BẢNG 2.6: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2009 – 2011
Đơn vị: Nghìn đồng
Nguồn: (công ty cổ phần Hyundai Tín Thanh, 2011)
chênh lệch 2010 / 2009 2011 / 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 ± % ± % 1.Tổng doanh thu 25,907,930 64,530,330 105,647,965 38,622,400 149.08 41,117,635 63.72 2. Các khoản giảm trừ 58,450 125,249 112,986 66,799 114.28 -12,263 -9.79
3. Doanh thu thuần 25,849,480 64,405,081 105,534,979 38,555,601 149.15 41,129,898 63.86
4. Giá vốn hàng bán 24,670,920 62,152,483 102,033,820 37,481,563 151.93 39,881,337 64.17
5. Lợi nhuận gộp 1,178,560 2,252,598 3,501,159 1,074,038 91.13 1,248,561 55.43
6.Chi phí bán hàng 226,450 580,364 810,235 353,914 156.29 229,871 39.61
7. Chi phí quản lý DN 488,220 675,055 965,248 186,835 38.27 290,193 42.99
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 463,890 997,179 1,725,676 533,289 114.96 728,497 73.06
10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8,636 10,795 15,758 2,159 25.00 4,963 45.97
58 Qua kết quả tính toán ở biểu trên cho thấy:
- Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên qua từng năm từ năm 2009 đến 2011, đặc biệt là có sự tăng đột biến giữa năm 2010 với năm 2011.Tổng doanh thu 2010 của công ty đạt 64,530,330 (nghìn đồng) tăng 38,622,400 (nghìn đồng) so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 149.08%. Năm 2011, tổng doanh thu đạt 105,647,965 (nghìn đồng) tăng 41,117,635 (nghìn đồng) so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ 63.72%.
- Chỉ tiêu các khoản giảm trừ có sự biến động qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2010, các khoản giảm trừ tăng so với năm 2009 là 66,799 (nghìn đồng), với tỷ lệ tăng là 114.28 %, trong khi đó năm 2011 các khoản giảm trừ giảm so với năm 2010 là 9.79%, tương ứng với mức giảm là 12,263 (nghìn đồng). Nguyên nhân là do năm 2010 công ty phải có một đợt giảm giá khá lớn so với năm 2009 với một lượng là 114.699 (nghìn đồng) tăng với tỷ lệ 135,73%. Mặc dù vậy sang năm 2011, khoản giảm giá của công ty giảm xuống thấp hơn so với năm 2010. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do năm 2010 có giá trị hàng bán bị trả lại là 2,149 (nghìn đồng), trong khi đó năm 2009 và năm 2011 thì giá trị bằng 0.
- Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2009 – 2011. Năm 2010 doanh thu thuần tăng 38,555,601 (nghìn đồng) so với năm 2009, với tỷ lệ tăng tương ứng là 149.15%. Năm 2011 doanh thu thuần tăng so với năm 2010 là 41,129,898 (nghìn đồng), với tỷ lệ tăng tương ứng là 63.86%.
- Các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều có xu hướng tăng lên qua các năm từ năm 2009 – 2011. Trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng mạnh vào năm 2010 lần lượt tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 151.93% và 156.29% thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại có chiều hướng tăng nhẹ hơn với tỷ lệ của năm 2010/2009 chỉ là 38.27%. Nguyên nhân là do
công ty mua thêm phụ tùng, cơ sở thiết bị để nâng cao về mặt chất lượng dịch vụ. - Lợi nhuận trước thuế của công ty năm sau tăng lên một cách nhanh chóng so
với năm trước. Cụ thể là năm 2010 tăng 533,289 (nghìn đồng) so với năm 2009, với tỷ lệ tăng tương ứng là 114.96%. Sang năm 2011, lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, tăng 728,497 (nghìn đồng), tương ứng với tỷ lệ tăng là 73.06%.
59
Qua phân tích trên cho ta thấy doanh thu và lợi nhuận của nhà máy qua các năm có xu hướng tăng lên rất cao. Điều này thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả và đang trên đà phát triển.
