Vai trò của bảo vệ quyền dân sự trong Luật trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền dân sự trong luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)

1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo vệ quyền dân sự trong

1.2.3. Vai trò của bảo vệ quyền dân sự trong Luật trách nhiệm bồ

thường của Nhà nước

Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của cá nhân, tô chức bị thiệt hại do người thi hành cơng vụ gây ra

Như đã trình bày ở trên, các cá nhân, tổ chức trong xã hội không chỉ là một bên trong quan hệ pháp luật liên quan đến việc thi hành công vụ của Nhà nước mà còn là đối tượng tác động của hoạt động cơng vụ đó. Chính vì vậy, nếu hành vi thi hành công vụ được thực hiện nghiêm chỉnh trên cơ sở tuân thủ pháp luật thì sẽ khơng chỉ bào đảm được trật tự quăn lý nhà nước mà cịn góp phần xử lý đúng pháp luật mọi hành vi sai trái của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nếu việc thực thi cơng vụ có vi phạm và gây ra thiệt hại thì sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Khi quyền lợi của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thì mặc dù khó có thể khôi phục lại nguyên vẹn như trạng thái ban đầu thì việc bảo vệ quyền dân sự trong luật TNBTCNN cũng sẽ góp phần vào việc bù đắp những tổn thất về vật chất cũng như mất mát, đau khổ về tinh thần mà họ phải gánh chịu.

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm công vụ của người thi hành công vụ, chất lượng nền công vụ, qua đó, góp phần kiêm sốt quyền lực nhà nước và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước

Người thi hành công vụ mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được phân cơng, bên cạnh sĩ diện, lịng tự trọng nghề nghiệp thì với pháp luật về

TNBTCNN thì họ ln "lơ lửng trên đâu" một ý thức răng, nêu gây ra thiệt hại trong khi thi hành công vụ sẽ làm phát sinh TNBTCNN, và qua đó, dẫn tới phát sinh trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật cùa họ đối với Nhà nước. Chính vì vậy, bảo vệ quyền dân sự trong pháp luật về TNBTCNN là một trong những cơng cụ hiệu quả để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm công vụ của người thi hành cơng vụ nói riêng, qua đó, nâng cao chất lượng nền cơng vụ nói chung.

Ở bình diện lớn hơn, Nhà nước, với tư cách là chủ thể có quyền quản lý, điều hành xã hội thơng qua quyền lực đã được ghi nhận (dù trực tiếp Nhà nước thực hiện hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức khơng phải của Nhà nước) thì thường có xu hướng lạm dụng quyền lực, và sự lạm dụng có nhiều biểu hiện cụ thể, song về hình thức thường là sự vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi quyền lực, về hậu quả thường là sự tổn hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý gây ra bới các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên. Chính vì vậy, việc ban hành Luật TNBTCNN để bảo vệ quyền dân sự có thể coi là một cơ chế pháp lý gián tiếp rất hiệu quả trong số các phương pháp có thể hạn chế, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực cùa Nhà nước. Nhìn từ góc độ pháp luật dân sự, việc Nhà nước phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân cũng không phải là tự hạn chế quyền lực của mình mà việc Nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý cửa mình hồn tồn khơng phải là hạn chế quyền lực hay chủ quyền trong mối quan hệ với cơng dân, mà chính là nâng cao trách nhiệm của Nhà nước là biện pháp bảo đảm cho các quyền tự do của công dân; bảo đảm sự thực thi những chủ trương, chính sách pháp luật mang tính cải cách trong xã hội, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nhà nước, làm tăng sự tin tưởng của cơng dân vào bộ máy nhà nước.

Góp phần bảo vệ chính quyền và lợi ích họp pháp của Nhà nước

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người bị thiệt hại thì thực chất đây là sự "thương thảo" giải quyết quyền lợi cho bên bị thiệt hại. Do đó, rõ

ràng răng kêt quả của việc thương thảo phải là quyên lợi được bảo đảm của bên bị thiệt hại.

Nếu quyền lợi của bên bị thiệt hại được giải quyết thấu đáo, hợp tình, hợp lý thì bên bị thiệt hại chắc chắn tin tưởng rằng Nhà nước đã thực sự thiện chí trong việc thừa nhận mình sai và thiện chí trong việc khơi phục lại các quyền và lợi ích họp pháp của bên bị thiệt hại. Điều này đồng nghĩa với việc rằng Nhà nước "lấy lại" được một phần hoặc tồn bộ lịng tin của cơng dân của mình vào hoạt động của bộ máy nhà nước. Nói một cách khác, ở góc độ vĩ mơ thì Nhà nước bảo đảm được sự hoạt động ổn định binh thường của bộ máy nhà nước trên cơ sở sự ủng hộ và tin tưởng của người dân.

Ớ một khía cạnh khác, liệu có hay khơng có sự trục lợi từ quan hệ bồi thường nhà nước, hoặc, có hay khơng việc tùy tiện trong áp dụng pháp luật để giải quyết quyền lợi của bên bị thiệt hại một cách thái quá nhằm xoa dịu dư luận, làm giảm bớt tâm lý bức xúc của người bị thiệt hại? Thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN năm 2009 đến nay cho thấy, sự trục lợi từ quan hệ bồi thường nhà nước là chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, việc quyền lợi của Nhà nước bị ảnh hưởng do việc áp dụng pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước không đúng là đã xảy ra và kéo theo nhiều hậu quả pháp lý khác nhau như: ngân sách nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn mức cần thiết để chi trả cho người bị thiệt hại, hay sử dụng trái pháp luật các nguồn kinh phí khác mà khơng phải kinh phí bồi thường để bồi thường, trong khi các nguồn kinh phí khác đó được pháp luật quy định là phải sử dụng vào mục đích phát triến kinh tế xã hội thay vì sử dụng vào mục đích bồi thường...Nhũng hệ quả bất lợi như vậy đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính quyền lợi của Nhà nước.

Chính vì vậy, việc áp dụng đúng pháp luật TNBTCNN sẽ không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích của người bị thiệt hại mà cịn của chính Nhà nước.

Chương 2

NỘI DUNG QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN DÂN sự

TRONG LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THUỜNG CỦA NHÀ NUỚC

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền dân sự trong luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)