2.1.2.1. Huy động nguồn lực
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, tổng thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để thực hiện chương trình nay, địi hỏi phải huy động một nguồn lực lớn, tổng hợp từ Trung ương đến địa phương, cả về sức người và sức của, đặc biệt phải phát huy vai trò chủ thể của người dân. Trong
phân bổ nguồn lực xây dựng nơng thơn mới thì nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cần tập trung nhiều nguồn lực nhất.
Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, để huy động nguồn lực phục vụ chương trình, cấp ủy, chính quyền huyện Đức Thọ trên cơ sở các chủ trương của Trung ương, của tỉnh đã cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương mình nhằm huy động và phát huy nguồn lực rộng rãi trong xã hội
- Về cơ chế chính sách:
Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư mẫu... như: Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 về việc Ban hành chính sách khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp năm 2012; Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 07/03/2012 về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển đường trục chính nội đồng, kênh mương cứng; Quyết định số 2024 ngày 18/4/2013 về chính sách xây dựng đường giao thơng nơng thơn, giao thơng nội đồng, nhà văn hóa thơn năm 2013; Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 05/03/2015 về việc quy định cơ chế hỗ trợ để khuyến khích các xã đăng ký đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2015; Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 30/03/2016 về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp gắn với xây dựng nơng thôn mới năm 2016, 2017; Quyết định 764/QĐ-UBND ngày 22/02/2017 về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách huyện để khuyến khích thực hiện một số nội dung trong xây dựng nông thôn mới cho các xã đạt chuẩn năm 2017, xây dựng Thị Trấn Đức Thọ đạt chuẩn văn minh đô thị; Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 28/2/2018 về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách huyện để hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, trạm truyền thanh, thưởng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, hỗ trợ 7 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, đơ thị văn minh... Bằng các chính sách này, trong 10 năm (2008 - 2018) ngân sách huyện hỗ trợ đầu tư xây dựng cho Nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là 92,7 tỷ đồng. Trong đó hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp là: 7.942,57 triệu đồng với 1.591 hộ được hỗ trợ. Chính sách huyện hàng năm hỗ
trợ một số hạng mục như: giống, phát triển các sản phẩm chủ lực như lúa, lạc, lợn, gà, bò, hươu, rau màu theo quy định [25].
Trong phát triển sản xuất, huyện đã hỗ trợ 30% kinh phí mua nilong che phủ cho mạ; hỗ trợ 10.000 đ/cây (cam, chanh) cho các hộ trồng mới có diện tích tối thiểu 2.000m2; phát triển các vùng sản xuất rau an tồn có quy mơ tối thiểu 1 ha/điểm được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha; chăn ni lợn nái cấp bố, mẹ có quy mơ tối thiểu 100 con lợn nái, mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở. Chăn nuôi lợn thịt quy mô tối thiểu 500con/lứa, mức hỗ trợ 120 triệu đồng/trang trại. Chăn nuôi gà tập trung có quy mơ tối thiểu 3.000 con/hộ, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ, chăn ni bị lai Zê Bu có quy mơ tối thiểu 10 con/hộ, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/con. Chăn nuôi hươu quy mô 5 con, mức hộ trợ 2 triệu đồng/con. Xây dựng các mơ hình sản xuất thử, mơ hình trình diễn các giống lúa mới chất lượng cao, mức hỗ trợ 100% giá giống, tối đa không quá 10 triệu đồng/vùng. Chuyển đổi đất lúa vụ Hè Thu sang sản xuất đậu Hè Thu, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; với quy mô tối thiểu 5 ha. Sản xuất thử, mơ hình trình diễn các giống mới (đậu xanh, lạc) mức hỗ trợ 100% giống/mơ hình, quy mơ tối thiểu 2 ha…
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các xã từ 0,8 đến 1,5 tỷ đồng/xã; hỗ trợ 50% gạch xây dựng hệ thống mương thoát thải trong khu dân cư; 50 triệu đồng/1km đường giao thông nội đồng để cứng hóa; 100 triệu đồng/khu dân cư mẫu; hỗ trợ cho cán bộ thơn xóm 15 triệu đồng/thơn mẫu và 10 triệu đồng/thơn còn lại; hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà văn hóa thơn; 200 triệu đồng/nhà văn hóa xã; 150 triệu đồng/trạm y tế xã; 150 triệu đồng/trường học; 50 triệu đồng/trạm truyền thanh xã.
