CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 35)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Cách tiếp cận

Huỷnh là loài cây bản địa, có phân bố tự nhiên ở một số vùng sinh thái của Việt Nam. Muốn gây trồng và phát triển hiệu quả loài cây này thì phải xác định được một số cơ sở khoa học về giống, các đặc điểm phân bố, sinh thái, kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng rừng. Trên cơ sở đó, đề tài có cách tiếp cận như sau:

- Tiếp cận kế thừa: Huỷnh là loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và

theo quan điểm kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có để xác định những nội dung còn tồn tại cần tập trung nghiên cứu sâu hơn, qua đó bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học cũng như đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển bền vững loài cây này.

- Tiếp cận có sự tham gia: Để phát triển rừng trồng Huỷnh

thành công cần có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như hộ gia đình, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý lâm nghiệp chuyên ngành,... Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được luận văn áp dụng.

- Tiếp cận thực nghiệm theo vùng sinh thái: Các vùng sinh thái

Bắc Trung Bộ có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, địa hình,... khác nhau, dẫn đến đặc điểm phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái, cấu trúc và tái sinh rừng,... cũng khác nhau. Vì vậy, luận văn sẽ tiếp cận nghiên cứu theo các tỉnh trong vùng sinh thái, ưu tiên chọn những khu vực có Huỷnh phân bố tập trung để nghiên cứu đặc điểm sinh học, nghiên cứu đánh giá hiện trạng và sinh trưởng các mô hình rừng trồng hiện có và điều kiện lập địa khu vực phân bố của loài Huỷnh.

- Tiếp cận hệ thống: Luận văn sẽ nghiên cứu tổng hợp và hệ

thống các vấn đề có liên quan, từ các nghiên cứu về đặc điểm lâm học, điều kiện lập địa, sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực BắcTrung Bộ. Trung Bộ.

-Kế thừa chọn lọc các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu như: Bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu, các tài liệu về điều kiện lập địa, dân sinh kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.

-Thu thập các số liệu từ niên giám thống kê, cổng thông tin điện tử của tỉnh và Internet...

-Thu thập các số liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn, và các loại bản đồ hành chính, địa hình,...)

2.3.3. Phương pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Huỷnh tại khuvực Bắc Trung Bộ vực Bắc Trung Bộ

-Thu thập tổng kết kỹ thuật trồng rừng Huỷnh qua các nguồn tài liệu ở trong và ngoài nước.

Quảng Trị.

+ Trao đổi, phỏng vấn 30 người (15 người/ tỉnh x 2 tỉnh), bao gồm cán bộ kỹ thuật của Chi cục Kiểm lâm, các Công ty Lâm nghiệp, Lâm trường và đại diện một số cán bộ, người dân có trồng rừng Huỷnh ở các tỉnh nêu trên.

+ Thu thập thông tin về các nội dung sau: Thời vụ trồng, đất trồng thích hợp, xử lý thực bì, làm đất, mật độ trồng, bón phân, trồng cây, chăm sóc, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại, lửa rừng, tuổi tỉa thưa, mật độ để lại, tuổi khai thác, chế biến và sử dụng gỗ Huỷnh.

2.3.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng rừngtrồng Huỷnh trồng Huỷnh

- Điều tra đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng rừng trồng Huỷnh ở hai tỉnh Quảng Bình (huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch), Quảng Trị (huyện Cam Lộ và huyện Đakrông). Tiêu chí lựa chọn các mô hình rừng trồng Huỷnh để điều tra đánh giá sinh trưởng là: i). Phân bố tại các khu vực có nhiều rừng trồng Huỷnh trong tỉnh; ii). Đại diện cho cấp tuổi và các dạng lập địa chính của khu vực nghiên cứu.

