Hà Tĩnh.
* Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của huyện Nghi Xuân
Huyện Nghi Xn là một huyện ven biển, nằm về phía đơng bắc của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích: 218 km², dân số: 99.657. Huyện Nghi Xuân có 17 xã và 2 thị trấn, về vị trí địa lý Nghi Xuân cách huyện Đức Thọ 20 km. Huyện Nghi Xuân và huyện Đức Thọ là hai địa phương được tỉnh chọn phấn đấu về đích trước năm 2020.
Trong q trình xây dựng nơng thơn mới, huyện Nghi Xuân đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại; nhiều mơ hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nơng thơn mới góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dân. Từ năm 2011 đến năm 2018, Nghi Xuân đã huy động trên 1.237 tỷ đồng xây dựng nông thơn mới. Tồn huyện Nghi Xn đã xây dựng 567 mơ hình sản xuất có hiệu quả, trong đó có 74 mơ hình loại lớn, 85 mơ hình vừa và 408 mơ hình loại nhỏ và trên 600 mơ hình chăn ni quy mô nhỏ gắn với kinh tế nông hộ. Phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu được triển khai rầm rộ
thu hút được đơng đảo nhân dân tham gia. Đến năm 2018, tồn huyện có 17/17 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, hồn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nơng thơn mới [70].
Để hồn thành mục tiêu này, Nghi Xuân đã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí, nhóm tiêu chí cụ thể. Hàng tuần, ngồi cơng việc chun môn, lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân và các phịng ban chun mơn đã dành hết thời gian cho công việc xuống cơ sở cùng nhân dân làm nơng thơn mới, có những chỉ đạo kịp thời, sát với tình hình thực tế của địa phương. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện tổ chức nhiều đợt tuyên truyền đến cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa của Chương trình Xây dựng Nơng thơn mới nhằm phát huy vai trò mỗi người dân trong tham gia thực hiện. Ban chỉ đạo kiên trì vận động từng nhà, theo sát từng nhà, từng xóm trong q trình xây dựng nơng thôn mới, lấy lực lượng cán bộ Đảng viên, các đồn thể làm nịng cốt, thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngồi, khơi dậy và phát huy tính tích cực, tính tự lực, tự cường, tự chủ vươn lên của nhân dân và các thành phần kinh tế với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước.
Bên cạnh đó, huyện cịn phát động phong trào xây dựng nông thôn mới nhằm tạo khơng khí thi đua sơi nổi, phát huy tính năng động, sáng tạo của từng địa phương tham gia chương trình. Các cấp ủy Đảng dựa vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng cán bộ, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức đoàn thể.
Trong điều kiện ngân sách của huyện còn hạn hẹp, việc huy động nguồn vốn trong giai đoạn đầu cịn gặp khơng ít khó khăn nên huyện chú trọng lồng ghép đề án với các dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Việc này không chỉ giúp các xã thực hiện tốt các tiêu chí của đề án mà cịn là động lực và tiền đề để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là sự đóng góp của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn.
Để đạt được kết quả như hiện tại, Nghi Xuân đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và quan trọng nhất là sự đồng thuận của người dân. Đặc
biệt, Nghi Xn khơng đặt nặng thành tích mà lấy việc nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần cho người dân làm gốc. Trong những kết quả đạt được, kết quả lớn nhất của Nghi Xuân là đã chuyển biến cơ bản tư duy, nhận thức của đa số người dân và cán bộ về xây dựng nơng thơn mới, khơng cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại; người dân đã nhận thức được xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới cho chính mình, mình là chủ thể, tự giác thực hiện, từ đó người dân tự nguyện hiến đất, tài sản, tham gia đóng góp cơng sức xây dựng. Đây chính là yếu tố cơ bản để nơng thơn mới thành công, bền vững.
* Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của huyện Can Lộc.
