Thị trường than trong nước

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 66 - 71)

- Điểm đ, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 2233/QĐTTg ngày 28/12/2020 về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn

2. Thị trường than trong nước

2.1. Đánh giá tình hình nhập khẩu than trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay nay

Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu than từ lâu, tuy nhiên, trước đây chủ yếu là nhập khẩu than cốc cho ngành thép. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 2011 và 2012, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,0 triệu tấn; từ năm 2013 lượng than nhập khẩu tăng lên do nhu cầu nhập khẩu than nhiệt tăng dần qua các năm, tăng từ 2,3 triệu tấn vào năm 2013 lên khoảng 55,0 triệu tấn vào năm 2020.

Việc nhập khẩu than trong những năm vừa qua nhằm 2 mục đích chính là: (i) trực tiếp đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký, nhất là các nhà máy nhiệt điện than; (ii) để chế biến, pha trộn với than trong nước thành các sản phẩm than phù hợp với nhu cầu các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký.

Để đa dạng hóa nguồn than và nâng cao năng lực cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước, từ năm 2015 trở lại đây, TKV và TCTĐB đã tiến hành tìm kiếm các nguồn than nhập khẩu có khả năng phối trộn với các loại than sản xuất trong nước để chế biến ra những loại than có thơng số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ tiêu thụ. Than nhập khẩu để phối trộn chủ yếu là các loại than antraxit, bán antraxit, than nhiệt năng chất bốc thấp, nguồn than chủ yếu được nhập khẩu từ Nga, Nam Phi và Úc. Khối lượng than nhập khẩu từ năm 2015 đến 2020 như sau:

Bảng 18. Sản lượng và giá trị than nhập khẩu về Việt Nam

Nước 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Sản lượng (tr tấn) Giá trị (tr USD) Indonesia 1,92 111 2,95 149 6,14 407 11,17 789 15,41 869 16,85 787 Úc 1,44 127 3,96 323 3,77 479 6,11 850 15,71 1.566 20,34 1.613 Trung Quốc 1,74 179 1,68 166 1,04 227 0,96 312 0,86 242 0,27 74 Nga 1,40 101 3,69 252 2,40 244 2,85 292 7,15 634 17,36 1.304 Canada 0,09 8 0,26 25 0,52 98 Khác 0,34 22 0,66 44 0,81 79 1,78 2.555 4,72 3.790 Tổng 6,9354713,2095914,681.53422,864.79843,857.10054,813.778

Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan

Qua số liệu nêu trên cho thấy, nguồn than nhập khẩu chủ yếu từ các nước Indonesia, Úc, Nga và Nam Phi. Ngoài ra, than cho luyện kim (than antraxit chất lượng cao và than cốc) được nhập từ Trung Quốc. Hiện nay, Tập đồn Hồ Phát đang tìm kiếm mua mỏ than cốc ở Úc nên triển vọng sẽ có than luyện kim nhập khẩu từ Úc. Chủng loại than nhập về Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là than antraxit, bitum/á bitum cho ngành điện và một số ngành khác; than cốc cho

ngành thép. Khối lượng than antraxit nhập khẩu không nhiều, chủ yếu nhập khẩu để phối trộn với than sản xuất trong nước. Cụ thể:

- Giai đoạn 2010-2015, chủ yếu nhập khẩu than cốc phục vụ ngành thép. - Năm 2015, nhập khoảng 6,93 triệu tấn, trong đó, TKV nhập khoảng 460,8 ngàn tấn than antraxit để pha trộn với than sản xuất trong nước, lượng than nhập khẩu còn lại chủ yếu là than bitum và ábitum do các doanh nghiệp khác ngoài TKV nhập về để cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước. Thời điểm cuối năm 2015 và năm 2016, do giá than trên thị trường thế giới giảm mạnh, ngoài TKV và TCTĐB, có 55 các doanh nghiệp khác cũng đã nhập khẩu than để cung cấp cho nhu cầu của các hộ tiêu thụ ngoài điện.

- Năm 2016, nhập khoảng 13,2 triệu tấn, trong đó, TKV nhập khoảng 1,033 triệu tấn than antraxit, TCTĐB nhập khoảng 1,078 triệu tấn than antraxit để phối trộn với than sản xuất trong nước, lượng than nhập khẩu còn lại chủ yếu là than bitum và á bitum do các doanh nghiệp khác ngoài TKV và TCTĐB nhập về để cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước (EVN nhập khẩu khoảng 1,350 triệu tấn than bitum và á bitum cho sản xuất điện…).

- Năm 2017, nhập khoảng 14,67 ngàn tấn, trong đó TKV nhập khoảng 200,3 ngàn tấn than antraxit, TCTĐB khoảng 300,2 ngàn tấn than antraxit để phối trộn với than sản xuất trong nước, lượng than nhập khẩu còn lại chủ yếu là than bitum và á bitum do các doanh nghiệp khác ngoài TKV và TCTĐB nhập về để cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước (EVN nhập khẩu khoảng 3,85 triệu tấn than bitum và á bitum cho sản xuất điện…).