- Do trên thực tế điều tra, một số vùng không có đủ các mô hình theo 5 loại tuổi trên 3 dạng lập địa nên đề tài đã tập trung điều tra, đánh giá các mô hình hiện có Huỷnh phân bố nhiều trong vùng. Chọn và lập 76 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình để thu thập số liệu đánh giá sinh trưởng và năng suất của các mô hình rừng trồng Huỷnh ở 2 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (trong đó Quảng Bình 58 ô, Quảng Trị 18 ô). Với mỗi mô hình rừng trồng Huỷnh lập tối thiểu 3 OTC, diện tích mỗi OTC là 500 m2 (20m x 25m) với các rừng trồng thuần loài, OTC 1.500 m2 đối với rừng trồng hỗn giao (từ 2 đến 3 loài) và OTC 2.000 m2 với mô hình trồng làm giàu rừng (đảm bảo dung lượng mẫu đạt từ 30 cây trở lên cho mỗi đối tượng).

- Trong các OTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu Do (đối với cây có Hvn<1,5m), D1.3, Dt, Hvn, Hdc và các chỉ tiêu chất lượng thân cây (độ thẳng thân cây, độ nhỏ cành, khuyết tật, sâu bệnh hại,…). Ghi chép các thông tin về năm trồng, trồng thuần loài hay hỗn loài, tỷ lệ hỗn giao, tiêu chuẩn cây con đem trồng, mật độ trồng, biện pháp xử lý thực bì, làm đất, bón phân, chăm sóc. Mô tả độ cao so với mực nước biển, vị trí ở chân, sườn hay đỉnh, độ dốc, loại đất, độ dày tầng đất, độ tàn che, loài cây bụi thảm tươi chính, chiều cao, độ che phủ của thảm thực bì,…

- Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân chung (D1,3, Hvn, Hdc, Dt, V cây, M, ∆M) và tỷ lệ số cây theo các chỉ tiêu chất lượng nêu trên cho mỗi dạng lập địa theo tuổi rừng, phân tích quá trình sinh trưởng theo tuổi, mật độ hiện còn, đặc điểm địa hình, đặc điểm đất.

- Số liệu điều tra thu thập ngoại nghiệp được xử lý tính toán thống kê toán học lâm nghiệp trên phần mềm Excel (Nguyễn Hải Tuất, 1996).

Thể tích thân cây cả vỏ (V) bình quân được tính theo công thức:

(m3) (3.1)

Trong đó: π = 3,14;

f là hệ số hình dạng (lấy bằng 0,5)

Trữ lượng lâm phần (M) (m3/ha) = V * n (3.2)

Trong đó: n là mật độ cây/ha ở thời điểm điều tra. Lượng tăng trưởng bình quân năm:

M (m3/ha/năm) = M/A (3.3)

Trong đó: A là số tuổi rừng; M là trữ lượng lâm phần

2.3.5. Phương pháp phân chia xác định lập địa trồng rừng thâm canh Huỷnh tạikhu vực Bắc Trung Bộ khu vực Bắc Trung Bộ

- Sau khi chọn được các tỉnh của Huỷnh phân bố và có các mô hình rừng trồng Huỷnh, tiến hành điều tra xác định lập địa trồng rừng thâm canh tại 2 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

- Kế thừa các các tài liệu về nhu cầu sinh thái, điều kiện gây trồng rừng Huỷnh; số liệu khí hậu của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia từ năm 2010 đến nay thu thập ở tất cả các trạm khí tượng trong vùng nghiên cứu; số liệu, bản đồ đất toàn quốc 1/250.000, 1996 - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; bản đồ địa hình toàn quốc tỷ lệ 1/250.000, 1997 - Cục đo đạc và Bản đồ.

- Trên ô tiêu chuẩn điều tra rừng trồng đại diện cho tuổi hoặc cấp tuổi, đai độ cao, cấp độ dốc, hướng phơi, nhóm, loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, độ đá lẫn, độ pHKCl, phương thức trồng, mật độ trồng, kế thừa số liệu kết quả phân tích tính chất lý, hóa tính của 22 mẫu đất của đề tài cấp bộ của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Mỗi mẫu đất đã phân tích 6 chỉ tiêu gồm: dung trọng theo TCVN 6860: 2001, hàm lượng mùn theo TCVN 8941: 2011; đạm dễ tiêu theo TCVN 5255: 2009, P2O5 dễ tiêu theo TCVN 8942: 2011, pHKCL theo TCVN 5979: 2007, thành phần cơ giới theo TCVN 8567: 2010.

