TT Nhân tố sinh tháichính
Trọng số sinh thái chính (W1)
Nhân tố sinh thái phụ
Trọng số sinh thái phụ (W2) Trọng số chung (Wj=W1*W2) 1 Khí hậu 0,387 Lượng mưa (mm) 0,500 0,193 Nhiệt độ khơng khí (0C) 0,333 0,129 Độ ẩm khơng khí (%) 0,167 0,064 2 Đất 0,282 Độ dày tầng đất (cm) 0,667 0,188 Loại đất 0,333 0,094 3 Địa hình 0,208 Độ cao 0,571 0,119 Độ dốc 0,429 0,089 4 Trạng thái thực bì 0,124 Loại rừng 1,000 0,124
Kết quả đánh giá trọng số của các nhân tố ảnh hưởng được kiểm chứng bằng tỉ số nhất quán (Consistency ratio: CR). Kết quả tính tốn chỉ số nhất qn của nhân tố chính và phụ đạt tương ứng lần lượt là 0,00607 và 0,000605 nhỏ hơn < 0,1 hay 10%, điều này chứng tỏ ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố sinh thái lựa chọn đạt độ tin cậy cho phép, nên các trọng số của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phù hợp cho loài Huỷnh được chấp nhận đưa vào cộng lớp trong GIS để tính tốn các chỉ số phù hợp (SI) cho loài Huỷnh ở vùng nghiên cứu.
3.5.3. Xây dựng bản đồ phù hợp cho loài cây Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị Quảng Trị
Bản đồ phù hợp loài Huỷnh được thiết lập dựa trên cơ sở phân tích các lớp dữ liệu ảnh hưởng đến sự phù hợp loài Huỷnh. Các lớp dữ liệu sau khi đã được phân hạng phù hợp, xác định trọng số và điểm tương ứng với từng mức độ ảnh hưởng được chuyển từ dữ liệu Vector sang dữ liệu Raster, rồi sau đó cộng từng lớp trong GIS theo phương trình sau:
SI= (0,193*LM + 0,188*ĐDTĐ + 0,129*NĐ + 0,124*TTTB+ 0,119*ĐC + 0,094*LĐ+ 0,089*ĐD + 0,064*DAKK) пCj
Trong đó, SI: Chỉ số phân hạng phù hợp cho loài Huỷnh;LM: Lượng mưa trung bình năm; ĐDTĐ: Độ dày tầng đất; NĐ: Nhiệt độ trung bình năm; TTTB: trạng thái thực bì; ĐC: Độ cao; LĐ: Loại đất; ĐD:
Độ dốc; ĐAKK: Độ ẩm khơng khí trung bình năm.Cj: Nhân tố giới hạn về
Kết quả phân tích, thống kê diện tích và vị trí phân hạng phân bố cho lồi Huỷnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị được thể hiện qua bảng 3.18 và hình 3.12 và hình 3.13.
Bảng 3.18. Tổng hợp diện tích phân cấp phù hợp lồi cây Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị TT Phân cấp phù hợp Tỉnh Quảng BìnhTỉnh Quảng Trị Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Khơng phù hợp 646.965,1 80,22 392.133,2 83,41 2 Phù hợp thấp 5,9 0,00 6.843,4 1,46 3 Phù hợp trung bình 106.945,9 13,26 68.801,4 14,63 4 Phù hợp cao 52.610,0 6,52 2.345,1 0,50 Tổng cộng:806.527,0100,00470.123,0100,00
Qua bảng 3.18 cho thấy diện tích vùng nghiên cứu được phân cấp đánh giá là phù hợp với loài cây Huỷnh là 237.551,7 ha (chiếm 18,6% tổng diện tích tự nhiên nghiên cứu 2 vùng). Trên tồn bộ diện tích có Huỷnh phân bố, phần lớn diện tích được đánh giá phù hợp với mức độ trung bình là 175.747,3 ha (chiếm 13,8%). Trong khi đó, diện tích được xác định có mức độ phù hợp cao và thấp chỉ chiểm tỷ lệ thấp lần lượt tương ứng là 4,3% và 0,5%.
Hình 3.12. Bản đồ phân hạng phù hợp sinh thái đối với lồi Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình
Hình 3.13. Bản đồ phân hạng phù hợp sinh thái đối với loài Huỷnh tại tỉnh Quảng Trị
3.6. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY HUỶNH TẠI 2 TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3.6.1. Phân tích SWOT trong phát triển lồi cây Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị
Điểm mạnh (Strengs)Điểm yếu (Weakness)
- Cây Huỷnh là cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên của 2 tỉnh và hiện nay sản phẩm gỗ cây Huỷnh rất được ưa chuộng.
- Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Người dân có truyền thống sản xuất gắn bó với rừng.
- Hệ thống chính sách về cơ bản đã khuyến khích được người dân tham gia phát triển các lồi cây gỗ bản địa có giá trị.
- Chính quyền địa phương và các ngành đã phối hợp thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác QLBVR, góp
- Việc phát triển cây Huỷnh khó khăn do nguồn giống có chất lượng cịn hạn chế, hạt nhanh mất sức nảy mầm, khó bảo quản hạt giống.
- Vị trí địa lý ít thuận lợi, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình bị chia cắt, quá trình gây trồng và phát triển loài gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ dân trí cịn thấp, khơng đồng đều, ý thức bảo vệ rừng chưa cao.
- Tập quán chăn thả gia súc bừa bãi, phá rừng, đốt nương làm rẫy gây khó khăn cho cơng tác QLBVR.
phần bảo tồn và phát triển loài. thuật vào gây trồng cây Huỷnh theo hướng thâm canh cung cấp gỗ lớn cịn hạn chế. - Việc trồng cây cịn thiếu tính quy hoạch, cịn mang tính tự phát.
Những cơ hội (Opportunities)Những thách thức (Threats)
- Cơng tác bảo tồn và phát triển lồi cây bản địa đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, các tổ chức quốc tế với nhiều chương trình, dự án đầu tư về phát triển vùng đệm, bảo tồn ĐDSH, hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật gây trồng thâm canh các loài cây gỗ bản địa theo hướng gỗ lớn.
- Có nhiều diện tích đất chưa có rừng và một số diện tích rừng nghèo kiệt có thể trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và trồng làm giàu rừng bằng loài cây Huỷnh. - Cơ hội hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng là cơ hội tốt để các chủ rừng QLBVR, trong đó có bảo tồn và phát triển cây Huỷnh.
- Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp còn mỏng, cán bộ phụ trách nhiều xã, kiêm nhiều mảng, phụ cấp hỗ trợ thấp.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, kinh tế còn nhiều thiếu thốn,… gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát triển lồi.
- Đời sống người dân còn nghèo, mức tăng dân số cao, đất canh tác nơng nghiệp ít, an ninh lương thực khơng đảm bảo gây nên sức ép đối với việc bảo tồn và phát triển lồi. - Thị trường nơng lâm sản khơng ổn định, giá cả thay đổi bất thường.
- Cạnh tranh từ việc phát triển gây trồng các lồi cây có giá trị kinh tế và chu kỳ kinh doanh ngắn dưới 5 năm như các lồi Keo và một số cây nơng nghiệp.
- Việc phát triển trồng rừng tập trung Huỷnh với quy mơ lớn gặp phải những khó khăn thách thức về nguồn vốn và diện tích đất đủ để trồng rừng.
3.6.2. Giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh:
Cây Huỷnh là cây dễ trồng nếu sử dụng được giống tốt và chọn được lập địa phù hợp. Để phát triển rừng trồng Huỷnh cần phát triển theo hướng thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng. Tập trung cải thiện giống, phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương. Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng trồng Huỷnh, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mơ nhằm đảm bảo ngun liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp trồng cây Huỷnh. Và để phát triển được lồi Huỷnh cần quy
hoạch khu vực có thể phát triển lồi trên cơ sở bản đồ thích hợp, bản đồ phân bố tiềm năng của loài từ kết quả nghiên cứu trên.
Dựa trên bản đồ phân hạng phù hợp chồng lên lớp bản đồ tiếp cận mạng lưới đường để xác định các khu vực ưu tiên cho tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh theo các mức độ tương ứng với từng khoảng cách như sau: Ưu tiên 1 (< 2000 m); ưu tiên 2 (2000 -4000 m), ưu tiên 3 (4000-6000 m) và không phù hợp (>6000 m).
Kết quả đề xuất quy hoạch vùng trồng Huỷnh tiềm năng tại Quảng Bình được tổng hợp qua bảng 3.19 và hình 3.14.
