Bệnh sán lá ga nở gia súc nhai lại (Fasciolosis)

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 29 - 32)

- Praziquantel: liều 1 mg/kg TT Cho uống hoặc trộn với một ít thức ăn cho ăn Hoàng Văn Dũng (2001) đã thử nghiệm thuốc Niclosamide và Praziquantel với liều

4.2.1. Bệnh sán lá ga nở gia súc nhai lại (Fasciolosis)

4.2.1.1. Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh

- Căn bệnh: là hai loài sán láFasciola hepaticaFasciola gigantica.

- Ký chủ: trâu, bò, dê, cừu. Cũng thấy ở ngựa, một số động vật hoang dại và cả ở người.

Ký chủ trung gian: ốc nước ngọtLymnaea auricularia,L. swinhoei,L. viridis,Radix ovata....

- Vị trí ký sinh: thường ký sinh ở ống dẫn mật, có khi thấy cả ở phổi, tim, hạch lâm ba, tuyến tụy súc vật.

* Ở Việt Nam, bệnh chủ yếu do loài F. gigantica gây ra. Ký chủ trung gian của sán lá gan ở miền Bắc Việt Nam là hai loài ốc nước ngọt: Lymnaea swinhoei(ốc vành tai) và

L. viridis (ốc chanh) (Phan Địch Lân và cs, 1985).

4.2.1.2. Đặc điểm hình thái căn bệnh

- F. gigantica (Cobbold, 1885): dài 25 - 75 mm, rộng 3 - 12 mm, hình lá, hai mép bên gần như song song, khơng có "vai", cuối thân hơi tù. Có hai giác bám: giác miệng ở phía trước thân, giác bụng ở gần giác miệng và lớn hơn giác miệng. Lỗ miệng ở đáy giác miệng thông với hầu, thực quản, ruột gồm hai manh tràng phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Hệ sinh dục: sán lá gan lưỡng tính. Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh, xếp trên dưới nhau ở phần sau cơ thể. Lỗ sinh sản ở phía trước giác bụng. Buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hồn. Tử cung uốn khúc thành hình hoa ở giữa ống dẫn nỗn hồng và giác bụng. Tuyến nỗn hoàng xếp dọc hai bên thân và phân nhánh. Sán trưởng thành có thể tự thụ tinh và thụ tinh chéo.

Trứng sán hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về phía hai đầu, đầu hơi nhỏ hơn có nắp trứng. Kích thước trứng: dài 0,125 - 0,170 mm, rộng 0,06 - 0,10 mm. Trứng màu vàng nâu, phơi bào phân bố đều và xếp kín vỏ.

- F. hepatica (Linnaeus, 1758): dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, màu nâu nhạt. Phần đầu hình nón dài 3 - 4mm, chứa cả hai giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Phía trước thân phình to, thon nhỏ dần về phía cuối thân sán tạo thành "vai". Cấu tạo cơ quan bên trong của F. hepatica tương tự F. gigantica. Trứng sán dài 0,13 - 0,15 mm, rộng 0,07

Hình 10. Sán và trứng sán láFasciola spp. 4.2.1.3. Vịng đời

Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê, cừu và một số súc vật khác. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Trứng theo dịch mật vào ruột rồi theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi (t0= 15 - 300C, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng, trong mơi trường nước sau 10 - 25 ngày trong trứng hình thành Miracidium. Dưới tác

động của ánh sáng, Miracidium đẩy bật nắp trứng thốt ra ngồi và bơi tự do trong nước (nếu thiếu ánh sáng, Miracidium khơng có khả năng thốt khỏi vỏ trứng, nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ trứng). Miracidium dài 0,19 mm, rộng 0,026 mm, có khả năng tồn tại trong nước không quá 40 giờ. Nếu gặp ký chủ trung gian là ốc Lymnaea auricularia, L. viridis, L. swinhoei, Radix ovata.... Miracidium xâm nhập vào cơ thể ốc, di chuyển vào gan, mất lông và phát triển thành Sporocystdài 0,15 mm. Sau 15 - 30 ngày,

Sporocyst sinh sản vơ tính thành 5 - 15 Redia. Sau 32 - 40 ngày, mỗi Rediadài 1 mm và có thể sinh ra 15 - 20Cercaria.

ỐcL. swinhoeithường sống ở ao

rau muống nhiều nước trong, tĩnh ỐcLymnaea spp.

Hình 11. Các lồi ốc Lymnaea spp. - KCTG của sán lá Fasciola ở Việt Nam

Từ khi Miracidium vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 30 - 60 ngày. Lúc này Cercariaqua miệng ốc ra môi trường ngồi có kích thước 0,28 - 0,3 mm chiều dài và 0,23 mm chiều rộng. Mỗi ốc có thể mang 600 - 800 Cercaria. Sau vài giờ

phút, chất nhờn đông đặc lại thành vỏ bọc chắc chắn, màu nâu hung, đường kính 0,2 - 0,25 mm. Lúc này Cercaria đã biến thànhAdolescaria, lơ lửng trong nước hoặc bám vào

cây cỏ trong vùng ẩm thấp lầy lội.

Hình 12.Các dạng ấu trùng của sán

Fasciola

1a.Miracidiumnở ra từ trứng sán 1b.Sporocyst

2a.Redianon

2b.Redia già cóCercarianon

3a. Redia mẹ phóng ra nhiều Redia

con

3b. Cercaria ấu trùng sán lá gan chui khỏi ốc

4a.Cercariarụng đi tạo thành kén 4b.Adolescariacủa sán lá gan

Hình 13. Vịng đời phá triển của sánFasciola

Nếu trâu, bị, dê, cừu nuốt phải thì Adolescaria vào ống tiêu hố, vỏ ngồi bị phân huỷ, ấu trùng được giải phóng và chuyển đến ống mật bằng hai cách:

- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên qua niêm mạc ruột vào máu, rồi tĩnh mạch cửa, vào gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống dẫn mật.

- Một số ấu trùng khác dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào xoang bụng, đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống dẫn mật và phát triển thành sán lá trưởng thành.

Từ khi súc vật nuốt Adolescaria đến khi phát triển thành sán trưởng thành cần thời gian từ 3 - 4 tháng. Sán trưởng thành có thể ký sinh ở ký chủ tới 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh ký sinh trùng trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)