Huyện Can Lộc là huyện có địa giới tiếp giáp với huyện Đức Thọ nằm về phía đơng Nam, có điều kiện tinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng. Trong những năm qua thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, Can Lộc đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nơng thơn mới; đến nay sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, tồn huyện đã có 14/21 xã đạt chuẩn nơng thơn mới (chiếm 66,6%), khơng cịn xã dưới 10 tiêu chí, tồn huyện đã đạt 325/420 tiêu chí cần đạt, bình qn 15,5 tiêu chí/xã. Đạt được điều đó là nhờ có sự Đồn kết, đồng lịng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Đồn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, một trong những nhân tố quyết định tạo thành sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ và nhân dân huyện Can Lộc vượt qua mọi thử thách và thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tâm, hiệp lực của tồn dân, thúc đẩy các phong trào thi đua, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đã chung sức, đồng lịng tích cực thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới. Đặc biệt, phong trào thi đua “Can Lộc chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng nông thôn mới là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” đã góp phần làm đời sống tinh thần, vật chất của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng cấp rõ rệt…
So với yêu cầu của tỉnh thì Can Lộc là một trong những huyện vượt kế hoạch các xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2017. Đây là một sự nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tồn huyện. Qua cơng tác tun truyền, định hướng của huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã trên địa bàn đã đồng sức ra quân xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang vườn hộ, làm sạch cảnh quan mơi trường, đóng góp ngày cơng… Sức mạnh đồn kết thể hiện ngay trong khơng khí sơi nổi của bà con nhân dân khi tham gia nông thôn mới, sự khẩn trương khi nhà nhà, người người cùng làm đường bê tơng hóa, cùng xây dựng khn viên nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng…
Hàng tuần, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện trực tiếp xuống kiểm tra từ 1-2 xã nhằm soát xét tiến độ thực hiện của địa phương; tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và tập trung cao từ huyện xuống xã ngay từ đầu năm; phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai thực hiện nội dung các tiêu chí xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo đề án đã được phê duyệt. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện tăng cường kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí được phân cơng phụ trách tại các xã về đích năm 2018; đơn đốc các xã bám sát khung kế hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Hỗ trợ các xã về nguồn lực từ ngân sách huyện, huy động cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lực lượng vũ trang tham gia giúp đỡ xây dựng nông thôn mới vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần”.
Trong những năm qua, Can Lộc đã làm tốt việc phối hợp ủy ban Mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp, huy động hàng ngàn ngày công của nhân dân các địa phương, đồng thời huy động hàng nghìn lượt cán bộ, cơng chức, đồn viên học sinh tham gia cùng các xã hồn thành các tiêu chí. Đặc biệt, tiêu chí thứ 20 khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đã được các địa phương chú trọng, ra quân một cách quyết liệt. Can Lộc đã vinh dự có 01 điểm tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thơn mới, đó là thơn Hồng Lĩnh (xã Vượng Lộc); cùng với đó
trong những năm qua nhiều làng xã đã tạo nên được những kỳ tích mới trong xây dựng nơng thơn mới. Đó là thành quả từ sức mạnh đồn kết, đồng lịng từ cán bộ và nhân dân các địa phương của huyện Can Lộc.
* Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của thôn Nam Trà (xã Hương Trà , huyện Hương Khê).
Thôn Nam Trà, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - nơi được mệnh danh là “vùng quê đáng sống”. Mặc dù, trước đây Nam Trà cũng rất khó khăn, đường làng chật hẹp, cảnh quan môi trường lộn xộn. Sau khi được tỉnh Hà Tĩnh chọn là 1 trong 5 thôn đầu tiên xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí số 20 do tỉnh đề ra là xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu; hệ thống chính trị và tồn thể nhân dân đã quyết tâm thực hiện để có được kết quả này.
