Ma trận so sánh cặp đôi trong FAHP

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 41 - 46)

Nhân tố chính/phụ 1 (X1) 1 X12 … X1n W1 Nhân tố chính/phụ 2 (X2) X21 1 … X2n W2 ... .... ... ... ... ... Nhân tố chính/phụ (Xn) Xn1 Xn2 … 1 Wn

Bước 3.Xây dựng cơ sở dữ liệu loài Huỷnh

-Xây dựng lớp dữ liệu thực vật rừng/ thực bì che phủ:Lớp dữ liệu về thảm thực vật rừng che phủ vùng nghiên cứu được xây dựạ dựa trên kết quả kiểm kê rừng 2016 và dữ liệu công bố hiện trạng rừng năm 2020 của tỉnh Quảng Trị và Quảng bình kết hợp với giải đốn phân tích tư liệu Ảnh Landsat 8 OLI tháng 2 năm 2021 .

-Xây dựng dữ liệu đai cao và độ dốc: Lớp bản đồ đai cao và độ dốc ảnh hưởng đến phân bố lồi Huỷnh được xây dựng từ mơ hình số độ cao (DEM) bằng phần mềm 3D Analyst và Spatial Analyst.

-Xây dựng lớp dữ liệu về đất: Lớp dữ liệu về loại đất và độ dày tầng đất được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của bản đồ đất kết hợp với kết quả điều tra đất trên khu vực có Huỷnh phân bố.

- Xây dựng lớp dữ liệu về khí hậu: Lớp dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của bản đồ khí hậu kết hợp với kết quả điều tra trên khu vực có Huỷnh phân bố.

Bước 4.Xây dựng bản đồ phù hợp lồi Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị

Bản đồ phù hợp cho lồi Huỷnh được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mơ hình khơng gian trong GIS. Các lớp dữ liệu ảnh hưởng sự phù hợp cho loài Huỷnh được chồng từng lớp thơng qua phương trình sau:

11 W R m n ij SIj ijCj   (2.1) Trong đó:

SI : Chỉ số vùng phù hợp cho loài Huỷnh

Wj : Trọng số chỉ mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái thứ j

n: Số lượng các nhân tố sinh thái lựa chọn m: Số lượng các nhân tố sinh thái giới hạn Cj là giá trị giới hạn của nhân tố sinh thái thứ j.

Bản đồ phù hợp cho loài Huỷnh dựa trên cơ sở phân tích chỉ số phù hợp tổng hợp SI, chỉ số này được phân ra 4 phân hạng phù hợp tương ứng với từng ngưỡng phân hạng phù hợp như sau: i) phù hợp cao (≥ 2,5), ii) phù hợp trung bình (1,5 -2,5), iii) phù hợp thấp (0,5- 1,5) và iv) không phù hợp (< 0,5).

2.3.7. Đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển loài Huỷnh tại khu vực BắcTrung Bộ Trung Bộ

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT trong phát triển lồi Huỷnh tại Quảng Bình và Quảng Trị. Một số giải pháp quy hoạch phát triển loài được đề xuất trên cơ sở tham khảo các tài liệu hiện có kết hợp với các kết quả mới được nghiên cứu của đề tài.

Trình tự các bước ứng dụng GIS được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ các bước ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phù hợp phục vụ quản lý, quy hoạch và phát triển bền vững loài Huỷnh tại khu vực Bắc Trung Bộ

Thẩm định kết quả ngồi thực địa

Địa hình Trạng thái thực bì Kết quả điều tra trên thực địa Dữ liệu GPS Đất Khí hậu

Xây dựng cơ sở dữ liệu loài Huỷnh

Bản đồ phù hợp loài Huỷnh Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến sự thích hợp

Giải pháp quy hoạch vùng tiềm năng phát triển loài Huỷnh ở khu vực Bắc Trung Bộ

Mơ hình khơng gian dựa trên cơ sở GIS

So sánh và xác định các trọng số bằng phương pháp mờ FAHP

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Bình và Quảng Trị là hai tỉnh nằm trrong vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 16055' đến 18005’ vĩ độ Bắc, 106032' đến 107034' độ kinh Đơng.

Hai tỉnh có bờ biển dài 190,04 km ở phía Đơng; có chung biên giới với nước Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Địa hình

Quảng Bình và Quảng Trị có tổng diện tích là 12.805 km2, có địa hình khá phức tạp, với địa thế thấp dần từ Tây sang Đông và được chia thành 4 dạng địa hình:

- Vùng núi cao: phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn, chiếm khoảng 30% diện tích tồn khu vực. Địa hình chung của tiểu vùng là độ dốc bình quân là 250, độ cao dao động từ 250 - 2000m, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối.

- Vùng gị đồi núi thấp: chiếm diện tích lớn, kéo dài từ Bắc xuống Nam nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng ven biển. Địa hình bao gồm các đồi bát úp, có độ cao dao động từ 20 - 800m, độ dốc trung bình từ 30 trở lên.

