Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 33 - 35)

- Praziquantel: liều 1 mg/kg TT Cho uống hoặc trộn với một ít thức ăn cho ăn Hoàng Văn Dũng (2001) đã thử nghiệm thuốc Niclosamide và Praziquantel với liều

4.2.1.6. Triệu chứng lâm sàng

Súc vật non thường phát bệnh ở thể cấp tính. Súc vật trưởng thành thì triệu chứng khơng rõ, bệnh thường ở thể mạn tính.

- Thể cấp tính:ít xảy ra. Thường gặp ở giai đoạn sán non di hành trong cơ thể và khi nuôi dưỡng kém.

Con vật suy nhược, kém ăn, ỉa chảy, chướng bụng, miệng hôi, sốt, gan sưng to và đau, thiếu máu, vàng da và niêm mạc, đơi khi có triệu chứng thần kinh (lảo đảo, đi xiêu vẹo), kiệt sức. Có thể chết do xuất huyết nặng, trúng độc và suy nhược cơ thể.

- Thể mạn tính: phổ biến ở trâu, bị, dê, cừu trưởng thành, được ni dưỡng tốt và sán đã phát triển đến giai đoạn trưởng thành với số lượng ít.

Con vật suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù và dễ rụng. Thuỷ thũng ở mi mắt, yếm, ngực. Nhai lại kém, khát nước, ỉa chảy xen kẽ táo bón, gầy dần. Kiểm tra lâm sàng thấy gan sưng to và đau. Lượng sữa có thể giảm tới 30 - 50%. Vật có thể chết do kiệt sức.

4.2.1.7. Bệnh tích

Tuỳ mức độ nhiễm mà bệnh tích thể hiện khác nhau. Súc vật nhiễm nhiều sán thường thấy viêm gan cấp tính, gan sưng, màu nâu sẫm, sung huyết. Trên mặt gan có thể thấy những vệt đỏ thẫm, dài 2 - 4 mm, trong có sán non với số lượng nhiều.

Sau 2 - 3 tháng cảm nhiễm, xuất hiện viêm gan mạn tính, gan xơ cứng. Niêm mạc ống dẫn mật dày lên, mặt trong thành ống xù xì. Lịng ống mật chứa đầy dịch màu nâu nhờn và sánFasciola.

Hình 14. Sán lá gan Fasciola ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bị

Khi nhiễm nhẹ, bệnh tích ở ống dẫn mật và bề mặt gan không rõ. Khi nhiễm nặng, xoang ngực, xoang bụng và xoang bao tim tích dịch phù trong suốt.

Đôi khi thấy sán ở phổi của súc vật lớn (trâu,bò).

Sán Fasciola còn thấy ở bào thai súc vật có chửa do bào thai nuốt ấu trùng khi ấu trùng di hành đến từ nước ối.

4.2.1.8. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng (con vật kiệt sức, suy mòn, thuỷ thũng khoảng gian hàm, ngực, rụng lông...).

- Căn cứ vào dẫn liệu dịch tễ học của bệnh (mùa vụ, vùng, tuổi súc vật mắc bệnh...). - Xét nghiệm phân súc vật bằng phương pháp dội rửa nhiều lần tìm trứngFasciola.

Phương pháp này khó phát hiện khi súc vật nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán cịn non. Cần phân biệt trứngFasciolavới trứngParamphistomum.

Bảng: 4.1. So Sánh sự khác nhau giữa Trứng Fasciola và Trứng Paramphistomum

Đặc điểm hình

thái TrứngFasciola TrứngParamphistomum

- Màu sắc - Hình dạng - Tế bào nỗn hồng

- Vàng sẫm.

- Hai đầu thon nhỏ gần đều nhau.

- To đều nhau, xếp kín vỏ.

- Xám nhạt.

- Một đầu to, một đầu nhỏ. - Tập trung thành cụm, phân bố khơng đều, khơng xếp kín vỏ. - Chẩn đốn bằng kháng nguyên: dùng kháng nguyên chế từ sán trưởng thành hoặc ấu trùng tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng nơi tiêm để phát hiện bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi do chế kháng nguyên phức tạp và có thể xuất hiện phản ứng chéo với kháng thể của kháng nguyên khác.

* Với súc vật chết: mổ khám tìm Fasciola ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng. Phương pháp này chính xác hơn cả.

4.2.1.9. Điều trị

Có thể sử dụng các thuốc sau để điều trị bệnh sán lá gan cho gia súc:

- ThuốcDertil:Dertil là thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá ganFasciola.

Dertil có tác dụng diệt sán lá gan trưởng thành ở gia súc nhai lại. Với liều cao còn diệt được cả sán non đang di hành trong nhu mô gan. Thuốc chỉ cần dùng một lần, khơng cần điều trị lặp lại.

Liều lượng: Bị : 5 - 6 mg/kg TT Trâu : 8 - 9 mg/kg TT

Dê, cừu : 5 - 8 mg/kg TT (thể mạn tính: 5 - 6 mg/kg TT, thể cấp tính: 7 - 8 mg/kg TT).

Cho từng cá thể uống thuốc, hoặc gói thuốc vào lá chuối non, đưa sâu vào miệng cho con vật nuốt.

- ThuốcFasciolid(tên khác:Fasciolidum)

Fasciolid có tác dụng tẩy sán lá gan Fasciola dạng trưởng thành và các giun tròn đường tiêu hố lồi nhai lại, được chỉ định tẩy sán lá gan cho gia súc nhai lại.

Liều lượng: 0,04 ml/kg TT (1 ml/25 kg TT, tương đương 1 mg hoạt chất/kg TT). Tiêm dưới da.

Để tẩy sán lá gan, nên dùng thuốc 2 - 3 lần, cách nhau 25 - 30 ngày.

- Thuốc Tolzan - F(chế phẩm của Oxyclozanid), thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán

Fasciola trưởng thành và sán non ở trâu, bò, dê, cừu.

Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y thấy phổ biến thuốc Tolzan - F dạng viên nén, cho uống tẩy sánFasciolavới liều 1 viên (1000 mg/90 - 100 kg TT).

- Thuốc Fasinex (chế phẩm của Triclabendazole): thuốc có tác dụng diệt cả sán non và sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật hoặc đang di hành trong các nhu mô gan.

Fasinex được chỉ định dùng điều trị bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại. Liều lượng: 10 - 12 mg/kg TT. Cho uống một lần duy nhất.

Thuốc có hiệu lực cao và an tồn cho gia súc dùng thuốc.

Ngoài các thuốc trên,Albendazole, Bithionol, Closatel...cũng có tác dụng tẩy sán lá

Fasciola ở súc vật nhai lại.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2000) đã thử nghiệm một số thuốc tẩy sán lá gan cho dê địa phương ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, kết quả thấy: thuốc Dertil (liều 5 - 8 mg/ kg TT) có tác dụng tẩy sạch 100% và an tồn đối với dê; thuốc Fasciolid (liều 0,04 ml/kg TT) có hiệu lực tẩy sạch là 95% và tương đối an toàn cho dê; thuốc Vermitan (chứa 20% Albendazole, liều 35 mg/ kg TT) đạt hiệu lực tẩy sạch và an toàn đều là 100%, ngồi ra Vermitan cịn có tác dụng tẩy cả sán dây và giun tròn ở dê.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)