Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 25 - 32)

- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,

1.5.2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Phòng bệnh truyền nhiễm là thực hiện các biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của q trình sinh dịch để ngăn chặn khơng cho dịch bệnh xảy ra.

-Biện pháp đối với nguồn bệnh: Phải tiêu diệt hoặc hạn chế không cho nguồn bệnh phát tán mầm bệnh ra môi trường. Khi dịch chưa xảy ra, nguồn bệnh là những động vật mang trùng.

Với gia súc và gia cầm mang trùng cần phải:

+ Phát hiện sớm, chủ động và tích cực để phát hiện ra những gia súc, gia cầm mang trùng cần thực hiện định kỳ các xét nghiệm vi sinh vật học và huyết thanh học.

+ Cách ly triệt để, khi đã phát hiện ra những động vật mang trùng cần phải cách ly triệt để. Nếu với số lượng ít có thể giết mổ.

+ Điều trị dự phịng: đối với những gia súc quý, đắt tiền, mang trùng hoặc ở những tổng đàn lớn (gia cầm, lợn) khó có thể dùng biện pháp xét nghiệm để phát hiện động vật mang trùng, cần định kỳ tiến hành các biện pháp điều trị dự phòng nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong đàn.

Với động vật mang trùng là dã thú, côn trùng

Phải áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

-Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh: Các biện pháp với nhân tố trung gian nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên.

Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi gồm: chuồng trại, sân chơi, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, súc sản phẩm (da, lơng, sừng, móng, xương...) các khu chế biến, lưu trữ nguyên liệu của gia súc, gia cầm, thức ăn, nước uống, thân thể gia súc và con người.

Biện pháp tiêu độc:

+ Trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh: đó là các biện pháp tiêu độc vật lý (dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ) biện pháp tiêu độc hóa học (sử dụng chất sát trùng) .

+ Tạo điều kiện sống khơng thích hợp để chúng bị tiêu diệt, đó là biện pháp tiêu độc cơ giới, bao gồm việc thu dọn phân rác, chất độn chuồng, chôn, đốt thức ăn thừa, rửa, cọ quét, nạo dụng cụ, tường, nền nhà, sân chơi, cống rãnh...

Các phương pháp tiêu độc cụ thể:

+ Tiêu độc chuồng trại: Cần tiêu độc cơ giới trước, tiêu độc hóa học sau. Có thể dùng chất hóa học: sữa vôi 10-20%, focmol 2-5%, dung dịch Longlife, Virkon, Antisep, Iodine...các chất tiêu độc trên cơ thể dùng phun hoặc quét.

Ảnh 5: Thuốc sát trùng Hankon và Antisep

+ Phương tiện vận chuyển: Với các phương tiện vận chuyển là xe cơ giới, xe thô sơ để vận chuyển súc vật hoặc thức ăn, nguyên vật liệu dùng trong chăn nuôi cần được thường xuyên lau, dọn, rửa sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khi ra vào cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn...

+ Tiêu độc nguồn nước: Với nguồn nước uống hoặc tắm, rửa, sử dụng trong chăn nuôi cần sử dụng nguồn nước sạch: nước giếng khoan, sau khi lắng lọc, sử dụng khí clo để sát khuẩn rồi mới được dùng. Với nguồn nước thải từ trại chăn ni, các xí nghiệp chế biến thú sản, xí nghiệp chế biến thuốc sinh vật, các nguồn nước bị ơ nhiễm cần có thiết bị hoặc hệ thống lắng, lọc rồi sử dụng khí clo, nước clo hoặc clorua vôi để tiêu độc. + Tiêu độc đất: Đất có q trình tự tiêu độc do chứa nhiều vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh. Vì vật, người ta có thể lợi dụng bằng cách bỏ trống một thời gian không chăn thả. Trong trường hợp đất bị ơ nhiễm, cần sử dụng các hóa chất sau để phun, rắc, tưới: vôi bột, sữa vôi 20%, axit sunfuric 5%...

