Chƣơng 7 THANH CHỊU LỰC PHỨC TẠP 7.1 KHÁI NIỆM
7.1.2. Khái quát về cách xác định nội lực, ứng suất trong thanh chịu lực phức tạp
7.1. KHÁI NIỆM
7.1.1. Khái niệm về thanh chịu lực phức tạp
Trong những chương trên, ta đã nghiên cứu hai hình thức biến dạng cơ bản của thanh thẳng: kéo (nén), uốn phẳng.
Nhưng trong thực tế, có những bộ phận máy hay kết cấu thường chịu tác dụng đồng thời của nhiều hình thức biến dạng cơ bản. Ví dụ: thân của cần trục vừa chịu kéo vừa chịu uốn, một đập chắn nước vừa chịu nén vừa chịu uốn…
Đôi khi lực tác dụng tưởng chừng như đơn giản, nhưng hình thức biến dạng lại không thể liệt vào một trong các loại biến dạng cơ bản. Ví dụ: một xà gỗ trên mái nhà chịu uốn, tuy lực tác dụng vng góc với trục xà nhưng lại không nằm trong một mặt phẳng đối xứng của mặt cắt, do đó xà khơng phải chịu uốn phẳng; một trụ chịu nén, nhưng lực nén lại khơng trùng với trục của trụ, do đó cũng khơng phải là hình thức nén đúng tâm. Trong các ví dụ trên ta nói rằng thanh chịu lực phức tạp.
7.1.2. Khái quát về cách xác định nội lực, ứng suất trong thanh chịu lực phức tạp tạp
Muốn tính được ứng suất và biến dạng, để tính được cường độ và độ cứng của các thanh chịu lực phức tạp, chúng ta dựa vào nguyên lý độc lập của các lực tác dụng, nghĩa là ta đem các hình thức tác dụng phức tạp của lực phân tích ra các hình
thức cơ bản đã trình bày ở các chương trên, rồi đem cộng các kết quả cùng loại đã thu được.
Ta áp dụng được nguyên lý này là vì trong giới hạn đàn hồi, biến dạng rất nhỏ, do đó khơng có ảnh hưởng đến vị trí tương đối của các lực, cũng như kích thước chủ yếu của thanh.
Chú ý rằng ứng suất tiếp do lực cắt Q gây ra thường nhỏ nên trong chương này ta bỏ qua, không xét đến.