Đất đai của 2 vùng này có những nét chung là đất chua, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ dốc lớn dễ bị xói mịn và rửa trơi. Tổng cộng có khoảng 15 loại đất, trong đó loại đất phổ biến nhất là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất; đất có màu đỏ nâu trên đá bazơ và trung tính.

- Vùng đồng bằng: Độ cao từ 50m trở xuống, chiếm khoảng 10% diện tích. Đồng bằng ở đây có nguồn gốc mài mịn và bồi tụ. Vùng này có 18 loại đất, song chỉ có 7 loại thuộc nhóm đất phù sa, trong đó có khoảng 18.574 ha đất bồi.

- Vùng đất cát ven biển chiếm khoảng 7,13% diện tích tự nhiên khu vực, chia làm 2 loại cồn cát trắng vàng và loại đất cát biển, được phân bố theo dải hẹp sát bờ biển. Địa hình vùng đất cát ven biển khá bằng phẳng gồm 3 dạng chủ yếu là bãi cát, cồn cát và đụn cát, độ cao tương đối khoảng từ 3-30 m. Nhìn chung, loại đất cát ven biển nghèo dinh dưỡng, chua và khó sử dụng.

c. Khí hậu

Quảng Bình và Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa ẩm dồi dào, là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các lồi cây trồng nơng, lâm nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, khí hậu có những nét đặc thù riêng và khắc nghiệt hơn những vùng khác ở nước ta. Hai tỉnh thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng từ tháng 3 đến tháng 9 gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 250C ở vùng đồng bằng, 22 - 230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 năm trước đến đầu tháng 3 năm sau, có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau) nhiệt độ giảm xuống thấp dưới 220C ở đồng bằng và dưới 200C ở những nơi có độ cao trên 500 m. Giới hạn nhiệt độ tối thấp giảm xuống 8-90C, hoặc 5-70C ở vùng rẻo cao. Mùa nóng từ giữa tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40-420C. Biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm vào khoảng 7-80C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 7-90C.

- Ẩm độ khơng khí: Độ ẩm rất cao, trung bình năm đạt 83-88%. Mùa ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, trong những tháng mùa mưa độ ẩm bình quân thường trên 85%. Tháng ẩm nhất vào chính giữa mùa Đơng, có độ ẩm trung bình 90-93%. Độ ẩm có thể giảm xuống dưới 40-45% vào mùa Hè, gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

- Chế độ mưa: Chế độ mưa biến động mạnh theo mùa, và phân bố trên lãnh thổ phụ thuộc vào điều kiện địa hình, cụ thể vào sự phân bố của các dãy núi so với hướng hoàn lưu chung của khu vực. Lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 1.600 - 2.800 mm. Số ngày mưa nhiều, trung bình năm vào khoảng 140-150 ngày. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm.

- Chế độ gió: Quảng Bình và Quảng Trị là khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây Nam, mạnh nhất vào các tháng 6 - 7, với tốc độ gió 4-5 m/s có khi đạt 10 - 20m/s. Gió này rất khơ, nóng, độ ẩm khơng khí thấp và cường độ mạnh kéo dài. Trong những đợt gió Tây khơ nóng nhất, nhiệt độ tối cao trung bình có thể vượt q 38-390C. Gió mùa Đơng Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 - 4 năm sau, tốc độ gió từ 4-6 m/s, thường kèm theo mưa. Khu vực này cũng là một trong những vùng chịu tác động rất mạnh của gió bão. Thời gian bão thường xảy ra vào tháng 9 và 10. Bão có thể đạt và vượt quá tốc độ 40 m/s ở ven biển, nhanh chóng yếu đi khi vào vùng phía Tây.

d. Thủy văn

Hệ thống sơng ngịi ở 2 tỉnh nhìn chung khá phong phú. Các sơng trong khu vực đều ngắn, dốc và có hiện tượng đào lịng mạnh. Từ phía Bắc đi vào bắt gặp các con sơng lớn như: Sơng Gianh, Sơng Rn, sơng Kiến Giang, sông Bến Hải, sông Thạch Hãn... Cũng như những nơi khác ở nước ta, dịng chảy sơng suối trong 2 tỉnh không những phân bố khơng đều trong lãnh thổ mà cịn phân bố rất không đều trong năm. Hàng năm, dịng chảy sơng suối biến đổi theo mùa rõ rệt; mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dịng chảy khơng cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng. Song cũng nhờ hệ thống những sông này mà chế độ nước ở khu vực được cải thiện rõ rệt.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Bình và Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản: Do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ơn hịa là tài ngun quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của khu vực Bắc Trung Bộ. Song bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị và Quảng Bình cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt; thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó, việc khắc phục thiên tai, phát triển trồng rừng đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn với loài cây bản địa phù hợp nhằm ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số, dân tộc, lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LOÀI HUỶNH (TARRIETIA JAVANICA BLUME) TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w