- Trên cơ sở kết quả điều tra rừng trồng Huỷnh hiện có tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng rừng theo các nhóm yếu tố lập địa.

khí hậu, địa hình, đất và thực bì, mỗi yếu tố phân chia theo 4 mức độ thích hợp khác nhau là rất thích hợp; thích hợp; ít thích hợp và không thích hợp.

+ Về khí hậu xem xét 3 yếu tố: nhiệt độ trung bình hàng năm, lượng mưa trung bình hàng năm, số tháng có lượng mưa ≥ 100 mm.

+ Về địa hình xem xét 2 yếu tố: độ cao so với mực nước biển và độ dốc.

+ Về đất xem xét 5 yếu tố: nhóm, loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, độ đá lẫn, độ pHKCl.

+ Về thực bì xem xét yếu tố trạng thái thực bì.

2.3.6. Phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển loài Huỷnh tại khu vực BắcTrung Bộ. Trung Bộ.

Sử dụng kỹ thuật GIS và phương pháp phân tích thứ bậc mờ FAHP để đánh giá và xây dựng bản đồ phù hợp loài Huỷnh ở vùng nghiên cứu, bao gồm các bước chính sau:

Bước 1. Xác định các nhân tố sinh thái và điểm phù hợp cho các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự phù hợp Huỷnh

Dựa trên cơ sở yêu cầu về mặt sinh thái và đặc điểm phân bố của loài Huỷnh, 8 nhân tố sinh thái lựa được nhóm thành 4 nhân tố sinh thái chính đặc trưng bao trùm lên các nhân tố sinh thái khác để đánh giá sự phù hợp cho loài Huỷnh, bao gồm:

i. Nhân tố khí hậu: Lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ không khí trung bình năm và độ ẩm không khí trung bình năm;

ii) Nhân tố đất: loại đất và độ dày tầng đất; iii) Nhân tố địa hình: Độ cao tuyệt đối, độ dốc; iv) Trạng thái thực bì

Mỗi chỉ tiêu của từng nhân tố tương ứng với số điểm như sau: Phù hợp cao (3 điểm), phù hợp trung bình (2 điểm), phù hợp thấp (1 điểm) và không phù hợp (0 điểm).

Bước 2. Xác định trọng số và điểm thích hợp của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đến sự phù hợp Huỷnh

Vai trò và tầm quan trọng của 4 nhân tố sinh thái chính (khí hậu, đất, địa hình và trạng thái thực bì) và 8 nhân tố sinh thái phụ lựa chọn (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, loại đất, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối, độ dốc, trạng thái thực bì). Qua điều tra trên thực địa cho thấy 4 nhân tố sinh thái chính và 8 nhân tố sinh thái phụ có vai trò, tầm quan trọng và ảnh hưởng khác nhau đến sự phù hợp loài Huỷnh. Do đó, việc xác định tầm quan trọng của các nhân tố là rất cần thiết. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) kết hợp

với việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn địa phương thông qua ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố sinh thái lựa chọn được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi trong FAHP Nhân tố ảnh hưởng (X1) (X2) … (Xn) Trọng số Nhân tố chính/phụ 1 (X1) 1 X12 … X1n W1 Nhân tố chính/phụ 2 (X2) X21 1 … X2n W2 ... .... ... ... ... ... Nhân tố chính/phụ (Xn) Xn1 Xn2 … 1 Wn

Bước 3.Xây dựng cơ sở dữ liệu loài Huỷnh

-Xây dựng lớp dữ liệu thực vật rừng/ thực bì che phủ:Lớp dữ liệu về thảm thực vật rừng che phủ vùng nghiên cứu được xây dựạ dựa trên kết quả kiểm kê rừng 2016 và dữ liệu công bố hiện trạng rừng năm 2020 của tỉnh Quảng Trị và Quảng bình kết hợp với giải đoán phân tích tư liệu Ảnh Landsat 8 OLI tháng 2 năm 2021 .

