Pháp luật về BTNN ờ Việt Nam quy định cụ thể và liệt kê rõ ràng từng loại thiệt hại được bồi thường để một mặt, giúp người dân tự bảo vệ quyền của mình, tự xác định được thiệt hại mà mình bị gây ra và tự áng mức bồi thường mà bản thân sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật, để từ đó, thiện chí và hiểu biết hơn trong quá trình thỏa thuận, thương lượng với cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặc khác, giúp cơ quan Nhà nước bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, tránh tình trang dân lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường để trục lợi nhiều hơn mức Nhà nước gây ra thiệt hại, và để có cơ sở tính sát nhất đối với thiệt hại mà cơng chức của mình đã gây ra. Cụ thể, có 05 loại thiệt hại được pháp luật quy định như sau:
Một là, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 23 của
Luật TNBTCNN trong đỏ, quy định rõ đối với các loại tài sản như: những tài sán bị xâm phạm là tài sản đã bị phát mại, bị mất; tài sản bị hư hóng; thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản hoặc các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt đề bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hồn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ được pháp luật về BTNN quy định cụ thể về mức tính thiệt hại mà người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước bồi thường.
Hai là, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được chia
thành 03 trường hợp cụ thê là: nêu xác định được người bị thiệt hại có thu nhập thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất; xác định có thu nhập thường xuyên nhưng khơng ổn định thì mức bồi thường căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu xác định thu nhập không ốn định và khơng có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thỉ tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Ba là, thiệt hại do tổn thất về tinh thần, là loại thiệt hại khó có thể đong
đếm được với những gì người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tuy nhiên, Nhà nước đã nồ lực để liệt kê các trường hợp cỏ thể được Nhà nước bồi thường vào đạo luật riêng về BTNN. Tuy rằng còn chưa đủ so với thực tế người bị thiệt hại gặp phải, tuy nhiên, phạm vi thiệt hại về tinh thần cũng phần nào được điểm tên, trong đó, cụ thế là thiệt hại do việc: bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chừa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiều cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu; sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu; bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian đế tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bán án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định
người bị khởi tô, truy tô, xét xử, thi hành án khơng bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường họp được Nhà nước bồi thường.
Bốn là, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, trong đó, thân
nhân của người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước chi trà khoản tiền chi phí hợp lý cho việc cứu chừa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiếm xã hội; và bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của CQNN cỏ thẩm quyền.
Năm là, thiệt hại về vật chất do sức khoẻ bị xâm phạm, trong đó, Nhà
nước sẽ bồi thường khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chừa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, đối với trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xun chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí họp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Có thề nói, việc liệt kê từng loại thiệt hại mà người thi hành cơng vụ có khã năng gây ra cho cơng dân của mình đã thể hiện việc tự nhận trách nhiệm cao của CQNN đối với mọi hình thức mà dù vơ ý hay cố ý của công chức nhà nước gây ra cho người dân của mình trong quá trình thực thi cơng vụ, làm mất quyền và lợi ích của họ. Qua đó, bảo vệ người bị thiệt hại một cách toàn diện đối với những thiệt hại họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, vẫn cịn có những thiệt
hại một sơ loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại rât quan tâm nhưng các văn bản • • • • • ••• 1 C7 quy phạm pháp luật hiện hành chưa đề cập như phục hồi vị trí cơng tác, chế độ hưu trí, chi phí đi lại, ăn ở của người bị thiệt hại trong quá trình thực hiện khiếu nại, khiếu kiện không được Nhà nước chấp nhận bồi thường.
Luật TNBTCNN năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường nhàm khắc phục những hạn che, vướng mắc trong thời gian qua, đồng thời bảo đảm việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, hiệu quả, cụ thể:Bổ sung 01 điều về việc xác định thiệt hại (Điều 22), trong đó, quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định thiệt hại được bồi thường; Bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được Luật TNBTCNN năm 2009 quy định như: thiệt hại được bồi thường là khoản tiền phạt theo thỏa thuận trong giao dịch dân sự, kinh tế do không thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế; căn cứ tính mức lãi suất (các khoản 4 và 5 Điều 23); lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường như thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 24); thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 25); thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 26).
Đối với thiệt hại về tinh thần:
+ Bổ sung một số thiệt hại về tinh thần: (1) trong trường họp áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (khoản 1 Điều 27) và (2) trường họp giữ người trong trường họp khẩn cấp (điểm a khoản 3 Điều 27) và (3) trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật (khoản 6 Điều 27).
+ Tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với các trường hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (khoản 3 Điều 27); trường hợp thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm (khoản 5 Điều 27).
Bổ sung 01 điều quy định cụ thể các chi phí khác được bồi thường (Điều 28).
Thông qua các quy định nêu trên không chỉ thể hiện rõ quyền dân sự, chính trị của người bị thiệt hại mà còn bao gồm các quyền về kinh tế, xã hội như quyền được học tập, quyền được tham gia tổ chức xã hội.