Ngoài ra ,để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ ngoài các chỉ tiêu đánh giá chung như ở bảng phân tích trên, ta phân tích các chỉ tiêu sau:
BẢNG 2.7: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH DOANH
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần (DTT) 25,849,480 64,405,081 105,534,979
2. Giá vốn hàng bán (GVHB) 24,670,920 62,152,483 102,033,820
2. Lợi nhuận ròng (LNR) 455,254 986,384 1,709,918
3. Gía trị tồn kho ( GTTK) 17,610,487 28,176,779 45,082,847
4. Tổng vốn ( TV) 26,472,420 34,621,123 36,315,254
5. Các khoản phải thu ( CKPT) 5,958,960 7,960,850 11,564,270
6. Tỷ suất doanh lợi ( LNR/ DTT) 0.017 0.018 0.020
7. Số vòng quay tồn kho ( GVHB/ GTTK) 1.40 2.21 2.26
8. Số vòng quay toàn bộ vốn ( DTT/ TV) 0.98 1.86 2.91
9. Kỳ thu tiền bình quân (( CKPT/
DTT)*360) 83 44 39
Nguồn: (công ty cổ phần Hyundai Tín Thanh, 2011) Theo kết quả tính toán ở bảng phân tích trên cho thấy: Toàn bộ các chỉ tiêu đánh
giá tình hình tiêu thụ xe ô tô của công ty đều có xu hướng phát triển khả quan qua các năm từ năm 2009 – 2011.
- Tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm, nếu như năm 2009, cứ 1 đồng doanh thu thì công ty thu được 0.017 đồng lợi nhuận, thì đến năm 2010 và 2011, cứ một đồng doanh thu tiêu thụ tạo ra tương ứng 0.018 đồng và 0.020 đồng lợi nhuận ròng.
- Vòng quay hàng tồn kho trong 3 năm có xu hướng tăng nhưng rất chậm, chứng tỏ lượng hàng tồn kho đưa vào tiêu thụ còn chậm.
- Từ năm 2009 – 2011 số vòng quay toàn bộ vốn của công ty tăng nhẹ nhưng còn ở mức thấp. Năm 2009, cứ một đồng vốn bỏ ra mang lại cho công ty 0.98 đồng doanh thu, sang năm 2010 và 2011 cứ một đồng vốn bỏ ra thì mang lại cho công ty lần lượt tương ứng 1.86 và 2.91 đồng doanh thu. Qua đó cho thấy việc sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả cao.
60
- Năm 2009, tình hình tiêu thụ và thanh toán của công ty còn quá chậm (83 ngày), điều đó cho thấy công ty phải mất bình quân là 83 ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Cho đến năm 2010 và 2011 kỳ thu tiền bình quân đã được rút ngắn xuống còn 44 và 39 ngày, tuy nhiên vẫn còn hơi chậm qua đó cho thấy chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp và chất lượng công tác theo dõi của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.
2.3. CÔNG TÁC TIÊU THỤ XE Ô TÔ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SAU BÁN
XE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HYUNDAI TÍN THANH
2.3.1. Các hoạt động của công ty cổ phần ô tô Tín Thanh trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm
2.3.1.1. Nghiên cứu thị trường
Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing, công việc nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà trực tiếp là các nhân viên bán hàng, phụ trách Marketing và cố vấn dịch vụ. Công ty giao nhiệm vụ cho mỗi nhân viên quản lý một khu vực thị trường và chịu trách nhiệm về khu vực mà mình phụ trách. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi khu vực thị trường, trên cơ sở đó xem xét, quan sát và nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường về nhu cầu sử dụng xe ô tô nói chung, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu sử dụng xe hãng HYUNDAI và các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Các nhân viên quản lý từng khu vực xác định nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về các chủng loại xe HUYNDAI, FORD, DAEWOO…Từ đó khoanh vùng thị trường ô tô hãng HYUNDAI trên khu vực mà mình phụ trách. Nghiên cứu và phân loại đối thủ cạnh tranh, thường xuyên nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh để có đối sách thích hợp nhằm mở rộng thị trường trên khu vực mình phụ trách. Đề xuất ý kiến cho lãnh đạo giải quyết, nhằm lập kế hoạch và xây dựng những chính sách tiêu thụ linh hoạt, nhạy bén.
Thu thập thông tin thị trường được thực hiện theo hai cách:
- Nghiên cứu tại văn phòng: Cán bộ nhân viên phòng kinh doanh thu thập thông tin về nhu cầu của ngành ô tô thông qua các tài liệu, sách báo, sự gia nhập mới và số lượng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, những thay đổi của chính sách nhà nước có liên quan đến ngành sản xuất ô tô của Việt Nam…Ngoài ra, công ty còn phân tích, nghiên cứu thị trường thông qua các số liệu kế toán tài chính, thống kê tiêu thụ các năm trước.
61
- Nghiên cứu thực tế: Công ty thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát thực tế thị trường để nắm bắt khả năng tiêu thụ xe HYUNDAI và thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng sử dụng các loại xe HYUNDAI của công ty cổ phần Tín Thanh.
Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Do chưa có phòng Marketing chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích thị trường nên chưa dự báo chính xác nhịp độ tăng trưởng của thị trường.