Bảng 3.19. Tổng hợp quy hoạch tiềm năng phục hồi lồi cây Huỷnh ở Quảng Bình
TT Ưu tiên Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Khơng phù hợp 671.836,70 83,30
2 Ưu tiên 1 58.955,10 7,31
3 Ưu tiên 2 47.352,00 5,87
4 Ưu tiên 3 28.383,20 3,52
Tổng cộng:806.527,00100,00
Qua bảng 3.19. cho thấy diện tích vùng nghiên cứu được đề xuất phân cấp đánh giá là phù hợp với tiềm năng phục hồi lồi cây Huỷnh là 134.690,3 ha (chiếm 16,7% tổng diện tích tự nhiên). Trên tồn bộ diện tích có tiềm năng phân bố Huỷnh, có 58.955,1ha có tiềm năng quy hoạch ưu tiên mức 1 chiếm 7,31% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tuyên Hóa (ở các xã như Hương hóa, Kim Hóa, Lê Hóa, Thuận Hóa, Ngư Hóa…), huyện Minh Hóa (ở các xã như Hồng Hóa, Hóa Hợp, Tân Hóa, Trung Hóa…); và rải rác ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Các mức ưu tiên 2 và 3 chiếm tỷ lệ lượt là 5,87% và 3,52%.
Hình 3.14. Bản đồ đề xuất quy hoạch trồng rừng bằng lồi cây Huỷnh tại Quảng Bình
Kết quả đề xuất quy hoạch vùng trồng Huỷnh tiềm năng tại Quảng Trị dựa trên bản đồ phân hạng phù hợp được thể hiện trên hình 3.15 và bảng 3.20. Bảng 3.20 cho thấy tổng diện tích có tiềm năng quy hoạch là 77.290,30 ha, chiếm 16,44% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, phần lớn diện tích thuộc mức ưu tiên 1 chiếm 10,38% (tương đương với 48.796,40 ha) tập trung ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), Linh Thượng (Gio Linh), huyện Hướng Hóa (Hướng Lập, Hướng Việt, xã Húc, Ba Tầng), Đakrơng ( Húc Nghì, Ba Nang, Ba Lòng) và một phần nhỏ Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Các diện tích thuộc 2 mức cịn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là mức ưu tiên 2 (4,90%), ưu tiên 3 (1,16%).
Bảng 3.20. Tổng hợp quy hoạch tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh ở Quảng Trị
TT Ưu tiên Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Không phù hợp 392.832,60 83,56
2 Ưu tiên 1 48.796,40 10,38
3 Ưu tiên 2 23.057,00 4,90
4 Ưu tiên 3 5.436,90 1,16
Tổng cộng:470.123,00100,00
Hình 3.15. Bản đồ đề xuất quy hoạch trồng rừng bằng loài cây Huỷnh tại Quảng Trị
Các địa điểm đề xuất trên ở 2 tỉnh cũng phù hợp với kết quả điều tra trên thực địa. Điều nàykhẳng định mức độ chính xác của bản đồ vùng phù hợp tiềm năng phát triển lồi Huỷnh thơng qua cơng nghệ GIS.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi rút ra một số kết luận cho loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị như sau:
1.1. Thực trạng rừng trồng và sinh trưởng loài Huỷnh trên các mơ hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu:
- Quy mơ gây trồng Huỷnh ở địa bàn chủ yếu là quy mơ nhỏ, hình thức quản lý theo hộ gia đình là phổ biến nhất.
-Kỹ thuật trồng rừng tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị chưa áp dụng đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của Bộ hay Sở đã ban hành mà vẫn áp dụng kỹ thuật trồng rừng ở mức quảng canh như phát đốt thực bì tồn diện, mật độ trồng rừng q dày, khơng bón phân lót và phân thúc, khơng tỉa thưa ni dưỡng,... nên chất lượng rừng trồng cịn kém.
-Mơ hình trồng rừng Huỷnh được trồng theo nhiều phương thức khác nhau, mỗi phương thức lại có các phương pháp bố trí khác nhau và được phân thành 3 loại mơ hình chính gồm thuần lồi, hỗn lồi và trồng làm giàu rừng. Tất cả các mơ hình này đều được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn.
-Sinh trưởng, tăng trưởng, chất lượng rừng trồng lồi Huỷnh hiện có ở 2 tỉnh biến động trung bình, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại của lâm phần (tuổi rừng, mật độ hiện còn), các yếu tố lập địa (địa hình, khí hậu, đất,...), ngồi ra cịn ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật tác động.