Nam Trà bắt đầu vận động dân làng phá bỏ hàng rào bê tông từ năm 2013 để trồng hàng rào bằng cây, tỉa thấp để tạo phong cảnh. Ban đầu, cũng có những gia đình chưa đồng thuận; tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, đến nay, các gia đình đều tự nguyện và đua nhau cùng làm hàng rào cây. Hiện nay, thơn Nam Trà đã có tới 15.000m hàng rào cây chạy quanh các xóm. Để làm được như vậy, người dân trong thơn đã cùng thống nhất các gia đình tự chăm sóc phần hàng rào của mình và cắt tỉa định kỳ hàng tuần để tất cả các hàng rào trong làng đều có chiều cao và hình dáng như nhau. Mặc dù các gia đình đều làm hàng rào rất thấp và có nhiều gia đình khơng có cổng, nhưng tình hình an ninh ln được đảm bảo, khơng có tình trạng trộm cắp. “Bí quyết” an tồn trong điều kiện đó của Nam Trà vào buổi tối là lắp đèn điện chiếu sáng khắp các ngõ xóm, đèn điện cũng là do các gia đình tự trang bị. Bên cạnh việc cùng thống nhất làm hàng rào, lắp đèn chiếu sáng thì Nam Trà cịn thống nhất được cả những điều ít người nghĩ tới, như: thơn đã thống nhất được cách để dép cùng quay ra ngoài ra sao, cách treo quần áo gọn gàng như thế nào, cách để củi bé ở đâu và củi to ở đâu…
Bên cạnh việc đưa ngơi làng của mình trở thành “kiểu mẫu” về hình ảnh, Nam Trà cịn quyết liệt xây dựng các mơ hình vườn hộ kiểu mẫu, tạo thu nhập cho các hộ dân. Sau 4 năm triển khai xây dựng, khu dân cư kiểu mẫu Nam Trà
đã có tới 20 vườn mẫu, trong đó có 7 vườn mẫu cấp tỉnh (thu nhập bình quân 150 triệu đồng/năm); 13 vườn mẫu cấp huyện (thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm trở lên).
Đến nay, 100% tuyến đường, ngõ của thôn Nam Trà được bê tơng hóa và có bờ rào cây xanh. Việc thu gom, xử lý rác thải trong tồn thơn được tiến hành 2 lần/tuần do Hợp tác xã vệ sinh môi trường gồm 9 xã viên đảm nhận. Thôn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức: Đồn Thanh niên chăm sóc cây cảnh; Chi hội Phụ nữ theo dõi việc thu gom, xử lý rác thải... Khẩu hiệu “3 sạch”: đường sạch - vườn sạch - nhà sạch được mỗi người dân Nam Trà hưởng ứng và thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, các tiêu chí về nhà văn hóa thơn, hệ thống giao thông, hệ thống điện chiếu sáng đều được cán bộ và người dân trong thôn nỗ lực hồn thiện. Nhà văn hóa thơn Nam Trà được xây dựng khang trang với khn viên cây xanh, có sân chơi cầu lơng, bóng chuyền, có tủ sách báo, có máy tính kết nối internet…
Để xây dựng thành công khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Chi ủy, chính quyền và các đồn thể trong thôn đã tập trung vận động các hộ gia đình trong thơn thực hiện tốt các phong trào như: quy hoạch lại khuôn viên vườn, xây dựng vườn mẫu, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ căn bếp, bó củi cho đến dây phơi áo quần, cách xếp từng đôi giày, đôi dép trong nhà… Bố trí hợp lý các cơng trình phụ, chuồng trại chăn ni và thực hiện tốt việc xử lí rác thải, bảo vệ môi trường; đặc biệt, các hộ trong thôn đã cùng trồng cây làm hàng rào xanh.Trong quá trình thực hiện, các cá nhân là Đảng viên, tổ trưởng, đứng đầu các đồn thể trong thơn phải gương mẫu thực hiện; gương mẫu hiến đất, hiến cây khi giải tỏa để xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội làm đẹp đường làng, ngõ xóm; từ đó từng bước vận động nhân dân đồng tình ủng hộ.
Vì vậy, từ một miền quê nghèo, các hộ gia đình chủ yếu để trống đất vườn hoặc vườn tạp khơng có hiệu quả kinh tế, chỉ sau vài năm, Nam Trà đã trở thành một miền quê đáng sống và là điểm sáng đáng học tập cho các địa phương trong cả nước. Đây cũng là cách làm mà huyện Đức Thọ đã và đang triển khai tại các khu dân cư trong toàn huyện.