- Đã có các đề tài nghiên cứu cơng nghệ cơ giới hóa phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, góc
3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với ngành than
3.1. Công tác quản lý nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên than
Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khống sản (trong đó có khống sản than) đã được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về khoáng sản. Tại Điều 21 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản:
“1. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Nhà nước thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khống sản được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khống sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự toán ngân sách nhà nước giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.”.
Thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013, từ năm 2013 đến 2020, Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã cơ bản hồn thành 11 đề án lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền với diện tích gần 25.000 km2, nâng diện tích đã hồn thành cơng tác này lên 70% tổng diện tích đất liền; hồn thành 25 đề án đánh giá khoáng sản gồm các khoáng sản: than nâu, urani, sắt, bauxit, titan, chì, kẽm, đồng, vàng, wolfram, molipden, khống chất cơng nghiệp (Felspat, kaolin, barit, đá hoa, vermiculit…), khống sản làm vật liệu xây dựng (đá vơi, sét xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng). Đặc biệt là hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”; qua đó, đã làm rõ thêm cấu trúc địa chất chứa than ở phần đất liền bể Sông Hồng chứa than, cụ thể, xác định chính xác vị trí các đứt gẫy phương Tây Bắc - Đông Nam: Vĩnh Ninh, Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Bình, cùng bề rộng của chúng. Các đứt gẫy phương Đông Bắc - Tây Nam có vai trị phân chia các khối, tạo nên đặc điểm cấu trúc nâng sụt dạng dải - khối tảng, có xu hướng chìm sâu dần về phía biển. Cùng với đó, làm rõ được quy mơ và đặc điểm hình thái của các nếp lồi Tiền Hải, Kiến Xương, nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải góp phần khoanh định có cơ sở các tập vỉa và vỉa than.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khống sản (trong đó có khống sản than) đã từng bước được hoàn thiện, đảm bảo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên than như: Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khống sản; Thơng tư số 03/2011/TT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí các dạng cơng việc
đánh giá khống sản; Thơng tư số 62/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng 12 năm 2014 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khống sản (QCVN 53:2014/BTNMT); Thông tư số 42/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khống sản;..
3.2. Cơng tác quản lý nhà nước về thăm dò than
Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dị khống sản được thăm dị khống sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Khoáng sản năm 2010.
Tương tự hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thăm dị khống sản (trong đó có khống sản than) đã từng bước được hồn thiện, đảm bảo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thăm dị tài ngun than như: Luật Khống sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010; Nghị định số 158/2016/NĐ- CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khống sản...
3.3. Cơng tác quản lý nhà nước về khai thác than
Để quản lý hoạt động sản xuất than đảm bảo an tồn, mơi trường, hiệu quả, Bộ Công Thương đã ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động phù hợp với quy định pháp luật và định hướng Chiến lược ngành than như: QCVN 01:2011/BCT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an tồn trong khai thác than hầm lị; QCVN 04: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên; QCVN 02:2011/BCT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an tồn trong nhà máy tuyển khống; QCVN 01: 2019/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ; QCVN 04:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ nhũ tương dùng trong lộ thiên; QCVN 05:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ nhũ tương dùng trong lộ thiên Thông tư số 34/2018/TT-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 quy định về việc nghiệm thu, kiểm tra khối lượng đất đá xúc bốc, vận chuyển trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên;... và thường xuyên được cập nhật điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất than phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về xây dựng, mơi trường, phịng cháy chữa cháy...
3.4. Công tác quản lý nhà nước về sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than
Theo quy định tại khoản 5 và 7, Điều 2 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội: "hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dị khống sản, hoạt động khai thác khống sản; khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan".
Chế biến khống sản (than) là hoạt động làm giàu khoáng sản (than). Do vậy, chế biến than là một hoạt động khoáng sản, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khống sản.
Ngồi việc tuân thủ quy định tại Luật Khoáng sản, hoạt động chế biến than còn phải tuân thủ các quy định tại Văn bản quy phạm pháp luật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn (xem xét áp dụng); Văn bản điều hành của Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước, địa phương liên quan đến hoạt động chế biến khoáng sản (than) theo từng thời kỳ: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoa học và Công nghệ,... ; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khống, QCVN 02:2011/BCT (Thơng tư số 23/2011/TT-BCT ngày 15 tháng 06 năm 2011 của Bộ Công Thương); tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến than do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo từng thời kỳ (TCVN 8910, TCVN 1693, TCVN 172,...); tiêu chuẩn cơ sở liên quan đến sản phẩm than do TKV và TCTĐB ban hành theo từng thời kỳ (TCCS 01-10/TKV, TCCS 01-04/DONGBAC,...); quy hoạch, chiến lược phát triển ngành Than do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, địa phương liên quan hoạt động chế biến than.
3.5. Công tác quản lý nhà nước về xuất - nhập khẩu than
Xuất, nhập khẩu than là 1 trong những hoạt động kinh doanh than, theo đó, kinh doanh than được quy định rõ ràng tại các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: