Phân tích SWOT trong phát triển loài cây Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 82 - 83)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.1. Phân tích SWOT trong phát triển loài cây Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị

3.6. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY HUỶNH TẠI 2 TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.6.1. Phân tích SWOT trong phát triển loài cây Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị Quảng Trị

Điểm mạnh (Strengs) Điểm yếu (Weakness)

- Cây Huỷnh là cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên của 2 tỉnh và hiện nay sản phẩm gỗ cây Huỷnh rất được ưa chuộng.

- Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Người dân có truyền thống sản xuất gắn bó với rừng.

- Hệ thống chính sách về cơ bản đã khuyến khích được người dân tham gia phát triển các loài cây gỗ bản địa có giá trị.

- Chính quyền địa phương và các ngành đã phối hợp thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác QLBVR, góp

- Việc phát triển cây Huỷnh khó khăn do nguồn giống có chất lượng còn hạn chế, hạt nhanh mất sức nảy mầm, khó bảo quản hạt giống.

- Vị trí địa lý ít thuận lợi, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình bị chia cắt, quá trình gây trồng và phát triển loài gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, ý thức bảo vệ rừng chưa cao.

- Tập quán chăn thả gia súc bừa bãi, phá rừng, đốt nương làm rẫy gây khó khăn cho công tác QLBVR.

phần bảo tồn và phát triển loài. thuật vào gây trồng cây Huỷnh theo hướng thâm canh cung cấp gỗ lớn còn hạn chế. - Việc trồng cây còn thiếu tính quy hoạch, còn mang tính tự phát.

Những cơ hội (Opportunities) Những thách thức (Threats)

- Công tác bảo tồn và phát triển loài cây bản địa đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, các tổ chức quốc tế với nhiều chương trình, dự án đầu tư về phát triển vùng đệm, bảo tồn ĐDSH, hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật gây trồng thâm canh các loài cây gỗ bản địa theo hướng gỗ lớn.

- Có nhiều diện tích đất chưa có rừng và một số diện tích rừng nghèo kiệt có thể trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và trồng làm giàu rừng bằng loài cây Huỷnh. - Cơ hội hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ hội tốt để các chủ rừng QLBVR, trong đó có bảo tồn và phát triển cây Huỷnh.

- Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp còn mỏng, cán bộ phụ trách nhiều xã, kiêm nhiều mảng, phụ cấp hỗ trợ thấp.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, kinh tế còn nhiều thiếu thốn,… gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát triển loài.

- Đời sống người dân còn nghèo, mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp ít, an ninh lương thực không đảm bảo gây nên sức ép đối với việc bảo tồn và phát triển loài. - Thị trường nông lâm sản không ổn định, giá cả thay đổi bất thường.

- Cạnh tranh từ việc phát triển gây trồng các loài cây có giá trị kinh tế và chu kỳ kinh doanh ngắn dưới 5 năm như các loài Keo và một số cây nông nghiệp.

- Việc phát triển trồng rừng tập trung Huỷnh với quy mô lớn gặp phải những khó khăn thách thức về nguồn vốn và diện tích đất đủ để trồng rừng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w