Hình thái căn bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 37 - 39)

- Praziquantel: liều 1 mg/kg TT Cho uống hoặc trộn với một ít thức ăn cho ăn Hoàng Văn Dũng (2001) đã thử nghiệm thuốc Niclosamide và Praziquantel với liều

5.2.1.2. Hình thái căn bệnh

Giun đũa ngựa hình ống, hai đầu thon dần, màu vàng nhạt, xung quanh miệng có 3 mơi, mơi ở lưng to, 2 mơi bụng thì nhỏ. Phía trong mơi cịn có răng nhỏ. Thực quản đơn giản, hình ống, phía sau phình to.

Giun cái dài 18 - 47 cm, đi thẳng, âm hộ ở mặt bụng và ở khoảng 1/4 phía trước thân. Giun đực dài 15 - 28 cm, đi cong về phía bụng, cánh đi hơi nhỏ, 2 gai giao hợp dài bằng nhau (2,4 - 3,0 mm).

Trứng giun hơi tròn, màu vàng sẫm hoặc nâu, đường kính 0,09 - 0,1 mm, vỏ có 4 lớp, lớp vỏ ngồi nhấp nhơ làn sóng, có khi lớp vỏ này bị chuội đi.

Hình 15. Cấu tạo của P. equorum

1. Môi; 2, 3. Đuôi giun cái 4. Đi giun đực; 5. Trứng

Hình 17. Trứng P. equorum mới theo phân ra ngoài và trứng đang phát triển ở ngoại cảnh 5.2.1.3. Vòng đời

Giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài. Trứng phân tán ở chuồng ngựa, bãi chăn. Sau 7 - 8 ngày ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành trứng có phơi thai và có sức gây bệnh.

Thời gian phát triển của trứng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài (t0là 50C cần 37 ngày, 250C cần 8 ngày, 350C cần 4 ngày). Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng. Trứng gây nhiễm theo thức ăn, nước uống vào tới ruột non thì nở ra ấu trùng. Ấu trùng chui vào tĩnh mạch ruột, theo máu về tĩnh mạch cửa vào gan, qua tim, lên phổi, vào phế bào, chi nhánh khí quản, khí quản, lên hầu rồi miệng, được nuốt lại đường tiêu hố, tới ruột non thì ký sinh ở đó và phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hồn thành vịng đời cần khoảng 2 tháng (trung bình là 44 - 47 ngày)

5.2.1.4. Dịch tễ học

- Bệnh thấy ở ngựa, lừa, la. Bệnh giun đũa gây thiệt hại lớn cho những cơ sở chăn ni ngựa tập trung, có khi làm chết đến 30 - 40% số ngựa non.

- Tuổi mắc bệnh: ngựa, lừa và la từ 2,5 tháng đến 25 tuổi đều mắc. Nhưng bệnh thấy nhiều và nặng ở những súc vật non, còn súc vật lớn chỉ mang giun đũa.

- Đường truyền bệnh: chủ yếu là qua miệng vào đường tiêu hoá.

- Mùa mắc bệnh: bệnh thấy ở cả 4 mùa trong năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa hè và mùa thu (Hoàng Văn Dũng, 2001).

- Trứng giun đũa ngựa có sức đề kháng mạnh, dễ phát tán ngoài ngoại cảnh nên bệnh phân bố rộng. Ở nhiệt độ trên 390C trứng mất khả năng gây bệnh, nhưng ở nhiệt độ thấp (- 90C hoặc - 110C) trứng còn sống được 16 - 55 ngày.

Theo Geogi (1985), ngựa nhiễm giun đũa rất sớm sau khi sinh. Vì vậy, việc vệ sinh bầu vú ngựa mẹ và chuồng ni ngựa là biện pháp có hiệu quả cao. Austin và cs (1990) cho biết, ngựa đang bú sữa và cai sữa mắc bệnh giun đũa là chủ yếu (tỷ lệ nhiễm dưới 1 năm tuổi là 31 - 36%, trên 1 năm là 25%).

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng và cs (2001) cho thấy, ngựa ở Thái Nguyên và Bắc Kạn nhiễm giun đũa là 25,02%, cường độ nhiễm trung bình là 1.436,3 trứng/g phân; tỷ lệ nhiễm qua mổ khám ngựa là 28,87%, cường độ nhiễm 1 - 224 giun/ngựa.

5.2.1.5. Cơ chế sinh bệnh

- Giun trưởng thành gây tổn thương ruột non: viêm, tắc, thủng ruột. Có một số trường hợp viêm phúc mạc do giun làm thủng ruột. Có khi giun chui vào ống dẫn mật làm ống dẫn mật tắc, có khi giun chui vào tuyến tụy.

- Giun tiết độc tố làm cơ năng tiêu hố bị rối loạn, con vật có triệu chứng thần kinh do độc tố giun tác động đến hệ thần kinh.

- Ấu trùng di hành trong cơ thể có thể mang vi khuẩn từ ruột vào các tổ chức khác. Ngựa non bị bệnh giun đũa dễ mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm sẽ phát ra nặng hơn do sức đề kháng của cơ thể giảm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)