Đặc điểm của bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 42 - 43)

- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,

2.2.1. Đặc điểm của bệnh

Bệnh viêm não tủy là một bệnh truyền nhiễm xảy ra lẻ tẻ ở ngựa do virus thuộc họ Togaviridae. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, bỏ ăn, suy nhược nặng. Virus gây bệnh viêm não tủy miền đông (Eastern equine encephalomyelitis-EES) thường gây chết ngựa; virus gây bệnh viêm não tủy miền Tây (Western equine encephalomyelitis – WEE) thường gây bệnh ở thể á cấp tính hoặc thể nhẹ với tỷ lệ chết dưới 30%. Virus gây bệnh viêm não tủy ngựa Venezuela (Venezuela equine encephalomyelitis-VEE) gây bệnh từ mức độ nhẹ đến chết ngựa, rất dễ lây sang người. Bệnh thường lây từ ngựa sang người do muỗi truyền.

2.2.2. Căn bệnh

Virus gây bệnh thuộc giống Alphavirrus, họ Togaviridae. Họ Togaviridae gồm 2 giống là AlphavirusRubivirus. Giống Rubiviruscó duy nhất gây bệnh cho người, giống Rubivirus gồm 30 lồi, trong đó 6 lồi gây bệnh cho người và một số động vật ni khác, 7 lồi khác gây bệnh cho người (thường gây sốt, có cảm giác ớn lạnh, viêm khớp mà ít gây viêm não).

Virus có dạng hình cầu, có vỏ bọc, đường kính khoảng 70nm.bộ gen của virus gồm ARN sợi đơn, kích thước 9,7-11,8kb.

2.2.3. Dịch tễ học

- Loài vật mắc: virus gây bệnh viêm não cho ngựa, ngoài ra bệnh được ghi nhận xảy ra ở gà, vịt, gà tây, một số loài chim như chim đua (game bird), chim chạy (ratite).

Bệnh lây sang người, người ta đã thông báo trường hợp virus gây chết nhân viên phịng thí nghiệm, vì vậy cần phải đảm bảo an tồn phịng thí nghiệm. Nếu người mổ ngựa bị bệnh viêm nào có nguy cơ lây bệnh. EES gây bệnh ở người với tỷ lệ chết từ 30-70%, hoặc để lại nhiều di chứng thần kinh nếu qua khỏi. WEE gây bệnh thể nặng ở trẻ em nhưng chỉ gây bệnh thể nhẹ ở người lớn, tỷ lệ chết từ 3-10%.

-Phương thức truyền lây: ở phía Đơng của Nam Mỹ, người ta thấy rất nhiều vụ dịch do EES gây ra ở đàn chim trĩ nuôi thương mại, tỷ lệ chết 50-70%. Tại vùng nam của nước Mỹ và Úc, bệnh được ghi nhận ở nhiều đàn đà điểu nuôi. Tác nhân gây bệnh được xác định là muỗi. Mùa phát bệnh: gia đoạn giữa hè đến cuối thu.

-Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua nốt muỗi đốt, virus nhân lên ngay tại nơi xâm nhập hoặc tại các hạch lympho lân cận. Virus xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và tấn công hệ thần kinh trung ương. Tại hệ thần kinh trung ương, virus không chỉ phá hủy các nơron thần kinh mà cịn tấn cơng màng tủy sống, lớp lót khoang não- tủy sống, đám rối thần kinh. VEE virus còn gây bệnh ở đường hô hấp trên làm teo xương, lách, hạch lympho, hoại tử gan và tụy.

Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày. Bệnh ở ngựa gây ra bởi EEE, WEE và VEE có biểu hiện triệu chứng khác nhau. Con vật có hiện tượng sốt, mệt mỏi, bỏ ăn. Bệnh do VEE có thể gây chết ngựa kèm theo một số ít triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương.

Những trường hợp mắc bệnh do EEE thể nặng: ngựa bị sốt cao, uể oải, mất cân bằng. Bệnh tiến triền nhanh, con vật suy kiệt nhanh chóng (biểu hiện chân chỗi, đầu gục, tai rủ, mơi trễ, dáng đi khơng bình thường, lơ đễnh) và xuất hiện hiện tượng viêm não ( khả năng nhìn kém, sợ ánh sáng, nuốt khó khăn, phản xạ kém, chạy quanh, ngáp và nghiến răng). Ngựa chúi đầu vào góc chuồng hoặc hàng rào. Giai đoạn đầu của bệnh, con vật có thể bị liệt, khơng cử động được và đơi khi co giật.

Tỷ lệ chết ở ngựa do EEE virus là 50-90%, WEE là 20-40%, và VEE virus khoảng 50-80%. Trường hợp gia súc mắc bệnh nhẹ sẽ hồi phục sau vài tuần nhưng để lại một số di chứng thần kinh như chứng tâm thần phân liệt, mắt mờ, tai nghễnh ngãng. Triệu chứng ở người: EEE virus gây bệnh ở người với triệu chứng sốt cao, uể oải, gáy khó cử động. Bệnh tiến triển bệnh nhân bị hỗn loạn, liệt, co giật và hôn mê. Tỷ lệ chết khoảng 50-75%. Nếu qua khỏi người sẽ bị một số di chứng thần kinh như chứng thần kinh phân liệt, trí óc chậm phát triển, chứng động kinh, liệt, tai nghễnh ngãng, mắt mù.

WEE virus thường gây bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết khoảng 3-10%.

Nếu người mắc bệnh do VEE virus có biểu hiện sốt cao, khoảng 1% có biểu hiện viêm não. Phụ nữ có thai thường bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Ở những vùng cơng tác hộ lý chăm sóc khơng đảm bảo, trẻ em bị bệnh có tỷ lệ chết lên đến 20-30% do viêm não.

2.2.5. Bệnh tích

Bệnh tích đại thể ít quan sát được ở ngựa, nếu có chỉ là hiện tượng tụ huyết ở não và màng tủy sống. Ngồi ra, có thể xuất hiện nhiều vết bầm xuất huyết do chấn thương.

Bệnh tích vi thể thường tìm thấy ở hệ thần kinh trung ương. Tế bào thần kinh bị thối hóa và thâm nhiễm tế bào bạch cầu nhiều dạng nhân, có u thần kinh đệm.

Gà bị bệnh có hiện tượng buồn ngủ, xệ bụng, giảm tăng trọng, tỷ lệ chết lên tới 80%. Bệnh tích đặc trưng là gà có nhiều điểm hoại tử ở gan và tim, hạch lympho bị teo, hoại tử tuyến ức, lách và túi Fabricius.

2.2.6. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng: con vật sốt cao, uể oải, mất cân bằng, đầu gục, tai ủ rũ, môi trễ, dáng đi khơng bình thường.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)