1.2. Lập địa trồng rừng Huỷnh
Trên cơ sở đặc tính lồi Huỷnh và các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp kết quả điều tra, đánh giá rừng trồng Huỷnh trên một số dạng lập địa ở 2 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, đề tài đã xác định được điều kiện lập địa trồng rừng thâm canh Huỷnh. Cây Huỷnh thường phân bố tại những nơi có nhiệt độ bình qn từ 220C đến 250C, lượng mưa từ 2.100 mm đến 2.500 mm, độ ẩm khơng khí trung bình từ 83 - 90%, trên các loại đất huộc nhóm đất đỏ vàng (F) và nhóm đất mùn vàng đỏ (H), độ dày tầng đất trên 70 cm, đai cao dưới 500 m, độ dốc dưới 200 và ở các trạng thái rừng TXK (rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt), TXP (rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi), TXN (rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo).
1.3. Vùng tiềm năng phát triển loài Huỷnh
Đề tài đã xây dựng bản đồ tiềm năng phân bố cây Huỷnh và bản đồ tiềm năng phát triển cho trồng phục hồi rừng bằng lồi cây Huỷnh trên cơ sở tích hợp tư liệu ảnh viễn thám, phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) vào GIS. Diện tích vùng nghiên cứu được đánh giá là phù hợp cho loài cây Huỷnh là 237.551,7ha (chiếm 18,6%). Trong đó, Quảng Bình có 159.561,9 ha và Quảng Trị có 77989,8 ha.
1.4. Giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh:
Dựa trên bản đồ phân hạng phù hợp chồng lên lớp bản đồ tiếp cận mạng lưới đường đề tài đã xác định được các khu vực ưu tiên cho tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh. Tại Quảng Bình diện tích có tiềm năng phục hồi lồi cây Huỷnh là 134.690,3 ha (chiếm 16,7% tổng diện tích tự nhiên); Diện tích đề xuất quy hoạch tiềm năng phục hồi lồi cây Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình theo mức độ ưu tiên 1 (tiếp cận mạng lưới đường ≤ 2000 m) là 58.955,1 ha (chiếm 7,31%); mức độ ưu tiên 2 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 2000 - 4000 m) là 47.352 ha (chiếm 5,87%) và mức độ ưu tiên 3 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 4000 - 6000 m) là 28.383,2 ha (chiếm 3,52%).
Kết quả đề xuất quy hoạch vùng trồng Huỷnh tiềm năng tại Quảng Trị chiếm 16,44% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, phần lớn diện tích thuộc mức ưu tiên 1 chiếm 10,38% (tương đương với 48.796,40 ha). Các diện tích thuộc 2 mức cịn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là mức ưu tiên 2 (4,90%), ưu tiên 3 (1,16%).
2. TỒN TẠI
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài vẫn cịn một số tồn tại như chưa nghiên cứu xác định tuổi thành thục cơng nghệ cho mơ hình trồng rừng gỗ lớn và chưa dự đốn sản lượng và phân tích hiệu quả kinh tế của các mơ hình.
3. KIẾN NGHỊ
-Cần tiếp tục đi sâu giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên và cần tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, theo dõi và thu thập số liệu các mô hình trồng rừng Huỷnh trong thời gian dài để có đánh giá một cách đầy đủ hơn và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Huỷnh kết hợp với nguồn giống tốt, lựa chọn khu vực trồng có điều kiện lập địa phù hợp theo quy hoạch của đề tài để áp dụng phát triển rừng trồng Huỷnh trong sản xuất đạt hiệu quả cao tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN VĂN
1. Vũ Đức Bình, Phạm Tiến Hùng, Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Thảo Trang, Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Nguyễn Thị Thanh Nga, Hà Văn Thiện (2021). Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, năm 2021 - Viện KHLN Việt Nam.
2. Vũ Đức Bình, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Thảo Trang, Nguyễn Thị Thanh Nga, (2022). Đánh giá sự phù hợp sinh thái và đề xuất quy hoạch phát triển cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại tỉnh Quảng Bình Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1, năm 2022 - Viện KHLN Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Đức Bình, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Công Định, 2019. "Đánh giá sự phù hợp sinh thái và đề xuất các giải pháp bảo tồn, quy hoạch loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) tại tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế tập 3, số 1 - 2019, tr 1013-1024.
2. Vũ Đức Bình (2019). Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) tại tỉnh