- Năm 2018, nhập khoảng 22,85 triệu tấn, trong đó TKV nhập khẩu 0,82 triệu tấn, TCTĐB nhập khẩu khoảng 1,39 triệu tấn, còn lại là các đơn vị khác thực hiện việc nhập khẩu.

- Năm 2019, nhập khoảng 43,85 triệu tấn, trong đó TKV nhập khẩu 6,57 triệu tấn, TCTĐB nhập khẩu khoảng 5,06 triệu tấn, còn lại là các đơn vị khác thực hiện việc nhập khẩu.

- Năm 2020 nhập khẩu 54,81 triệu tấn, trong đó TKV nhập khẩu 9,56 triệu tấn, TCTĐB nhập khẩu khoảng 4,57 triệu tấn, còn lại là các đơn vị khác thực hiện việc nhập khẩu.

Có thể thấy, bắt đầu từ năm 2018, lượng than nhập khẩu tăng đột biến, chủ yếu do các đơn vị ngồi TKV và TCty Đơng Bắc thực hiện.

Năm 2015÷2016, giá bán than trong nước đang ở mức cao so với giá than nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Giá bán bình quân các chủng loại than antraxit Việt Nam năm 2015 là 1.557 nghìn đồng/tấn (bằng khoảng 70,3 USD/t), tương đương với giá than cám 5 HG, trong khi đó giá than trên thị trường thế giới đang đứng ở mức thấp. Do đó, giá than CIF nhập khẩu về Việt Nam cạnh tranh được với giá than trong nước.

cung than trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, phải dựa vào than nhập khẩu. Khi giá than thế giới ở thời kỳ suy thối 2015÷2017 giảm nên lượng than nhập khẩu vào Việt Nam tăng. Trong tương lai than nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn 50÷65% than tiêu thụ trong nước. Như vậy giá than nhập khẩu sẽ chi phối giá than trong nước. Giá than trong nước sẽ bị tác động bởi giá than trên thế giới và khu vực theo xu thế hội nhập.

Giá thành khai thác hiện nay đã tiệm cận giá bán than và trong tương lai giá thành than sẽ tiếp tục ở xu thế tăng. Giá than trong nước một mặt phải bù đắp chi phí và đảm bảm sản xuất than có lãi hợp lý phục vụ cho tái đầu tư phát triển, mặt khác giá bán than trong nước sẽ tiệm cận với giá than CIF nhập khẩu về Việt Nam. Than trong nước sẽ phải cạnh tranh với than nhập khẩu và thị trường than nhập khẩu vào Việt Nam có cơ hội phát triển. Nếu tính giá bán than sản xuất trong nước trên cơ sở giá thành tính theo cơng đoạn ở mặt bằng giá 2016 cho các hộ tiêu thụ để ngành than có lãi sau thuế đảm bảo vốn đối ứng tối thiểu là 15% nhu cầu vốn đầu tư thì giá bán than bình quân trong nước (tương đương cám 5) giai đoạn 2016÷2020 là 73 USD/tấn, giai đoạn 2021÷2025 là 76 USD/tấn.

2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ than (trong nước và xuất khẩu) trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay giai đoạn từ năm 2011 đến nay

Hiện nay, ngành than gồm hai đơn vị sản xuất than chính là TKV và TCTĐB (chiếm khoảng 95% tổng sản lượng than tồn ngành). Tình hình tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu của hai đơn vị trên như sau:

Bảng 19. Tổng hợp than tiêu thụ của TKV và TCTĐB

Đơn vị tính: triệu tấn

Năm Tổng số XK Trong nước

Tổng số % Điện Hóa chất Giấy Xi măng Khác

2011 44.711 16.892 27.819 62% 10.869 694 160 6.126 9.970 2012 39.197 14.433 24.764 63% 11.374 1.043 113 5.202 7.032 2012 39.197 14.433 24.764 63% 11.374 1.043 113 5.202 7.032 2013 38.679 12.008 26.671 69% 13.699 1.226 127 5.307 6.311 2014 38.428 5.935 32.493 85% 18.948 1.498 140 5.419 6.489 2015 40.057 1.283 38.774 97% 26.192 1.429 0 4.436 6.717 2016 41.142 820 40.322 98% 31.024 434 0 2.873 5.991 2017 41.658 1.517 40.141 96% 28.670 1.575 0 2.593 7.303 2018 48.756 1.908 46.848 96% 35.134 1.316 0 2.780 7.618 2019 53.930 1.080 52.850 98% 44.976 1.842 0 1.898 4.134 2020 52.344 893 51.452 98% 43.113 930 0 1.350 6.059

Hình 5. Tình hình tiêu thụ than tồn ngành

Qua bảng trên cho thấy:

- Than tiêu thụ nội địa tăng từ khoảng 27,8 triệu tấn năm 2011 (chiếm 62,2% tổng lượng than tiêu thụ) lên 38,9 triệu tấn năm 2015 (chiếm 96,8% tổng lượng than tiêu thụ) và khoảng 56,9 triệu tấn năm 2020 (chiếm 98,5% tổng lượng than tiêu thụ). Có thể thấy, khối lượng than tiêu thụ của ngành than hiện nay tăng gấp trên 2 lần so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là than cho sản xuất điện có tốc độ tăng trưởng lớn (khoảng 4 lần, từ xấp xỉ 11,0 triệu tấn năm 2011 lên khoảng 43-45 triệu tấn vào các năm 2019, 2020), và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các hộ tiêu thụ than (từ 39% lên 76% tổng lượng than tiêu thụ trong nước).