+ Tiêu độc lò ấp trứng: Lau, dọn, vệ sinh hàng ngày; trước và sau khi ấp cần tiêu độc bằng cách xông hơi focmol.

+ Tiêu độc dụng cụ: Các dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được tiêu độc thường xuyên. Những dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng (chổi, máng ăn gỗ, rổ, sảo...) có thể đốt.

Những dụng cụ bằng kim loại (vải, dồ dùng chứa thức ăn,...) có thể sử dụng các biện pháp tiêu độc vật lý, hóa học sao cho phù hợp.

+ Xử lý phân: phân, rác độn chuồng có thể sử dụng phương pháp ủ nhiệt sinh học để tiêu độc, đánh phân thành đống rồi chát kín bên ngồi bằng bùn. Ở các trang trại lớn cần xây dựng bể biogas.

Ảnh 6: Xây dựng bể Biogas

Đối với nhân tố trung gian là sinh vật như côn trùng và chuột: cần phải có biện pháp tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Nguyên tắc chung để tiêu diệt côn trùng và chuột là:

+ Dựa vào đặc tính sinh học của chúng để hạn chế sự sinh sản và tiêu diệt chúng ở các giai đoạn sinh trưởng. Đó là việc thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, đậy kín thức ăn, phát quang bụi rậm, tháo thoát các vũng nước đọng.

+ Sử dụng các biện pháp tiêu diệt thích hợp với từng loại cơn trùng và chuột. -Biện pháp đối với động vật thụ cảm

Các biện pháp phòng bệnh đối với động vật thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu và đặc hiệu của chúng đối với mầm bệnh, bao gồm:

+ Vệ sinh phịng bệnh: Nhằm tăng cường sức đề kháng khơng đặc hiệu cho động vật thụ cảm bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh chuồng trại, chăn thả, vệ sinh sinh sản, sử dụng và khai thác hợp lý. Các biện pháp vệ sinh trên phải được xây dựng thành quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.

Thực hiện tốt khâu vệ sinh, phịng bệnh có tác dụng một mặt tấn cơng mầm bệnh ở ngoại cảnh, mặt khác làm tăng sức chống đỡ của động vật thụ cảm do đó ngăn chặn được mầm bệnh không cho chúng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

+ Tiêm phòng: tiêm phòng là một biện pháp chủ động tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.

Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: Vaccine và kháng huyết thanh Tiêm phòng bằng vaccine:

Khái niệm: vaccine là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phịng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ADN, ARN...) đã được làm giảm độc lực hoặc vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vaccine thế hệ mới hay vacine cơng nghệ gen). Lúc đó chúng khơng có khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng nhưng khi đưa vào cơ thể động vật sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.

Vacine là chế phẩm sinh học được con người tạo ra và đưa vào cơ thể động vật để gây miễn dịch, tập cho cơ thể thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Xuất phát từ phát hiện của Janer năm 1876 khi ơng dùng virus đậu bị từ các nốt đậu của bò sữa đêm chủng cho người để phịng bệnh đậu màu có hiệu quả. Để ghi nhận sự kiện này, người ta đề nghị gọi các chế phẩm sinh học có nguyên lý phòng bệnh như vậy gọi là vaccine (xuất phát từ từ vacca có nghĩa là con bị cái). Danh pháp gồm 2 từ kép: từ đầu là vaccine, từ sau là bệnh. VD: vacxin dịch tả lợn

Hiện nay người ta chia vacxin ra làm 3 loại:

+ Vacxin vô hoạt (vacxin chết): là vacxin chế bằng mầm bệnh đã bị giết chết bằng tác nhân vật lý, hóa học nhưng trên bề mặt của chúng vẫn giữ các protein cịn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch.

Trong vaccine vơ hoạt, người ta thường cho thêm hóa chất để giữ cho kháng nguyên được ổn định và giúp cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài thời gian miễn dịch. Hóa chất này gọi là chất bổ trợ. Vacxin vơ hoạt thưởng rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém.

