3.2. Kiến nghị
3.2.1. Hoàn thiện một cách hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồ
thường của Nhà nước
Pháp luật là phương tiện thiết thực và vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ quyền dân sự, do đó, để đạt được những mục tiêu đặt ra nhằm tạo một hệ thống pháp luật hữu hiệu nhất nham bảo vệ quyền dân sự về BTNN trong giai đoạn hiện nay để phù hợp với tinh hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước cũng như bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của Luật TNBTCNN với các văn bản pháp luật khác có liên quan và sự phù họp với các điều ước quốc tế, tác giả cho rằng cần sứa đổi, bổ sung toàn diện Luật TNBTCNN theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật; sửa đồi bổ
sung căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bị thiệt hại; sửa đối quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường cho phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và bảo vệ quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại; sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thù tục giải quyết yêu cầu bồi thường theo hướng lấy người dân làm trung tâm; quy định cụ thể, chi tiết và họp lý hơn các thiệt hại được bồi thường; tăng trách nhiệm của người thi hành cơng vụ trên cơ sở tăng mức hồn trả và trách nhiệm hồn trả để thể hiện tính chun mơn, tính chun nghiệp, có giải pháp mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Đồng thời, xây dựng một mơ hình cơ quan giải quyết bồi thường theo hướng tập trung, đáp ứng yêu cầu giải quyết bồi thường trên thực tiễn, cụ thể như sau:
- Mở rộng phạm vi bồi thường
Cụ thể là mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN để
bảo đảm phạm vi bảo vệ quyên dân sự vê bôi thường Nhà nước trên mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống; phù hợp với Hiến pháp, tương thích với các văn bản luật chuyên ngành khác, bắt kịp với xu hướng bồi thường toàn diện của một số quốc gia trên thế giới như Nhật, Pháp; nội luật hóa tồn diện theo quy định về quyền con người của Luật nhân quyền quốc tế. Do đó, để bảo đảm quyền và lợi ích của người dân và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, cũng như hiệu quả của nền cơng vụ trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ tại Việt Nam, nên mở rộng phạm vi theo hướng bố sung thêm phạm vi bồi thường phù hợp với thực tế các thiệt hại mà cơ quan Nhà nước gây ra cho người dân.
- Mở rộng phạm vi các thiệt hại được bồi thường
Nhà nước Việt Nam luôn giành một sự quan tâm đặc biệt tới quyền và lợi ích của nhũng chủ thề ở trong điều kiện, hồn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” [42, Điều 37, Khoản 1],
Khoản 4 Điều 13 Luật TNBTCNN quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, trong đó có “áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh” [45], Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật TNBTCNN. Theo đó, thiệt hại
do ton that vc tinh than được xac đinh la 02 ngay lương toi thicu cho 01 ngày bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là trẻ em. Với thiệt hại
được bôi thường tại Điêu 47 Luật TNBTCNN thực sự chưa tương xứng giữa thiệt hại thực tế và thiệt hại được bồi thường. Cụ thế là tại Chương II Luật• • • • • • 9 9 9
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về các quyền cơ bản và bồn phận của trẻ em, trong đó trẻ em có các quyền như quyền sống chung với cha mẹ, quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, ... Như vậy, trường hợp trẻ em bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục, đưa người vào cơ sở chữa bệnh mà sau đó xác định do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thì hậu quả do việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nêu trên sẽ hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của trẻ em quy định tại Chương II Luật Bâo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mặt khác, do đặc thù của lứa tuổi, nên những thiệt hại phát sinh trong thời gian áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là lâu dài và sâu sắc. Vì vậy, việc quy định thiệt hại do tồn thất về tinh thần áp dụng chung cho các trường
họp như đã nêu tại Điều 47 Luật TNBTCNN là chưa hợp lý. Đối với đối tượng là trẻ em, học viên cho rằng cần có các quy định mở rộng về mức thiệt hại được bồi thường cho phù hợp với quy định tại Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm quyền của trẻ em.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản còn chưa họp lý của Luật TNBTCNN, Nhà nước cần xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tư, thông tư liên tịch thuộc thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường nhà nước nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động giải quyết bồi thường của các cơ quan Nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN.
- Bỏ quy định về việc người bị thiệt hại tự chứng minh căn cứ đế thực hiện quyền yêu cầu bồi thường
Quy định trước khi yêu cầu bồi thường nhà nước, người bị thiệt hại
phải thực hiện thủ tục riêng vê xác định hành vi trái pháp luật chưa thực sự tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Tác giã cho rằng cần bỏ quy định này để bảo vệ tối ưu quyền con người về yêu cầu bồi thường và quy định theo hướng khi cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường và CQNN có trách nhiệm giải quyết bồi thường sẽ thực hiện việc xác định hành vi trái pháp luật của cơng chức của mình gây ra thiệt hại.