KHUNG CỨNG SIÊU TĨNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Lực học: Phần 2 - Trường CĐ Nông nghiệp Nam Bộ (Trang 76 - 104)

- Cộng lại: RB = RB1 + RB2, ta được phản lực tại gối giữa B.

2. Dầm siêu tĩnh nhiều nhịp

8.2. KHUNG CỨNG SIÊU TĨNH

8.3.1. Khái niệm

Khung là hệ gồm các thanh được nối cứng với nhau ở đầu thanh (gọi là nút khung). Khung có thể có nhiều nhịp hoặc nhiều tầng, có thể tĩnh định hoặc siêu tĩnh.

Ở đây chỉ giới hạn xét khung một nhịp, một tầng, liên kết gối và liên kết ngàm như hình vẽ 8.20 thể hiện.

8.3.2. Vẽ biểu đồ nội lực theo phƣơng pháp tra bảng

Là phương pháp so giữa sơ đồ chịu lực của bài toán cần giải với sơ đồ tải

trọng của khung đã tính và vẽ sẵn trong bảng tra để tính toán kết quả nội lực.

Phương pháp cho phép xác định biểu đồ nội lực của khung siêu tĩnh hết sức nhanh chóng, tiện lợi và chính xác, rất thích hợp trong thực tế tính tốn thiết kế. Gặp bài toán này, chúng ta chỉ cần tra tại Bảng 2-26: ”Mơmen uốn và phản lực trong một

Hình 8.20

số khung”, trang 220-236, ”Sổ tay kỹ thuật thủy lợi” , tập 1, sách (*) đã dẫn; hoặc tra

tại ”Bảng 2.5.8: Mômen uốn và phản lực trong một số kết cấu”, trang 217-221, ”Sổ

tay kỹ thuật thủy lợi”, phần 1, tập 1, sách (**) đã dẫn. Hoặc chúng ta tra tại Phụ lục

4 giáo trình này.

Hình 8.21 là trích một sơ đồ tải trọng và biểu đồ mômen uốn vẽ sẵn (cột 1) và cơng thức tính sẵn trị số mơmen uốn và phản lực (cột 2), ta chỉ thay số vào là tính ra được các trị số và vẽ được biểu đồ chính xác của bài tốn.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Hệ siêu tĩnh là gì ? Nêu một ví dụ về hệ siêu tĩnh. 2. Trình bày các đặc điểm của hệ siêu tĩnh.

3. Bậc siêu tĩnh là gì ? Cách xác định bậc siêu tĩnh.

4. Thề nào gọi là dầm liên tục ? Nêu cách phân loại dầm liên tục.

5. Viết phương trình ba mơmen và giải thích các thành phần của phương trình. 6. Nêu cách giải phương trình ba mơmen.

BÀI TẬP

1. (Hình 8.22)

Cho dầm ABCD chịu tải trọng như hình vẽ. Biết độ cứng chống uốn EJ của dầm không đổi. Các lực có trị số như sau: P1 = 12 kN, P2 = 6 kN, q = 1,5 kN/m; độ dài các đoạn dầm cho trên hình vẽ tính bằng m.

Xác định các phản lực tại A, B, C của dầm.

2. (Hình 8.23)

Cho dầm ABCD chịu tải trọng như hình vẽ. Biết độ cứng chống uốn EJ của dầm không đổi. Các lực có trị số như sau: P = 8 kN, q = 2

kN/m; độ dài các đoạn dầm cho trên hình vẽ tính bằng m. Xác định các phản lực tại A, B, C của dầm.

3. (Hình 8.24)

Cho dầm ABCD chịu tải trọng như hình vẽ. Biết độ cứng chống uốn EJ của dầm khơng đổi. Các lực có trị số như sau: P = 40 kN, q = 20 kN/m; độ dài các đoạn dầm cho trên hình vẽ tính bằng m. Xác định các phản lực tại A, B, C của dầm. 5 20 10 10 A P1 2 P q B C D Hình 8.22 10 A q B C D 10 20 6 P Hình 8.23 A B C D 6 6 3 P 6 Hình 8.24

4. (Hình 8.25)

Cho sơ đồ dầm chịu tải trọng như hình vẽ. Biết P = 20 kN. Dùng phương pháp tra bảng, hãy xác định các trị số phản lực tại A, B và vẽ biểu đồ Q và M cho dầm. 5. (Hình 8.26)

Cho sơ đồ dầm chịu tải trọng như hình vẽ. Biết q = 10 kN/m.

Dùng phương pháp tra bảng, hãy xác định các trị số phản lực tại A, B và vẽ biểu đồ Q và M cho dầm.

6. (Hình 8.27)

Cho sơ đồ khung một nhịp, có các cột liên kết tựa khớp cố định, chịu tải trọng như hình vẽ. Biết P = 10 kN, khoảng cách cho trên hình vẽ tính bằng m;

Dùng phương pháp tra bảng, hãy xác định các trị số phản lực tại A, B, C, D và vẽ biểu đồ M cho khung. HẾT CHƢƠNG 8 P A B 6 m 3m Hình 8.25 A B 6 m q Hình 8.26 3m 1,5 0.5 A D C B 1 J 2 J P Hình 8.27

Một phần của tài liệu Giáo trình Lực học: Phần 2 - Trường CĐ Nông nghiệp Nam Bộ (Trang 76 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)