+ Vacxin nhược độc: vacxin chế bằng mầm bệnh đã được làm yếu, khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vào cơ thể, mầm bệnh cịn khả năng kích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vacxin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài nhưng khi dùng, có loại cịn gây ra phản ứng và địi hỏi phải cẩn trọng trong quá trình bào quản và sử dụng.

Bảng 1.1.So sánh một số đặc điểm của vaccine vô hoạt và vaccine nhược độc

Đặc điểm so sánh Vaccine vô hoạt

(vaccine chết) Vaccine nhược độc (vaccine sống) Cách xử lí mầm bệnh Làm chết mầm bệnh bằng tác nhân lý, hóa học Làm giảm độc lực bằng các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học Tạo miễn dịch sau

khi tiêm phịng

Chậm, có miễn dịch sau khoảng 7 - 21 ngày

Nhanh, có miễn dịch sau khoảng 5 - 7ngày Các dạng vaccine Vaccine chết khơng có bổ trợ Vaccine chết có bổ trợ là keo phèn hoặc dầu Dạng tươi Dạng khô Điều kiện bảo quản

Dễ bảo quản, bảo quản ở nhiệt độ thường 20 - 25˚C, tốt nhất là 10 - 12˚C

Phải bảo quản trong điều kiện lạnh, thường từ 2 - 8˚C, tùy loại vaccine Phản ứng sau khi tiêm Có thể gây ra một số phản ứng phụ Có thể gây ra một số phản ứng phụ Mức độ và thời gian miễn dịch

Tạo miễn dịch yếu, thời gian miễn dịch ngắn. Thường phải tiêm chất bổ trợ và thường phải tiêm nhiều lần trong năm

Tạo miễn dịch mạnh hơn vaccine vô hoạt. Thời gian miễn dịch khác nhau tùy loại vaccine nhưng thường dài hơn Liều lượng tiêm Thường cao hơn so với liều

tiêm vaccine nhược độc

Ít hơn so với liều tiêm vaccine vơ hoạt

+ Vacxin thế hệ mới (hay vacxin công nghệ gen): là các chế phẩm được dùng làm vacxin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vacxin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại vacxin chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng miễn dịch...đã, đang được sử dụng rộng rãi.

Kỹ thuật sử dụng vacxin:

+ Đường đưa vacxin: tùy từng loại vacxin mà đường đưa vào cơ thể khác nhau:

Tiêm dưới da: đây là đường đưa vacxin phổ biến nhất, áp dụng cho đa số các loại vacxin vơ hoạt và nhược độc.

Trâu, bị, ngựa: thường tiêm dưới da cổ Lợn: tiêm dưới da gốc tai

Gia cầm: tiên dưới da cánh hoặc đùi

Tiêm bắp: áp dụng cho một số loại vacxin virus nhược độc (Newcastle) hoặc vacxin nhũ hóa (vacxin tụ huyết trùng nhũ hóa)

Cho uống, nhỏ mắt, mũi, khí dung: một số loại vacxin có khả năng xâm nhập qua niêm mạc (vacxin Lasota)

Đối tượng sử dụng: vacxin được sử dụng phịng bệnh cho động vật trưởng thành, khỏe mạnh.

Khơng nên dùng cho gia súc quá non, thận trọng với gia súc mang thai, trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vacxin dễ gây ra phản ứng mạnh có thể làm sảy thai. Đặc biệt không nên dùng vacxin sống cho súc vật trong thai kỳ, nhất là các vacxin virus nhược độc.

+ Liều dùng vacxin: cần sử dụng vacxin đúng theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn lọ. Nếu tiêm thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch, nếu tiêm quá liều sẽ gây tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng.