2.3.1.2. Dự báo thị trường
Theo dự báo, năm 2012 thị trường ô tô sẽ giảm sản lượng, kinh tế năm 2012 được nhận định là vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến nhu cầu về ô tô giảm. Bên cạnh đó, việc tăng thuế trước bạ, phí đăng ký biển số xe ô tô khiến nhiều người tiêu dùng không có khả năng thanh toán. Đồng nghĩa với sự sụt giảm của lượng cầu trên thị trường.
Năm 2012 thực sự là năm khó khăn đối với thị trường ô tô Việt Nam nói chung và tại công ty cổ phần Hyundai Tín Thanh nói riêng. Có thể thấy rõ điều đó qua số liệu bán hàng của công ty trong quý I/2012: Lượng xe bán trong quý I/2012 chỉ có 35 xe, trong khi đó quý I/2011 là 84 xe, qua đó cho thấy doanh số bán hàng trong quý I/2012 giảm 41.67% so với doanh số bán cùng kì năm 2011 sau khi lệ phí trước bạ và phí cấp biển số được bắt đầu có hiệu lực từ năm 2012. Theo dự báo, ước tính sản lượng bán hàng của công ty trong thời gian tới sẽ giảm khoảng 20%. Đây thật sự là vấn đề quan trọng cho sự duy trì ổn định và phát triển lâu dài của công ty.
2.3.2. Công tác lựa chọn sản phẩm thích ứng của công ty
Do đặc điểm của công ty Cổ Phần Hyundai Tín Thanh là đại lý của công ty cổ phần tập đoàn Thành Công nên công ty cổ phần Hyundai Tín Thanh chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chứ không có chức năng sản xuất sản phẩm hàng hóa. Vì thế, sản phẩm kinh doanh của công ty là các loại xe hãng HYUNDAI sản xuất tại Việt Nam do tập đoàn Thành Công cung cấp.
Việc đặt hàng của công ty (về chủng loại xe như: Accent, Tucson, Avante, SantaFe, Eon…, về số lượng và màu sắc) với tập đoàn Thành Công qua từng năm là dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường tiêu thụ. Tuy vậy việc nghiên cứu phân tích thị trường của công ty còn chưa sâu, thiếu linh hoạt nên nhiều lần công ty để mất khách hàng vì không có xe giao, doanh số tiêu thụ thấp hoặc có khi lượng xe tồn động nhiều.
62
2.3.2.1. Chính sách giá cả của công ty
Với chức năng là đại lý tiêu thụ xe mới do tập đoàn Thành Công cung cấp, công ty cổ phần Huyndai Tín Thanh không thể sử dụng chính sách giá linh hoạt, nhạy bén trong công tác tiêu thụ. Công ty tuân thủ theo chính sách giá cả của tập đoàn Thành Công là giá bán lẻ không có chiết khấu, giảm giá hay hoa hồng. Đối với mọi khu vực thị trường truyền thống hay tiềm năng, khách hàng thường xuyên hay tiềm năng,
Công ty áp dụng chính sách giá đối với các loại xe hãng HYUNDAI đúng như yêu cầu của tập đoàn Thành Công đưa ra, cụ thể như sau:
BẢNG 2.8: GÍA BÁN XE HÃNG HYUNDAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÍN THANH DÒNG XE GIÁ BÁN EON 0.8 MT 345,000,000 PA – i10 1.1 MT 380,520,000 PA – i10 1.2 AT 451,500,000 PB – i20 1.4 AT 545,580,000 FD – i30 CW 1.6 AT 694,890,000 RB - Accent 1.4 MT 553,205,000 RB - Accent 1.4 AT 585,545,000 HD- Elantra CKD MT 483,784,000 HD - Avante CKD 1.6 MT 516,008,000 HD - Avante CKD 1.6 AT 580,456,000 HD - Avante CKD 2.0 AT 645,010,000 FS – Veloster 1.6 AT 857,850,000 YF - Sonata 2.0 AT DKD 992,880,000 YF - Sonata 2.0 AT Nhập khẩu 983,535,000 BK Genesis Coupe 2.0 AT 1,134,735,000 VI - Equus 3.8 AT 2,822,925,000 VI - Equus 4.6 AT 3,365,775,000 LM – Tucson 2.0 AT 4 WD 949,305,000 CM - SantaFe 2.0 AT 2 WD ( dầu) DKD 1,172,640,000 CM - SantaFe 2.4 AT GLS 4 WD ( xăng) 1,194,375,000 CM - SantaFe 2.2 AT GLS 4 WD ( dầu) 1,172,640,000
HR - Hyundai H 100 cabin - satxi 2.5 MT 418,950,000