Hỗ trợ các đối tượng hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn ni... trong thời gian qua có 1.786 đối tượng được tiếp cận với tổng kinh phí 26.511,92 tỷ đồng. Vay vốn hỗ trợ lãi suất, có 2.485 khách hàng vay với doanh số 266.975,93 triệu đồng, số tiền lãi hỗ trợ 11.299,6 triệu đồng.
Bằng các cơ chế, chính sách phù hợp đã kích cầu các nguồn lực tổng hợp trong xã hội, đặc biệt là tạo động lực để người dân vào cuộc đóng góp, theo phương châm là Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xác định chủ thể xây dựng nông thôn mới là nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, lấy thơn, xóm, gia đình là hạt nhân của phong trào tồn dân xây dựng nông thôn mới; không trông chờ, ỷ lại nguồn vốn từ Trung ương phân bổ mà phát huy nội lực, sức mạnh trong dân. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân quyết định; để khắc phục những khó khăn và phát huy cao độ mọi nguồn lực, đặc biệt từ nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Đức Thọ đã đưa ra nhiều cách làm sáng tạo, như để xây dựng nhà văn hóa thơn, xóm: trước tiên, tiến hành tổ chức họp dân để phổ biến cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nhà văn hóa, đưa ra các tiêu chuẩn, cơng năng của nhà văn hóa, địa điểm xây dựng… để dân bàn, dân quyết định xây dựng nhà văn hóa cho phù hợp. Từ đó dự trù kinh phí thực hiện, Ban chỉ đạo xây dựng nơng thơn mới của thơn, xóm sẽ thực hiện vận động như sau: 50 % chi phí xây dựng cơng trình sẽ được chia đều trên đầu người trong độ tuổi lao động của các gia đình trong thơn, xóm và vận động đóng góp (những gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình khó khăn về kinh tế thì được miễn, giảm); 50% kinh phí cịn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ và vận động các hội đoàn thể, các doanh nghiệp, những người con q hương, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế… đóng góp. Danh sách những người đóng góp, ủng hộ sẽ được ghi cơng đóng góp và in cơng khai tại khn viên của nhà văn hóa. Đối với giao thơng thơn xóm: Nhà nước sẽ hỗ trợ tồn bộ xi măng, phần cịn lại nhân dân góp cơng, góp của, đường giao thơng qua đất của hộ gia đình nào thì vận động gia đình đó thực hiện hiến đất, nếu những người hiến đất gặp khó khăn về kinh tế, nơi ở thì vận động người dân trong xã, trong thơn, xóm đóng góp để hỗ trợ… với những cách làm như vậy thời gian qua Đức Thọ đã huy động được tổng hợp các nguồn lực để phục vụ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Bảng 2.1. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới toàn huyện giai đoạn 2008 - 2018
STT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị 2008 -2018Giai đoạn
1 Ngân sách Trung ương Triệu Đồng 229,035 2 Ngân sách địa phương Triệu Đồng 482.598
3 Vốn lồng ghép Triệu Đồng 993,736
4 Vốn tín dụng Triệu Đồng 355,839
5 Vốn doanh nghiệp Triệu Đồng 138,046
6 Cộng đồng dân cư Triệu Đồng 388,921
7 Con em xa quê Triệu Đồng 215,513
Tổng số Triệu Đồng 2,592,165
Nguồn: Văn phịng Nơng thơn mới huyện Đức Thọ