Bảo quản vacxin: vacxin phải được bảo quản trong liều quy định. Đây là điểm quan trọng đặc biệt quyết định chất lượng và hiệu lực của vacxin. Các điều kiện bảo quản chủ yếu gồm:

+ Để tủ lạnh hoặc phịng lạnh có nhiệt độ 40C, dùng bảo quản với các vacxin vô hoạt và các vacxin vi khuẩn nhược độc.

+ Để tủ lạnh âm: có thể bảo quản vacxin virus nhược độc ở dạng tươi hoặc đơng khơ.

+ Khơng được để vacxin ở chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời vì như vậy vacxin sẽ mất hiệu lực.

Ảnh 7: Đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vacxin

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin: + Không được dùng vacxin đã quá hạn.

+ Phải kiểm tra lọ vacxin trước khi sử dụng như: các chi tiết trên nhãn, trạng thái vật lý của lọ thuốc.

+ Khi pha vacxin phải có đầy đủ các dụng cụ: bơm tiêm, kim, lọ thủy tinh và nước cất vô trùng, dụng cụ sau khi tiệt trùng phải để nguội mới được dùng.

+ Sau khi tiêm vacxin, động vật có phản ứng do chất bổ trợ có trong vacxin đó là hiện tượng viêm nhẹ cục bộ tại nơi tiêm. Sau một thời gian phản ứng sẽ giảm. Khi cần can thiệp có thể chườm nóng và tiêm cafein để phản ứng giảm nhanh hơn.

Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh:

Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu, tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miễn dịch bị động.

Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây tối miễn dịch cho các lồi gia súc như: bị, lợn, ngựa rồi lấy máu, chắt huyết thanh, xử lý và bảo quản.

Kháng huyết thanh có thể chỉ là đơn giá khi dùng một loại mầm bệnh gây tối miễn dịch và chỉ dùng để phịng hoặc chữa được một bệnh, cũng có thể là đa giá, phòng và chữa được nhiều bệnh khi sử dụng nhiều loại mầm bệnh cùng một lúc gây tối miễn dịch.

Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch vì vậy chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch hoặc vùng có nguy cơ dịch uy hiếp, gia súc cần xuất cảng ngay hoặc đưa đi triển lãm. Thời gian miễn dịch sau khi tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài từ 1-3 tuần vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vacxin để gây miễn dịch chủ động lâu dài.

Liều lượng kháng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều điều trị. Cần chú ý rằng việc sử dụng kháng huyết thanh cho động vật được tiến hành càng sớm càng tốt.

- So sánh giữa Miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo (Tiêm vacxin) và Miễn dịch tiếp thu bị động nhân tạo (tiên kháng thể).

Bảng 1.2. So sánh khi tiêm vacxin và kháng thể

Các tiêu chí so sánh

Miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo

Miễn dịch tiếp thu bị động nhân tạo

Loại kháng nguyên đưa vào

Vaccine Kháng huyết thanh

Đặc điểm chính Cơ thể huy động tích cực các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch hoạt động để sinh ra miễn dịch.

Cơ thể khơng tham gia tạo miễn dịch mà miễn dịch đó được đưa từ bên ngoài vào

Thời gian miễn dịch xuất hiện

Xuất hiện miễn dịch muộn sau khi tiêm vaccine 1 tuần

Xuất hiện ngay sau khi tiêm kháng huyết thanh

Thời gian miễn dịch kéo dài

Duy trì từ vài tháng đến vài năm có khi suốt đời

Duy trì ngắn không quá 1 tuần

Liều lượng sử dụng

Liều lượng thấp: 0,5 - 5 ml Liều lượng lớn: 25 - 300 ml Hiệu quả tác dụng Tác dụng: Để phòng bệnh Điều trị và ngăn ngừa

Hậu quả Phản ứng vaccine tỷ lệ thấp và nhẹ

Choáng hoặc quá mẫn cảm

Chi phí Rẻ tiền, dễ thực hiện Đắt tiền, khó thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)