Đặc điểm ký sinh trùng gây bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 44 - 47)

- Ivermectin: liều 0,2 mg/kg TT, tiêm dưới da.

6.2.2.1. Đặc điểm ký sinh trùng gây bệnh

Gồm nhiều loài sống tự do, một số loài sống ký sinh hoặc làm mô giới lan truyền dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại cho chăn ni. Ghẻ có kích thước nhỏ, 4 đơi chân; hai đơi ở nửa trước, hai đôi ở nửa thân sau. Cuối cùng bàn chân có giác bám; vuốt hoặc tơ. Những loài ghẻ ký sinh ở gia súc gia cầm phần lớn thuộc họ ghẻ sau:

Ghẻ ngầm

- Căn bệnh

Do ghẻ Sarcoptes scabiei đào thành hang, rãnh của gia súc và người

Dạng hình bầu dục, ki tin tạo thành vảy cứng hình tam giác (đầu nhọn hướng về phía sau)

Vịi hút ngắn,rộng, khơng có mắt,khơng cánh

Có 4 dơi chân, gồm 5 đốt; có giác bám hình chng ở chân 1,2,4 (đực) và 1,2 (cái) Chu kỳ qua 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, trĩ ấu, trưởng thành - chu kỳ ngắn (15-20 ngày)

6.2.2.2. Vòng đời

Gẻ ngầm xâm nhập vào lớp biểu bì, đào rãnh, lấy dịch l âm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Con đực và con cái giao phối ở rãnh. Con cái đẻ 40 - 50 trứng trong 3 - 7 ngày, sau đó trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng gần giống ghẻ trưởng thành, nhưng chỉ có 3 đơi chân, 2 đơi chân trước có giác bàn chân, đơi thứ ba có tơ dài. Ít lâu sau, ấu trùng biến thành thiếu trùng có 4 đơi chân, 2 đơi chân trước có giác bàn chân, 2 đơi chân sau có tơ như ghẻ trưởng thành, nhưng chưa có lỗ sinh dục. Sau đó thiếu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành. Thụ tinh xong, con đực chết, con cái tiếp tục đào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng. Ghẻ ln tiến về phía trước vì gai lưng có mũi nhọn hướng về phía sau nên khơng lùi được. Trong rãnh ở đằng sau ghẻ cái thấy những điểm đen là phân của ghẻ và cách quãng lại có trứng ở các giai đ oạn phát triển khác nhau. Sau khinở ra, ấu trùng có thể đào thủng mái của rãnh thành một lỗ để thốt ra ngồi, tiếp tục đào rãnh khác (lúc này ấu trùng có thể nhiễm vào một ký chủ khác do tiếp xúc). Hồn thành vịng đời cần 15 - 20 ngày (ở điều kiện thích hợp). S. scabiei ký sinh ở da hầu hết gia súc, gây thành bệnh ghẻ ngầm, hay gặp ở bị, trâu, chó, ngựa, lợn, cừu, dê. Bệnh lây truyền bằng tiếp xúc qua dụng cụ, quần áo của người chăn nuôi hoặ c tiếp xúc, cọ sát giữa súc vật với nhau do chuồng nuôi chật chội. Bệnh phát nhiều vào mùa đông và mùa thu, mùa hè ít hơn vì ánh nắng mặt trời dễ làm ghẻ chết.

6.2.2.3. Triệu chứng

- Bệnh chủ yếu ở gia súc và có 3 triệu chứng điển hình, nối tiếp: ngứa, rụng lơng, có vẩy.

- Ngứa:do ghẻ đào rãnh và tiết nước bọt có độc tố, kích thích vào cá c đầu mút thần kinh cảm giác ở tổ chức biểu bì. Con vật ngứa nhiều, gãi bằng chân, cắn những chỗ nó với tới, cọ sát liên tục vào tường, máng ăn, cây cối và cả những con đứng cạnh.

- Rụng lông:lông rụng nhiều do viêm bao lông. Lông rụng thành những đám trịn, lúc đầu chỉ 2 - 3 mm, sau đó ngày càng lan rộng ra xung quanh do ghẻ cái sinh sản nhanh (một con ghẻ cái trong 3 tháng sản sinh ra một quần thể 150.000 con), chúng không tập trung ở một số nơi mà di cư khắp cơ thể. Vì vậy,

những chỗ rụng lông lan rộng ra. Cần phân biệt hiện tượng rụng lông do các nguyên nhân khác nhau:

+ Rụng lông do ghẻ ngầm: lơng rụng tồn bộ, đều và lan ra chậm. + Rụng lông do rận ăn lông: những chỗ rụng không đều, không rụng hết lông, lông như bị cắt.

+ Rụng lông do mạt (ở ngựa): những chỗ rụng rộng 5 - 10 mm, lan rộng rất nhanh, chỉ sau 1 - 2 đêm là khắp cơ thể.