- Than xuất khẩu giảm từ 17 triệu tấn năm 2011 xuống còn khoảng 1,0 triệu tấn vào các năm 2019 và 2020, phù hợp chủ trương của Chính phủ về thị trường than: đáp ứng tối đa nhu cầu của các hộ tiêu thụ trong nước, giảm dần xuất khẩu than, chỉ xuất khẩu loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng.

- Tổng khối lượng than tiêu thụ (bao gồm than tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) giảm từ 44,7 triệu tấn vào năm 2011 xuống còn khoảng 39-41 triệu tấn/năm trong giai đoạn từ năm 2012-2017, sau đó tăng nhanh đến khoảng 61 triệu tấn vào năm 2019 và giảm xuống còn gần 57,8 triệu tấn vào năm 2020.

Như vậy, nói chung ngành than trong những năm vừa qua đã thực hiện đúng mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nước là chính (đặc biệt là cho sản xuất điện) và chỉ xuất khẩu loại than mà trong nước khơng có nhu cầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

2.3. Dự báo nhu cầu than của các hộ tiêu thụ trong nước và nhu cầu nhập khẩu than trong giai đoạn 2011-2030 và giai đoạn 2031-2045 nhập khẩu than trong giai đoạn 2011-2030 và giai đoạn 2031-2045

a) Dự báo nhu cầu than của các hộ tiêu thụ trong nước

Mặc dù những năm vừa qua, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ than trong nước trong những năm tới được dự báo vẫn tăng do hàng loạt các nhà máy nhiệt

điện chạy than đã và đang xây dựng. Mặt khác, cùng với sự phát triển ổn định và tăng trưởng trở lại của các ngành khác như xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất... sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng than tăng lên. Nhu cầu sử dụng than trong các ngành phi năng lượng trong nước không đa dạng chủ yếu phục vụ ngành công nghiệp và dân dụng, các ngành thương mại, giao thơng vận tải và nơng nghiệp gần như khơng có. Theo đó, dự kiến nhu cầu than trong nước sẽ khoảng 92-99 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên khoảng 171-182 triệu tấn năm 2045. Chi tiết như sau:

Bng 20. Tng hp d báo nhu cu s dng than trong nước

Đơn vị: 1000 tấn TT Nội dung 2025 2030 2035 2040 2045 2050 KB Cơ sở Tổng nhu cầu than 91,963 129,897 157,11 164,423 171,755 165,161 Sản xuất điện 60,417 95,51 117,082 118,494 118,114 115,752 Các ngành kinh tế 30,086 32,523 37,649 42,893 49,766 44,464 Phi năng lượng 1,46 1,864 2,379 3,036 3,875 4,945 KB cao Tổng nhu cầu than 99,543 135,519 165,466 172,563 182,484 178,334 Sản xuất điện 65,313 98,338 120,142 122,217 123,592 121,12 Các ngành kinh tế 32,77 35,317 42,945 47,31 55,017 52,269 Phi năng lượng 1,46 1,864 2,379 3,036 3,875 4,945

TT Danh mục 2025 2030 2035 2040 2045

I KB Cơ sở 91,96 129,90 157,11 164,42 171,76

1 Sản xuất điện 60,42 95,51 117,08 118,49 118,11

2 Các ngành kinh tế 30,09 32,52 37,65 42,89 49,77

3 Phi năng lượng 1,46 1,86 2,38 3,04 3,88

II KB cao 99,54 135,52 165,47 172,56 182,48

1 Sản xuất điện 65,31 98,34 120,14 122,22 123,59

2 Các ngành kinh tế 32,77 35,32 42,95 47,31 55,02

3 Phi năng lượng 1,46 1,86 2,38 3,04 3,88

Ghi chú: Dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước được định kỳ cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Các số liệu về dự báo cung cầu là dự kiến nhằm mục đích cân đối cung cầu than để xác định khối lượng, chủng loại than thiếu hụt, từ đó có phương án chuẩn bị cho công tác nhập khẩu sắp tới.

b) Nhu cầu nhập khẩu than trong giai đoạn đến năm 2050

- Theo dự báo, nhu cầu than ngày càng tăng cao (chủ yếu do sự gia tăng nhu cầu than cho sản xuất điện và các ngành kinh tế: xi măng, luyện kim, hóa

chất), trong khi than sản xuất trong nước chỉ duy trì khoảng 46-48 triệu tấn/năm. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế trong nước, dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 47-54 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên khoảng 129-140 triệu tấn vào năm 2045. Cụ thể như sau:

Bảng 21. Cân đối cung cầu than và dự báo nhu cầu nhập khẩu than trong trong giai đoạn đến năm 2045

Đơn vị tính: 1000 tấn

TT Nội dung 2025 2030 2035 2040 2045

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)