Dịch tễ học

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 32 - 33)

- Praziquantel: liều 1 mg/kg TT Cho uống hoặc trộn với một ít thức ăn cho ăn Hoàng Văn Dũng (2001) đã thử nghiệm thuốc Niclosamide và Praziquantel với liều

4.2.1.4. Dịch tễ học

Bệnh phân bố khắp các vùng trong nước. Súc vật ở vùng đồng bằng và trung du nhiễm nhiều và nặng. Súc vật ở miền núi và ven biển nhiễm ít hơn.

Gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan khá phổ biến. Theo Trịnh Văn Thịnh (1978), trâu, bò nhiễm sán lá gan 50 - 70%. Theo Phan Địch Lân (1980), tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu ở huyện Bình Lục - Hà Nam là 51,2% - 57,5%; Nguyễn Thị Kim Lan (2000) cho biết: đàn dê địa phương ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng nhiễm sán lá gan biến động từ 5,3% - 27,9% tuỳ địa phương.

Vùng lầy lội, ẩm thấp bệnh sán lá gan phát ra nhiều.

Ký chủ trung gian giúp ấu trùng phát triển và làm tăng gấp bội số lượng ấu trùng. Tuổi súc vật càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm càng tăng.

Những năm mưa nhiều, súc vật nhiễm sán lá gan nhiều hơn những năm khô hạn. Vụ hè - thu tỷ lệ nhiễm tăng so với vụ đông - xuân.

Trứng sán dễ chết ở điều kiện khô hạn và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ở điều kiện ẩm ướt, trứng có thể tồn tại tới 8 tháng. Adolescaria có sức đề kháng cao, tồn tại được ở nhiệt độ - 40C đến - 60C. Ở nhiệt độ bình thường,Adolescariacó thể tồn tại trên 5 tháng (Kaufmann J., 1996).

4.2.1.5. Cơ chế sinh bệnh

Khi súc vật mới nhiễm bệnh, sán non di hành làm tổn thương thành ruột, thành mạch máu, nhu mơ gan, lách, phổi, cơ hồnh, tuyến tụy, gây xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Thường gây viêm gan, thiếu máu do xuất huyết, có khi súc vật chết.

Sán trưởng thành kích thích niêm mạc ống dẫn mật làm viêm ống dẫn mật. Số lượng sán nhiều gây tắc ống mật, mật ứ lại, thấm vào máu, sinh ra hoàng đản.

Sán thường xuyên tiết độc tố làm biến đổi thành ống dẫn mật và mô gan. Độc tố thấm vào máu gây trúng độc toàn thân. Độc tố còn phá hoại máu làm Anbumin giảm, Globulin tăng, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu. Con vật thiếu máu kiệt sức, gầy cịm, đơi khi có triệu chứng thần kinh (hưng phấn, đi xiêu vẹo). Độc tố còn tác động làm tổ chức liên kết tăng sinh, thối hố nhu mơ gan, gây hiện tượng xơ gan, làm chức năng của gan bị phá huỷ, dẫn tới rối loạn cơ năng dạ dày, ruột, thiếu máu, gầy dần, suy nhược.

Ấu trùng di hành còn mang theo nhiều loại vi trùng vào gan, máu và những cơ quan khác nên có thể làm phát sinh bệnh truyền nhiễm hoặc bọc mủ.

Sán ký sinh ở ống mật còn hút máu ký chủ (mỗi ngày 1 sán lấy của ký chủ 0,2 ml máu). Như vậy, nếu số lượng sán lá gan nhiều thì lượng máu chúng chiếm đoạt của ký chủ không phải là nhỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)