Việc xác định phạm vi TNBTCNN bảo đảm được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn ban hành
đạo luật riêng về BTNN, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và BLDS năm 2015 đã ghi nhận một nguyên tắc rất cơ bản, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm BTTH do cán bộ, cơng chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân trong khi thi hành cơng vụ. Do đó, để bảo đảm tính khả thi của Luật TNBTCNN, phạm vi TNBTCNN được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức và bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tố chức bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước, đồng thời, cũng bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền, giữ vừng sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Trong 03 lĩnh vực được Nhà nước điều chỉnh và bảo vệ, thì phạm vi TNBTCNN được giới hạn đối với một số hành vi do cán bộ, công chức làm trái pháp luật trong khi thi hành những nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:
2.1.1. Phạm vi bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính
Phạm vi bồi thường trong lĩnh vực này được liệt kê đối với 11 nhóm hành vi mà nếu gây ra thiệt hại thì Nhà nước có TNBT. Đây là những hành vi có ảnh hưởng lớn đến các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do thân thể, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sở hữu... do đó cần được Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, bằng cách cam kết sẽ bồi thường nếu các hành vi
này của cán bộ, công chức trong q trình thực thi cơng vụ gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Các hành vi đó được quy định cụ thể trong Luật TNBTCNN 2017 bao gồm hành vi:
Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chinh; áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, cơng trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác; áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đàu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép; áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất; áp dụng thủ tục hải quan; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bàng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ; và không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện [45, Điều 17].
So với luật TNBTCNN 2009 thì Luật năm 2017 đã bổ sung 02 trường họp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật (điểm b và điểm c khoản 3 Điều 17); (ii) bổ sung 01
trường hợp được bôi thường do bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trái pháp luật“giáo dục tại xã, phường, thị trấn” (khoản 5 Điều 17); (iii) bổ sung trường hợp được bồi thường “không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu” (khoản 6 Điều 17); (iv) bổ sung trường hợp bồi thường do “thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà khơng đính chính và khơng cung cấp lại thơng tin” (khoản 7 Điều 17); (v) Bổ sung trường hợp được bồi thường do áp dụng trái pháp luật việc “hoàn thuế” (khoản 9 Điều 17); (vi) bổ sung trường hợp được bồi thường do “ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tống Cục trưởng và tương đương trở
xuống” (khoản 14 Điều 17).
Có thể nói, việc mở rộng phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính đã cụ thể hóa một số quyền, trong đó có quyền được tiếp cận thơng tin. Để cụ thể hóa khoản 2 Điều 19 ICCPR và đặc biệt quyền tiếp cận thông tin theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013, khoản 7 Điều 17 Luật TNBTCNN năm 2017 đã bổ sung quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đổi với trường hợp “thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thơng tin sai lệch mà khơng đính chính và khơng cung cấp lại thông tin”.
2.1.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng
Đối với hoạt động TTHS và TTDS,pháp luật về BTNN cũng đã liệt kê các trường hợp mà Nhà nước có TNBT liên quan trực tiếp đến các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền không bị tra tấn, nhục hình và được đối xử nhân đạo; quyền khơng bị bắt, giam giữ tùy tiện, độc
đoán; quyên tự do và an toàn cá nhân; quyên được pháp luật bảo hộ vê tính mạng; quyền sống, tránh mọi hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra khi xâm phạm quyền sống... là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong việc nhận trách nhiệm về mình và bồi thường những thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ. Theo đó, các cá nhân, tố chức trong phạm vi được Nhà nước bồi thường bao gồm: người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tổ tụng hình sự huỷ bị quyết định tạm giữ vì người đó khơng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thấm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội cịn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhung chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng phạm tội bị kết án tử hình và tống hợp hình phạt của những tội cịn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt
chung của nhũng tội mà người đó phải châp hành; Người bị xét xử băng nhiêu bản án, Tồ án đã tổng họp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội cịn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành; Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường họp quy định tại các khoản 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Luật TNBTTHCNN 2017 thì được bồi thường.
