Giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 83 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.2. Giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh:

Cây Huỷnh là cây dễ trồng nếu sử dụng được giống tốt và chọn được lập địa phù hợp. Để phát triển rừng trồng Huỷnh cần phát triển theo hướng thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng. Tập trung cải thiện giống, phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương. Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng trồng Huỷnh, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô nhằm đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp trồng cây Huỷnh. Và để phát triển được loài Huỷnh cần quy

hoạch khu vực có thể phát triển loài trên cơ sở bản đồ thích hợp, bản đồ phân bố tiềm năng của loài từ kết quả nghiên cứu trên.

Dựa trên bản đồ phân hạng phù hợp chồng lên lớp bản đồ tiếp cận mạng lưới đường để xác định các khu vực ưu tiên cho tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh theo các mức độ tương ứng với từng khoảng cách như sau: Ưu tiên 1 (< 2000 m); ưu tiên 2 (2000 -4000 m), ưu tiên 3 (4000-6000 m) và không phù hợp (>6000 m).

Kết quả đề xuất quy hoạch vùng trồng Huỷnh tiềm năng tại Quảng Bình được tổng hợp qua bảng 3.19 và hình 3.14.

Bảng 3.19. Tổng hợp quy hoạch tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh ở Quảng Bình

TT Ưu tiên Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Không phù hợp 671.836,70 83,30

2 Ưu tiên 1 58.955,10 7,31

3 Ưu tiên 2 47.352,00 5,87

4 Ưu tiên 3 28.383,20 3,52

Tổng cộng: 806.527,00 100,00

Qua bảng 3.19. cho thấy diện tích vùng nghiên cứu được đề xuất phân cấp đánh giá là phù hợp với tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh là 134.690,3 ha (chiếm 16,7% tổng diện tích tự nhiên). Trên toàn bộ diện tích có tiềm năng phân bố Huỷnh, có 58.955,1ha có tiềm năng quy hoạch ưu tiên mức 1 chiếm 7,31% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tuyên Hóa (ở các xã như Hương hóa, Kim Hóa, Lê Hóa, Thuận Hóa, Ngư Hóa…), huyện Minh Hóa (ở các xã như Hồng Hóa, Hóa Hợp, Tân Hóa, Trung Hóa…); và rải rác ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Các mức ưu tiên 2 và 3 chiếm tỷ lệ lượt là 5,87% và 3,52%.

Hình 3.14. Bản đồ đề xuất quy hoạch trồng rừng bằng loài cây Huỷnh tại Quảng Bình

Kết quả đề xuất quy hoạch vùng trồng Huỷnh tiềm năng tại Quảng Trị dựa trên bản đồ phân hạng phù hợp được thể hiện trên hình 3.15 và bảng 3.20. Bảng 3.20 cho thấy tổng diện tích có tiềm năng quy hoạch là 77.290,30 ha, chiếm 16,44% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, phần lớn diện tích thuộc mức ưu tiên 1 chiếm 10,38% (tương đương với 48.796,40 ha) tập trung ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), Linh Thượng (Gio Linh), huyện Hướng Hóa (Hướng Lập, Hướng Việt, xã Húc, Ba Tầng), Đakrông ( Húc Nghì, Ba Nang, Ba Lòng) và một phần nhỏ Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Các diện tích thuộc 2 mức còn lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là mức ưu tiên 2 (4,90%), ưu tiên 3 (1,16%).

Bảng 3.20. Tổng hợp quy hoạch tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh ở Quảng Trị

TT Ưu tiên Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Không phù hợp 392.832,60 83,56

2 Ưu tiên 1 48.796,40 10,38

3 Ưu tiên 2 23.057,00 4,90

4 Ưu tiên 3 5.436,90 1,16

Tổng cộng: 470.123,00 100,00

Hình 3.15. Bản đồ đề xuất quy hoạch trồng rừng bằng loài cây Huỷnh tại Quảng Trị

Các địa điểm đề xuất trên ở 2 tỉnh cũng phù hợp với kết quả điều tra trên thực địa. Điều nàykhẳng định mức độ chính xác của bản đồ vùng phù hợp tiềm năng phát triển loài Huỷnh thông qua công nghệ GIS.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w