Dịch tễ học

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 40 - 41)

- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,

2.1.3. Dịch tễ học

- Loài vật mắc: trong tự nhiện họ ngựa được coi là mắc bệnh do virus cúm ngựa gây ra, mặc dù một số dịch vụ xảy ra tại Trung Quốc bắt nguồn từ gia cầm. Một số quần thể ngựa phải di chuyển thường xuyên như: ngựa đua, ngựa giống, ngựa nhảy... đặc biệt dễ mắc bệnh. Mặc dù triệu chứng của bệnh thường bắt đầu vào mùa đông, tuy nhiên các vụ dịch lại xảy ra chủ yếu vào mùa đua ngựa. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết: năm 1989 một vụ dịch cúm ngựa xảy ra ở Trung Quốc với tỷ lệ ốm là 80%, tỷ lệ chết 20%. Năm 1990 dịch lại xảy ra với tỷ lệ ốm là 50%, khơng có con nào chết có thể là do sức đề kháng của ngựa.

- Phương thức truyền lây: bệnh lây lan nhanh, chủ yếu lây qua tiếp xúc, qua quần áo bảo hộ, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển nhiễm virus cũng là nguyên nhân làm lây lan mầm bệnh, tuy không gây bệnh cho người nhưng người vẫn có thể bị nhiễm virus cúm ngựa nên các phịng thí nghiệm vẫn cần đảm bảo an toàn sinh học cho người lao động.

- Cơ chế sinh bệnh: virus cúm ngựa nhân lên trên tế bào biểu mô đường hô hấp của ngựa, gây viêm và con vật chảy nước mũi. Biến đổi bệnh lý quan trọng nhất diễn ra ở đường hô hấp dưới bao gồm viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm nhánh cuống phổi nhỏ, viêm kẽ phổi, các thủy phổi bị xung huyết và phù thũng. Một số trường hợp bị viêm cơ tim. Hiện tượng nhiễm trùng kế phát gây viêm kết mạc, viêm hầu họng, viêm phế quản phổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)