Định hướng khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 82 - 83)

I KB Cơ sở

1. Quan điểm phát triển

3.9. Định hướng khoa họ c công nghệ

a) Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học

Tập trung nghiên cứu khoa học cơ bản định hướng ứng dụng nhằm tiếp thu, nắm bắt, làm chủ công nghệ cốt lõi, công nghệ nguồn để đưa vào ứng dụng nhanh, sáng tạo, có hiệu quả và phổ biến rộng rãi các cơng nghệ tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh than nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao đời sống người lao động, bảo đảm an ninh năng lượng.

b) Định hướng phát triển công nghệ

Tập trung chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp để bắt kịp mặt bằng của khu vực; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nghiên cứu và phát triển có trọng tâm, trong điểm các hướng cơng nghệ ưu tiên nhằm nâng cao trình độ, năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp trong nước tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hoạt động của ngành than và xem xét, nghiên cứu các cơng nghệ thu giữ, xử lý khí gây hiệu ứng nhà kính của ngành than.

(i) Về thăm dò tài nguyên than:

- Đổi mới cơng nghệ thăm dị tài ngun than đặc biệt đối với những khu vực nằm ở độ sâu lớn, điều kiện địa chất phức tạp.

- Nghiên cứu áp dụng cơng nghệ, tìm kiếm đối tác để thăm dò bể than đồng bằng sông Hồng.

(ii) Về khai thác than bằng phương pháp hầm lò:

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực khai thác than (đặc biệt là công nghệ khai thác than dưới mức -300 m bể than Quảng Ninh; công nghệ khai thác dưới các cơng trình trên bề mặt cần bảo vệ, các khu vực chứa nước đảm bảo an tồn, hiệu quả, mơi trường).

- Chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất các vật liệu tiên tiến như vật liệu polyme và composit, vật liệu kim loại và hợp kim tiên tiến đối với chống giữ lị bằng vì chống thủy lực, vì neo và phụ kiện kèm theo... trong điều kiện địa chất mỏ cho phép.

- Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả bể than sơng Hồng; sử dụng có hiệu quả nguồn than nhiệt lượng thấp; sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau chế biến từ than.

- Đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho cơng tác đảm bảo an tồn lao động, đặc biệt là hệ thống cảnh báo khí, phịng chống cháy nổ, cảnh báo và ngăn ngừa bục nước, sập hầm,…

(iii) Về khai thác than bằng phương pháp lộ thiên:

- Tiếp tục đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác, vận tải theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có cơng suất và khả năng leo dốc lớn, các hệ thống vận tải liên tục phù hợp với điều kiện và quy mô của từng mỏ; tăng cường nghiên cứu áp dụng cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa vào các cơng đoạn sản xuất.

- Tối ưu hóa các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp dụng; tăng cường ứng dụng hệ thống khai thác theo lớp đứng, công nghệ khai thác chọn lọc và khai thác vỉa mỏng; công nghệ đổ thải bãi thải tạm và bãi thải trong.

(iv) Về sàng tuyển và chế biến than:

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp các thiết bị với công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại, linh hoạt; chế biến các chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Nghiên cứu, hồn thiện cơng nghệ pha trộn than trong nước với các loại than nhập khẩu đảm bảo đa dạng hóa nguồn chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)