- Đóng vẩy:những chỗ ngứa đều có mụn nước to bằng đầu đinh ghim. Mụn nước phát triển xung quanh một con ghẻ cái do nước bọt của ghẻ kích thích tạo nên. Con vật gãi, cọ sát làm mụn vỡ ra, để lại những vết thương, rồi tương dịch chảy ra, cùng với máu và những mảnh thượng bì khơ tại chỗ đóng thành vẩy màu nâu nhạt, có khi dày đến 3 - 4 mm ở những chỗ rụng lông. Chỗ rụng lông tiếp tục lan rộng và tăng thêm, nối liền nhau thành nh ững mảng ngày càng rộng. Sau 5 - 6 tháng, da con vật hồn tồn trơ trụi, đóng vẩy, dày và nhăn nheo, có mùi rất hơi do chất nhờn trong các tuyến da tiết ra quá nhiều rồi lên men. Đó là đặc điểm của bệnh ghẻ ngầm tồn thân.

6.2.2.4. Chẩn đốn

kết hợp các phương pháp như tìm trứng ghẻ, soi kính tìm ghẻ và căn cứ vào tình hình dịch tễ để chẩn đốn. - Cách lấy bệnh phẩm:dùng nước ấm và xà phịng hoặc thuốc tím 1% rửa sạch da, cắt lơng chỗ có bệnh tích mới (giao điểm giữa chỗ da có bệnh tích và chỗ da lành, vì ghẻthường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được, cho bệnh phẩm vào ống nghiệm, đậy nút kín. - Phương pháp kiểm tra ghẻ chết trong da:

+ Dùng dầu hoả: đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hoả lên, ép một phiến kính khác lên cho nát vẩy. Soi kính hiển vi để phát hiện con ghẻ đã chết.

+ Phương pháp ngưng cặn: cho vẩy ghẻ vào một ống nghiệm có 5 - 10 ml NaOH 10%, ngâm 2 giờ rồi đun nóng vài phút, ly tâm 5 phút. Lấy cặn soi kính có thể tìm thấy trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ghẻ trưởng thành trong cặn.

+ Phương pháp phù nổi: lấy cặn theo cách ngưng cặn trên cho vào ống nghiệm có natri hyposunfit 60% gần đầy ống, để yên 10 phút, vớt lớp váng trên bề mặt dung dịch đưa lên phiến kính, soi kính hiển vi có thể tìm thấy trứng, ghẻ trưởng thành hoặc các dạng ấu trùng, thiếu trùng.

- Phương pháp kiểm tra ghẻ sống:có thể làm phương pháp trực tiếp hoặc dùng nước nóng.

+ Phương pháp trực tiếp: cho bệnh phẩm lên phiến kính, nhỏ lên đó 1 – 2 giọt glyxerin 50%. Soi kính tìm con ghẻ sống. Có thể lấy lưỡi dao sạch có bơi glyxerin 50% cạo vào da, chất bám ở da rồi cho lên phiến kính để soi kính hiển vi tìm con ghẻ sống.

+ Dùng nước nóng: dùng dao sạch lấy mụn ghẻ cho vào đĩa petri, cho nước nóng 37 – 40⁰C xâm xấp vẩy mụn, giữ nóng trong 1 - 2 giờ. Do tác dụng của nhiệt, ghẻ sẽ bò lên mặt vẩy mụn. Cho lên phiến kính để soi kính tìm con ghẻ.

6.2.2.5. Điều trị

Để điều trị có hiệu quả, cần chú ý những vấn đề sau:

- Cắt lông, cạo các mụn ghẻ, tắm xà phịng trước khi bơi thuốc. - Tránh không để con ghẻ vương vãi ra xung quanh.

- Phải chữa lần thứ hai, thứ ba thì ghẻ mới chết hết.

- Chọn phương pháp chữa thích hợp: tắm, xát, phun với từng loại gia súc. Ví dụ, xát thuốc khi số lượng gia súc bị ghẻ ít và phạm vi nhiễm ghẻ hẹp. - Chữa thí nghiệm trước khi chữa trên diện rộng.

- Sau khi chữa, vệ sinh và tiêu độc chuồng trại.

- Dùng một trong các thuốc sau để phun, tắm, bơi hoặc xát cho gia súc. Có thể dùng lá cây ba chạc, lá đào đun nước tắm; dùng nhựa cây máu chó bơi tại chỗ; tắm nước muối cho con vật. Có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

+D.E.P(dietyl phtalat): là thuốc có tác dụng diệt ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít

độc tính. Bơi ngày 2 - 3 lần. +Benzyl benzoat(ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an tồn cao. Bơi hoặc xịt ngày 2 lần, cách nhau 15 phút. Sau 24 giờ, tắm cho gia súc.

+ Eurax (crotamintan) 10%, thuốc có tác dụng chống ngứa và diệt ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bơi 1 lần. Thuốc an tồn đối với gia súc.

+Permethrin cream 5%(Elimite): là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho gia súc non và gia súc có thai.

+ Lindane (gamma - benzen hexachlorid): xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ đến chân. Sau 8 - 12 giờ, tắm cho gia súc. Xịt thuốc 2 lần/tuần. Thuốc chữa ghẻ nhanh, nhưng độc với thần kinh, nên khơng dùng cho gia súc non và gia súc có thai.

- Xây bể tắm ở chỗ bằng phẳng, có nguồn nước, có bãi chăn ấm, ít lộng gi ó, khơng bị ô nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm, không ảnh hưởng đến vệ sinh chung. Quy mơ bể tắm có thể cho 100 - 10.000 con (nếu nhiều gia súc), nếu ít gia súc và gia súc nhỏ thì

Câu hỏi ơn tập

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)