Chương 3
THỤC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN DÂN sự TRONG LUẬT
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ KIÉN NGHỊ
3.1. Thực tiên bảo vệ qun dân sự trong luật trách nhiệm bơi• • > ô/ ã C-7 ã • thường của nhà nước
3.1.1. Thành tựu
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBT của Nhà nước) được Quốc hội khóa XII thơng qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 18/6/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Từ năm 2010, Luật TNBTCNN được Nhà nước được đưa vào triển khai áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế bước đầu đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập cơ chế đặc thù để cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Qua đó, chủ trương đưa Luật TNBTCNN từng bước đi vào cuộc sống là cơ hội đáng mừng cho người dân ngày càng thực hiện được nhiều hơn quyền con người, quyền cơng dân của mình, phù hợp với quy định của bản Hiến pháp 2013, mà trong đó, quyền con người, quyền cơng dân được tơn trọng, nâng tầm và đề cao.
Qua gần 5 năm thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong ba hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động giải quyết bồi thường.
Tổng kết 6 năm triển khai thi hành Luật TNBTCNN (từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2015) các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý, giải quyết 258 vụ việc yêu cầu bồi thường, trong đó, đã giải quyết xong 204 vụ
việc (đạt tỷ lệ 79%), với tông sô tiên Nhà nước phải bơi thường là 111 tỷ 149 triệu 416 nghìn đồng, cịn 54 vụ việc đang giải quyết.
Bên cạnh việc giãi quyết bồi thường tại các cơ quan có trách nhiệm bồi thường, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 51 vụ án dân sự về bồi thường nhà nước (các vụ việc người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết), đã giải quyết xong 39 vụ việc, với số tiền là 32 tỷ 529 triệu 484 nghìn đồng, cịn 12 vụ việc đang giải quyết.
- Trong tổng số tiền đã được giải quyết, các cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quàn lý hành chính, tố tụng và thi hành án dân sự đã thực hiện chi trả 212 hồ sơ cho người bị thiệt hại với tổng số tiền là 44 tỷ 393 triệu 458 nghìn đồng (Tịa án nhân dân tối cao: 18 hồ sơ với tổng số tiền 13 tỷ 356 triệu 524 nghìn đồng; Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 54 hồ sơ (của 74 trường hợp) với tổng số tiền 9 tỷ 943 triệu 791 nghìn đồng; Cơ quan thi hành án dân sự: 08 hồ sơ với tổng số tiền 7 tỷ 197 triệu 873 nghìn đồng; Bộ Cơng an: 7 hồ sơ với tổng số tiền 2 tỷ 221 triệu 637 nghìn đồng; Cơ quan Tài chính các địa phương đã tiếp nhận, giải quyết 34 hồ sơ cấp phát kinh phí chi trả tiền bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính với tổng số tiền 11 tỷ 673 triệu 633 nghìn đồng).
- Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thương đã thực hiện trách nhiệm hoàn trả 22 vụ việc, với tổng số tiền là 676 triệu 742 nghìn đồng (trong lĩnh vực quản lý hành chính có 09 vụ việc, với số tiền hồn trả là 388 triệu 213 nghìn đồng; trong lĩnh vực thi hành án dân sự có 12 vụ việc, với số tiền hồn trả là 280 triệu đồng; trong ngành Tịa án có 01 vụ việc, với số tiền hồn trả là 8 triệu 529 nghìn đồng).
Neu so sánh với kết quả thực hiện Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 của ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan do người có thâm quyên trong hoạt động tơ tụng hình sự, trong 4 năm, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương và địa phương đã thụ lý và giải quyết được gần 200 vụ, với số tiền phải bồi thường là gàn 15 tỷ đồng. Đối với Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, sau 10 năm thực hiện, có khoảng 170 vụ việc được giải quyết, với số tiền bồi thường hơn 16 tỷ đồng [5],
Qua thực tiễn 6 năm triển khai thi hành Luật TNBTCNN, có thể khẳng định: Luật TNBTCNN được ban hành đã khắc phục cơ bản những hạn chế của các văn bản pháp luật trước đó quy định về lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, thực sự trớ thành công cụ pháp lý quan trọng để tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, Luật còn là cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi cơng vụ, qua đó góp phàn nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng cũng như chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Có thể khẳng định rằng, việc ban hành và tổ chức thực hiện Luật TNBTCNN năm 2009 cơ bản đã đạt được mục đích khi được Quốc hội thơng qua lần đầu, hồn thành được vai trị, sứ mệnh của mình trong giai đoạn đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trước sự thay đổi về yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tình hình phát triến kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính trên đất nước ta nên Luật TNBTCNN năm 2009 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bấp cập. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xây dựng Luật TNBTCNN (sửa đổi). Trong quá trình xây dựng dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi), Cục Bồi thường nhà nước đã
tổ chức rà soát các quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về quyền con người để bão đảm thống nhất, phù hợp. Bên cạnh đó, Cục Bồi thường nhà nước đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp thực hiện một số hoạt động khác để phục vụ công tác xây dựng Luật sửa đồi, bổ sung Luật TNBTCNN năm 2009 như tổ chức tổng kết 06 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2009, tổ chức các hội nghị, hội thảo để xin ý kiến vào hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN năm 2009...
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thơng qua Luật TNBTCNN năm 2O17.Luật TNBTCNN năm 2017 đã cụ thể hóa và bảo đảm tốt hơn một sổ quyền con người được ghi nhận trong các công ước, điều ước quốc tế về quyền con người và Hiến pháp năm 2013 cũng như tương