Chủ trương, chính sách xây dựngNông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (bản chính thức) (Trang 44 - 50)

Tĩnh và huyện Đức Thọ.

1.3.2.1. Chủ trương, biện pháp xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh.

Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thôn mới để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng nông thôn mới ở 13 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh, gồm một số văn bản quan trọng như:

- Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 19/5/ 2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết xác định mục tiêu chung: Phát triển nơng nghiệp tồn diện gắn với cơng nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững; hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung; đẩy mạnh cơ giới hố, điện khí hố và áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, môi trường bền vững không những cho dân cư nông thôn mà cả dân cư công nghiệp và đô thị. Phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; đảm bảo mơi trường sinh thái... Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, đặc biệt quan tâm vùng miền núi, vùng sâu, vùng tái định cư; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nơng dân mới có ý thức tự vươn lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

- Quyết định số 1318-QĐ/TU, ngày 22/6/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành, về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; thực hiện Chương trình thí điểm nơng thơn mới; thực hiện cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là triển khai thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thực hiện cuộc vận động Ngày vì người nghèo.

- Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND, ngày 20/12/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, về việc quy định sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, ngày 31/7/2014 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, về Ban hành tạm thời Bộ tiêu chí Khu dân cư nơng thơn mới kiểu mẫu. Với nội dung có 10 tiêu chí, đây được xem là “tiêu chí số 20” trong xây dựng nơng thơn mới Ở Hà Tĩnh, là một sáng tạo trong q trình xây dựng nơng thơn mới của tỉnh Hà Tĩnh.

- Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND, ngày 10/10/2014, của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp, nơng thơn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới…

1.3.2.2. Chủ trương, biện pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020, trên cơ sở chủ trương của Trung, của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Thọ đã khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn huyện nhà một cách khách

quan, toàn diện cả về điều kiện tự nhiên - xã hội, thực trạng kinh tế của huyện và từng địa phương trong tồn huyện, qua đó đánh giá về nhu cầu, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc khi bước vào xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành cấp huyện đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như:

- Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đức Thọ “về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2002”, Nghị quyết xác định:

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài, có nhiều khó khăn địi hỏi cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp - nhất là chính quyền cấp xã phải đóng vai trị chủ đạo; lấy nơng thơn làm địa bàn, phát triển kinh tế là phương tiện và xác định nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài; khơi dậy tính tích cực, tự chủ vươn lên của nhân dân, của các thành phần kinh tế với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước.

Với mục tiêu chung là: Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hợp lý, gắn phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất hàng hoá với phát triển công nghiệp - dịch vụ - thương mại - du lịch và làng nghề; gắn quy hoạch phát triển nông thôn với quy hoạch phát triển thị tứ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, hiện đại đồng thời lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở mỗi vùng, miền; đẩy mạnh bảo vệ môi trường sinh thái; làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn; hệ thống chính trị ở nơng thơn được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khơng ngừng được nâng lên.Phấn đấu đến năm 2015 tồn huyện có 55% số xã hồn thành 19 tiêu chí nơng thơn mới theo quyết định của Chính phủ; đến năm 2020 Đức Thọ trở thành huyện nông thôn mới.

- Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 10/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết xác định phương hướng chung đến năm 2020 là: Tập trung phát triển sản xuất nơng nghiệp đồng bộ, tịan diện, bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển từ sản xuất nơng nghiệp truyền thống sang sản xuất nơng nghiệp hàng hóa có hiệu quả, giá trị cao, gắn phát triển nơng nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng huyện Đức Thọ sớm đạt huyện nông thôn mới.

- Quyết định số 6091/QĐ-UBND, ngày 27/12/2010 của Uỷ ban Nhân dân huyện, về “thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020”,do đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện làm Trưởng ban chỉ đạo; đồng thời Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định số 233/QĐ-UBND, ngày 15/2/2011 Thành lập Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 301/QĐ-UBND, ngày 15/3/2011 thành lập Văn Phòng điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; điều động một số đồng chí cán bộ ở các phịng, ngành của Uỷ ban nhân dân huyện làm chuyên trách.

- Trên cơ sở của Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Thường vụ huyện ủy Đức Thọ đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể cấp huyện và cơ sở tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chun mơn của mình; chỉ đạo Ban Tuyên giáo chủ trì phối hợp với các ngành trong khối tuyên truyền như phịng Văn hóa - Thơng tin, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện kịp thời ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng về chủ trương xây dựng nơng thơn mới đến tồn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện

- Trên cơ sở chủ trương của Huyện ủy và Hội đồng Nhân dân huyện, Uỷ ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng triển khai thực hiện các tiêu chí theo quy định của Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Ban hành kế hoạch, lộ trình cụ thể; Lập dự tốn thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn để có sự phân bổ nguồn lực hợp lý phục vụ cho kế hoạch hàng năm và các tiêu chí cần tập trung nguồn lực; quản lý và sử dụng có hiệu quả, hợp lý quỹ đất đã quy hoạch và tiếp tục xây dựng quy hoạch cho các địa phương để phục vụ các cơng trình cơng ích ở các địa phương; tập trung xây dựng và quản lý, giám sát việc thi cơng các cơng trình trụ sở, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đường giao thơng nơng thơn, giao thơng nội đồng, cơng trình thủy lợi…. Tổ chức huy động nguồn lực, đặc biệt tuyên truyền vận động sự vào cuộc của người dân, của các tổ chức, cá nhân, con em xa quê nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Tổ chức và triển khai, hướng dẫn thực hiện các đề án, như Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Đề án xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, xây dựng cơ chế khuyến khích bà con nơng dân ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các mơ hình sản xuất trên tất cả các lĩnh vực… [xem thêm phụ lục 4]

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và chủ trương của tỉnh, huyện, từ năm 2008 đến năm 2018 tại Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong toàn huyện đã tập trung phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương xây dựng nơng thơn mới đến tồn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, cụ thể hóa các chủ trương, ban hành nghị quyết, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở 27/27 xã.

Tiểu kết chương 1

phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Đây là một chương trình lớn, cần tập trung các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia để xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; an ninh trật tự được giữ vững.

Ở chương 1, chúng tôi đã khái quát về những yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Thọ, bao gồm các yếu tố, như:

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, như về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu và tài ngun thiên nhiên… để thấy những thuận lợi, khó khăn tác động đến cơng cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện Đức thọ.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: tập trung khái quát thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.

- Về các chủ trương, chính sách cũng như một số bài học kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra cho q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Những nội dung này chính là cơ sở để huyện Đức Thọ đề ra các chủ trương, chính sách, xây dựng kế hoạch cụ thể và tiến hành công cuộc xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tồn huyện.

Chương 2:

NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN TRONG 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 - 2018)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (bản chính thức) (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w