Như vậy Luật TNBTCNN 2017 đã bổ sung trường họp được bồi thường do người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (khoản 1 Điều 18); bổ sung trường hợp được bồi thường do Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tổ, xét xử, thi hành án oan (khoản 9 Điều 18). Quy định này của Luật đã phù hợp với khoản 5 Điều 9 ICCPR quy định:
Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường.
Và khoản 6 Điều 14 ICCPR cũng quy định:
Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị hủy bõ hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan thì người đã phải chịu hình phạt theo bàn án trên theo luật, có quyền yêu cầu bồi thường.
Vấn đề phạm vi BTTH trong TTDS, TTHC cũng được ghi nhận trong pháp luật về BTNN mà trong đó, đã quy định cụ thế 4 trường họp được Nhà nước bồi thường là: hành vi tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà
cá nhân, cơ quan, tơ chức có u câu; áp dụng biện pháp khân câp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tồ chức; ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai
lệch hồ sơ vụ án.
2.1.3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án động thi hành án
Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, pháp luật về BTNN có quy định tại Điều 21 Luật TNBTCN đổi với các hành vi trái pháp luật gây ra bởi cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ liên quan trực tiếp đến các nhóm quyền bao gồm quyền về tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư nhân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác, quyền thừa kế... và Nhà nước có TNBT nếu có thiệt hại gây ra do 7 nhóm hành vi của người thi hành công vụ, bao gồm: việc ra hoặc cố ý không ra các quyết định thi hành án; thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; cưỡng chế thi hành án; hoãn thi hành án; tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; tiếp tục thi hành án.
Điều 19 Luật TNBTCNN năm 2017 đã bỏ lồi cố ý đối với trường họp ra bản án, quyết định trái pháp luật và tách thành 02 khoản (khoản 5 và khoản 6 Điều 19) quy định cụ thể hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người đã ra bản án, quyết định.
Trong hoạt động thi hành án hình sự (Điều 20), Bổ sung thêm 01 trường hợp được bồi thường là: “Không thực hiện quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tịa án đối với người bị kết án phạt tù” (điếm d khoản 3 Điều 20).Trong lĩnh vực thi hành án dân sự: Điều 21 Luật TNBTCNN năm 2017 đã bở lồi cố ý đối với trường hợp ra các quyết định về thi hành án và trường hợp tổ chức thi hành án các quyết định về thi hành án.
2.1.4. Đôi tượng không thuộc phạm vi trách nhiệm bôi thường của Nhà nước
Bên cạnh những trường hợp thuộc phạm vi TNBTCNN trong cả 03 lĩnh vực được liệt kê cụ thể, chi tiết đối với từng hành vi trong pháp luật về BTNN ở Việt Nam thì bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng có giới hạn những đối tượng khơng thuộc phạm vi TNBTCNN, cụ thể là:
Thứ nhất, những đối tượng không được Nhà nước bồi thường trong
hoạt động tố tụng hình sự, là trường hợp: người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm; người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án hoặc Toà án quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đã bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình nhung chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng phạm một hoặc một số tội nhung không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 26 của Luật này; người bị khởi tổ, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút
yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của họ chưa cấu thành tội phạm; người bị khởi tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, là Nhà nước khơng bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lồi của người bị thiệt hại; người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; do sự kiện
bất khả kháng, tình thế cấp thiết. Trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lồi thi Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lồi của người thi hành cơng vụ trong hoạt động qn lý hành chính được thực hiện theo quy định tại BLDS 2015.• • • 1 e/ • •
Thứ ba, là những đối tượng thuộc trường hợp bị gây ra thiệt hại do
Nhà nước có vi phạm pháp luật trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế; đối tượng thuộc trường hợp bị gây ra thiệt hại do tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng, vận hành của Nhà nước; đối tượng thuộc trường hợp bị gây ra thiệt hại do việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai của Nhà nước; những trường hợp bị gây ra thiệt hại khơng do hoạt động cơng vụ.
Có thể nhận thấy rằng việc quy định về phạm vi TNBTCNN tại Luật TNBTCNN so với các văn bản quy định về TNBTCNN trước đây cho thấy phạm vi TNBTCNN tương đối rộng, bao phủ hầu hết các hoạt động của Nhà nước trên cả 03 lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Tuy rằng