-Xây dựng dữ liệu đai cao và độ dốc: Lớp bản đồ đai cao và độ dốc ảnh hưởng đến phân bố loài Huỷnh được xây dựng từ mô hình số độ cao (DEM) bằng phần mềm 3D Analyst và Spatial Analyst.

-Xây dựng lớp dữ liệu về đất: Lớp dữ liệu về loại đất và độ dày tầng đất được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của bản đồ đất kết hợp với kết quả điều tra đất trên khu vực có Huỷnh phân bố.

- Xây dựng lớp dữ liệu về khí hậu: Lớp dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của bản đồ khí hậu kết hợp với kết quả điều tra trên khu vực có Huỷnh phân bố.

Bước 4.Xây dựng bản đồ phù hợp loài Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị

Bản đồ phù hợp cho loài Huỷnh được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mô hình không gian trong GIS. Các lớp dữ liệu ảnh hưởng sự phù hợp cho loài Huỷnh được chồng từng lớp thông qua phương trình sau:

1 1 W R m n i j SI j ij Cj     (2.1) Trong đó:

SI : Chỉ số vùng phù hợp cho loài Huỷnh

Wj : Trọng số chỉ mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái thứ j

n: Số lượng các nhân tố sinh thái lựa chọn m: Số lượng các nhân tố sinh thái giới hạn Cj là giá trị giới hạn của nhân tố sinh thái thứ j.

Bản đồ phù hợp cho loài Huỷnh dựa trên cơ sở phân tích chỉ số phù hợp tổng hợp SI, chỉ số này được phân ra 4 phân hạng phù hợp tương ứng với từng ngưỡng phân hạng phù hợp như sau: i) phù hợp cao (≥ 2,5), ii) phù hợp trung bình (1,5 -2,5), iii) phù hợp thấp (0,5- 1,5) và iv) không phù hợp (< 0,5).

2.3.7. Đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh tại khu vực BắcTrung Bộ Trung Bộ

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT trong phát triển loài Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị. Một số giải pháp quy hoạch phát triển loài được đề xuất trên cơ sở tham khảo các tài liệu hiện có kết hợp với các kết quả mới được nghiên cứu của đề tài.

Trình tự các bước ứng dụng GIS được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ các bước ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phù hợp phục vụ quản lý, quy hoạch và phát triển bền vững loài Huỷnh tại khu vực Bắc Trung Bộ

Thẩm định kết quả ngoài thực địa

Địa hình Trạng thái thực bì Kết quả điều tra trên thực địa Dữ liệu GPS Đất Khí hậu

Xây dựng cơ sở dữ liệu loài Huỷnh

Bản đồ phù hợp loài Huỷnh Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến sự thích hợp

Giải pháp quy hoạch vùng tiềm năng phát triển loài Huỷnh ở khu vực Bắc Trung Bộ

Mô hình không gian dựa trên cơ sở GIS

So sánh và xác định các trọng số bằng phương pháp mờ FAHP

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Bình và Quảng Trị là hai tỉnh nằm trrong vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 16055' đến 18005’ vĩ độ Bắc, 106032' đến 107034' độ kinh Đông.

Hai tỉnh có bờ biển dài 190,04 km ở phía Đông; có chung biên giới với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Địa hình

Quảng Bình và Quảng Trị có tổng diện tích là 12.805 km2, có địa hình khá phức tạp, với địa thế thấp dần từ Tây sang Đông và được chia thành 4 dạng địa hình:

- Vùng núi cao: phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn, chiếm khoảng 30% diện tích toàn khu vực. Địa hình chung của tiểu vùng là độ dốc bình quân là 250, độ cao dao động từ 250 - 2000m, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối.

- Vùng gò đồi núi thấp: chiếm diện tích lớn, kéo dài từ Bắc xuống Nam nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng ven biển. Địa hình bao gồm các đồi bát úp, có độ cao dao động từ 20 - 800m, độ dốc trung bình từ 30 trở lên.

Đất đai của 2 vùng này có những nét chung là đất chua, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ dốc lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi. Tổng cộng có khoảng 15 loại đất,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w