- Praziquantel: liều 1 mg/kg TT Cho uống hoặc trộn với một ít thức ăn cho ăn Hoàng Văn Dũng (2001) đã thử nghiệm thuốc Niclosamide và Praziquantel với liều
4.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Phần lớn sán lá dẹp theo hướng lưng bụng, hình lá, có khi hình trụ, hình chóp nón, hình lịng máng. Có màu hồng, xám hay trắng ngà. Bên ngồi thân nhẵn hoặc phủ gai, vẩy và có những giác bám. Thường có hai giác bám: giác miệng và giác bụng. Giác miệng dùng để bám và hút các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Đáy giác miệng là lỗ miệng thơng với hệ tiêu hố. Giác bụng thường ở khoảng giữa bụng hoặc ở ngay đầu, gần giác miệng, hoặc ở phía tận cùng của sán. Ví dụ: sán lá Fasciola, Fasciolopsis giác bụng ở gần giác miệng, sán Prosthogonimus giác bụng ở gần giữa thân; sán Paramphistomum
giác bụng nằm ở gần cuối thân sán. Giác bụng chỉ dùng để bám vào vị trí ký sinh. Một số lồi sán lá khơng có giác bụng (Monostomidae) hoặc có giác bám thứ ba - giác sinh dục (Strigeidae). Sán lá có lỗ sinh dục ở cạnh giác bụng và lỗ bài tiết ở cuối thân sán.
Kích thước sán lá thay đổi tuỳ theo lồi. Chiều dài sán từ 0,1 mm đến hơn 150 mm, có sán dài tới 1 m (Nemathobothrium filarina ký sinh ở cá mập).
Về cấu tạo: bên ngoài thân sán là lớp màng che phủ rồi đến những bó cơ vịng, cơ dọc, tiếp theo là màng đáy. Màng che phủ cùng với hệ cơ tạo thành túi bì cơ và chứa các khí quan bên trong.
- Hệ tiêu hố: lỗ miệng ở đáy giác miệng, thơng với hầu hình bầu dục. Sau hầu là thực quản nối với ruột. Ruột phân thành hai nhánh và bịt kín ở cuối gọi là manh tràng. Manh tràng thường là ống thẳng hoặc uốn cong gấp khúc, có khi phân nhánh và nằm dọc hai bên thân. Sán lá sống bằng niêm dịch, dưỡng chất. Một số loài hút máu ký chủ. Sản phẩm của q trình trao đổi chất thải ra ngồi qua hệ thống bài tiết. Cặn bã của quá trình tiêu hố thải ra ngồi qua miệng do manh tràng nhu động ngược trở lại.
- Hệ bài tiết: là mạng lưới phức tạp những ống nhỏ, phân bố đối xứng ở bên thân, thông với ống dẫn chung rồi đổ vào hai ống dẫn chính ở hai bên thân, hai ống này hợp thành túi bài tiết ở cuối thân và thơng ra ngồi qua lỗ bài tiết.
- Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác: hệ thần kinh gồm hai hạch não nằm hai bên hầu, nối với nhau bằng vòng dây thần kinh, từ hạch não có ba đơi dây thần kinh đi về phía trước và sau thân. Những dây thần kinh này nối với nhau bằng nhiều dây nhỏ.
Cơ quan cảm giác ở sán trưởng thành bị tiêu giảm. Ở mao ấu (Miracidium) và vĩ ấu (Cercaria) của nhiều lồi sán lá vẫn cịn dấu vết của mắt.
- Hệ tuần hồn và hơ hấp:hoàn toàn bị tiêu giảm.
- Hệ sinh dục:phát triển mạnh. Hầu hết sán lá có cấu tạo cơ thể lưỡng tính. Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh hồn to, hình khối trịn hay bầu dục, có khi phân thuỳ hoặc phân nhánh, xếp trên dưới nhau hoặc đối xứng hai bên thân.
Mỗi tinh hồn thơng với một ống dẫn tinh riêng, rồi hợp thành ống chung thông với túi sinh dục. Phần ống dẫn tinh chung nằm trong túi sinh dục được kitin hoá gọi là cirrus. Cirrus thơng ra ngồi lỗ sinh dục đực ở bụng sán và dùng để giao phối. Xung quanh cirrus có tuyến tiền liệt bao bọc. Cơ quan sinh dục cái gồm: ổ trứng (Ootype) thông với tử cung, tuyến Mehlis, tuyến nỗn hồng, buồng trứng
và túi chứa tinh. Ổ trứng thường nhỏ hơn tinh hồn, là nơi trứng hình thành và thụ tinh. Buồng trứng hình khối trịn hoặc phân thuỳ, có khi phân nhánh. Túi chứa tinh chứa tinh dịch dự trữ. Tử cung là ống dẫn uốn khúc, chứa đầy trứng đã thụ tinh, một đầu tử cung thông với ổ trứng, đầu cịn lại thơng ra bên ngồi qua lỗ sinh sản cái ở mặt bụng. Tuyến Mehlis tiết dịch thể làm trơn ổ trứng và tử cung, giúp trứng lọt vào tử cung và thải ra ngoài dễ dàng, đồng thời giúp tinh trùng hoạt động mạnh hơn. Tuyến nỗn hồng phân bố dọc hai bên thân sán và tạo ra chất dinh dưỡng nuôi trứng. Ổ trứng cịn thơng với ống Laurer, ống này thải
nỗn hồng thừa từ ổ trứng ra ngồi để trứng hình thành thuận lợi. Lỗ sinh dục đực và cái ở gần nhau, thường ở trước giác bụng, có khi ở
hẳn phía đầu sán (Prosthogonimus). Sán lá giao phối bằng hai cách: tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
Trứng sán lá hầu hết có hình bầu dục, một đầu có nắp, bên trong chứa nhiều phơi bào. Vỏ trứng gồm bốn lớp, ba lớp ngồi có tác dụng bảo vệ trứng về mặt cơ học, lớp thứ tư có tác dụng bảo vệ trứng về mặt hoá học.