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng nơng thơn mới tính đến năm 2018 là: 2.592,16 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách các cấp 570,01 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 299,03 tỷ đồng chiếm 8,83%; ngân sách huyện 92,7 tỷ đồng chiếm 3,57%; ngân sách xã 178,28 tỷ đồng, chiếm 6,87%; nguồn vốn lồng ghép từ chương trình dự án là 993,73 tỷ đồng chiếm 38,33%; vốn tín dụng 355,83 tỷ đồng chiếm 13,72%; vốn doanh nghiệp 138,04 tỷ đồng, chiếm 5,32%; nhân dân đóng góp 388,92 tỷ đồng chiếm 15% (bao gồm tiền mặt, công lao động, đất đai và tài sản khác…). Con em xa quê 215,51 tỷ đồng, chiếm 8,31%. Trong đó có một số xã huy động được nguồn lực đóng góp lớn như: Tùng Ảnh: tổng huy động là 322,94 tỷ đồng, trong đó huy động nguồn lực trong nhân dân là 113,2 tỷ, con em xa quê 53,4 tỷ; xã Thái Yên: tổng huy động 235,2 tỷ, trong đó nhân dân đóng góp 14,2 tỷ đồng, con em xa quê 6,9tỷ đồng; xã Trung Lễ: tổng huy động 148,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 19,5 tỷ đồng, con em xa quê 412 triệu đồng, xã Đức An: tổng huy động: 146,4 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 19,7 tỷ đồng, con em xa quê 7,7 tỷ đồng; xã Đức Vĩnh: tổng huy động 103,8 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 16,5 tỷ đồng, con em xa quê 2 tỷ đồng… [25].
Bảng 2.2. Kết quả huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình nơng thơn mới ở các xã giai đoạn 2008 – 2018 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT Tên xã Tổng Ngân sách nhà nước Vốn từ các nguồn khác Cộng đồng dân cư đóng góp 1 Đức Lạng 111.677 22.973 80.025 8,679 2 Đức Đồng 133.802 23.996 98.973 10.833 3 Đức Lạc 68.794 14.546 46.586 7.661 4 Đức Hòa 131.083 10.805 108.658 11.620 5 Đức Long 76.269 24.366 41.094 10.809 6 Đức Lập 36.160 9.061 23.156 3.943 7 Tân Hương 34.850 10.417 20.196 4.237 8 Đức An 146.444 15.076 111.629 19.739
9 Đức Thanh 87.369 6.205 34.942 9.014 10 Đức Dũng 55.956 12.777 35.572 7.607 11 Đức Lâm 103.919 22.739 66.983 14.197 12 Trung Lễ 148.507 38.191 90.593 19.723 13 Đức Thủy 74.987 21.561 44.511 8.915 14 Thái Yên 235.256 38.990 182.138 14.128 15 Đức Thịnh 66.784 16.984 45.046 4,754 16 Yên Hồ 68.873 23.489 29.963 15.421 17 Đức Nhân 67.067 16.714 45.844 4.509 18 Đức La 72.313 13.136 51.172 8.005 19 Đức Quang 40.867 6.613 15.026 19.228 20 Đức Vĩnh 103.836 11.282 76.053 16.501 21 Bùi Xá 104.251 21.304 76.008 6.939 22 Đức Yên 42.084 23.767 11.583 6.734 23 Tùng Ảnh 322.946 41.424 168.304 113.218 24 Trường Sơn 106.985 21.123 72.755 13.107 25 Liên Minh 50.612 9.715 31.768 9.129 26 Đức Tùng 65.078 17.290 40.829 6.959 27 Đức Châu 35.395 5.566 16.518 13.311
Nguồn: Văn phịng nơng thơn mới huyện Đức Thọ
Sau 10 năm triển khai xây dựng NTM ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 51.252 tấn xi măng (46.934,9 tấn xi măng làm đường giao thông và 4.317,91 tấn làm kênh mương cứng).Tồn huyện có 9.680 hộ hiến đất với tổng 836.975 m2 để làm các cơng trình hạ tầng kinh tế [25].
Đây là một nguồn lực tổng hợp lớn, phục vụ cho q trình xây dựng và hồn thành các tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đức Thọ, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, xã hội ở nơng thơn Đức Thọ.