trong pháp luật Việt Nam, trong BLDS 2015 đang theo hướng nguyên tắc áp dụng buộc thực hiện đúng họp đồng là tuyệt đối, khơng có bất kỳ ngoại lệ nào. Trong khi đó, pháp luật họp đồng so sánh đã chỉ rõ, ngay cả ở những nước theo truyền thống dân luật khi buộc thực hiện đúng họp đồng là chế tài hiển nhiên cần áp dụng khi xảy ra vi phạm họp đồng thì nó cũng có nhũng giới hạn nhất định để bảo vệ quyền của bên đối tác [25]. Vì vậy, có thể khái qt hố một cách đầy đủ và có hệ thống các trường họp mà bên có quyền cũng khơng thế u cầu buộc thực

hiện hợp đồng:

1. Không thể thực hiện được nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hay trên thực tế;

2. Việc thực hiện nghĩa vụ địi hỏi những nỗ lực hoặc khoản chi phí thái quá (bất họp lý so với lợi ích của bên có quyền);

3. Bên có quyền có thể vẫn nhận được việc thực hiện một cách hợp lý từ các phương cách khác;

4. Việc thực hiện nghĩa vụ mang tính nhân thân tuyệt đối;

5. Bên có quyền khơng u cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian hợp lý kể từ thời điểm bên này biết hoặc buộc phải biết về việc không thực hiện nghĩa vụ [2].

- Cần quy định một thời hạn nhất định cho việc buộc thực hiện hợpi J • • • • • • • • JL đồng, nhằm buộc bên vi phạm phải có những hành động nhất định để thực

hiện nghĩa vụ của mình, cần thiết phải quy định thêm thời hạn gia hạn để thực hiện chế tài này nhằm đảm bảo chế tài này được bắt buộc thực hiện.

Một phần của tài liệu Chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)