Bệnh tụ huyết trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 46 - 50)

- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,

2.4. Bệnh tụ huyết trùng

2.4.1. Đặc điểm của bệnh

Đây là một bệnh truyền nhiễm có hầu hết ở các lồi gia súc. Ngựa bị bệnh do lây nhiễm từ trâu, bò bệnh trong các ổ dịch tụ huyết trùng. Bệnh thường xảy ra từ mùa hè cho đến mùa thu trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều khiến cho mầm bệnh phát tán trong điều kiện tự nhiên.

2.4.2. Căn bệnh

Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra với các serotupe khác nhau: A, B,C,D,E. Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng và chất sát trùng. Trái lại chỗ ẩm tối, nhiều chất hữu cơ mục nát, nhiều nitrate chúng có thể tồn tại nhiều tháng. Vi khuẩn bị

tiêu diệt 580C trong vòng 20 phút. Các chất sát trùng tiêu diệt được vi khuẩn nhanh chóng: a.phenic 5% tiêu diệt vi khuẩn trong 1 phút, nước vôi 10% trong 3-5 phút.

Ảnh 11: Vi khuẩn Pasteurella multocida

2.4.3. Dịch tễ

- Chất chứa mầm bệnh: Súc vật bị bệnh thải mầm bệnh ra môi trường tự nhiên, qua chất bài tiết: nước mũi, nước mắt, phân, nước tiểu...ngựa khỏe ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn tìm thấy nhiều nhất trong các chỗ phù thũng, hạch bạch huyết. Đối với bệnh này có hiện tượng thú khỏe mang trùng: mầm bệnh thường định vị ở đường hơ hấp đơi khi có các stress làm giảm sức đề kháng của cơ thể sẽ bột phát gây thành bệnh. - Phương thức truyền lây: Chủ yếu là đường tiêu hóa hoặc qua đường hơ hấp do con vật hít bụi trong khơng khí có mang mầm bệnh.

- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa, vi khuẩn đến các hạch lâm ba phát triển nhanh về số lượng rồi vào máu đến các khí quản, gây ra các biến đổi bệnh lý rõ rệt. Đặc biệt là gây nhiễm trùng máu, viêm phổi cấp và thứ cấp ở ngựa cũng giống như ở trâu, bò.

2.4.4. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh: 2 - 4 ngày. Ngựa bệnh thể hiện các triệu chứng sau: Sốt cao 40 - 42°c liên tục trong 2 - 3 ngày, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, hầu bị sưng, thở nhanh và thở khó tăng dần, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu cúi thấp và mắt đỏ ngầu, lờ đờ. Các trường hợp bệnh nặng, ngựa nằm bệt, không đứng dậy được.

Ngựa bệnh đi loạng choạng, thở dốc, lăn ra giãy giụa, sùi bọt mép như hiện tượng ngộ độc và chết sau 6-24 giờ, nếu như không chữa kịp.

Trong các trường hợp bị thể thứ cấp: ngựa sốt cao, run rẩy, đi lại khó khăn, hạch hầu và hạch trước vai, hạch trước đùi sưng to, thanh quản cũng sưng khiến con vật thè lưỡi ra khỏi miệng, thở rất khó khăn. Nếu khơng điều trị kịp ngựa sẽ chết sau 72h do nhiễm trùng huyết và ngạt thở.

2.4.5. Bệnh tích

Mổ khám ngựa chết, thấy các phủ tạng như: Phổi, gan, lá lách, thận, các hạch lâm ba đều bị sưng và tụ máu màu đỏ sẫm. Đặc biệt màng bao tim có màu vàng.

Bệnh tích tụ huyết, xuất huyết khắp niêm mạc, tổ chức liên kết dưới da; bắp thịt bị thấm ướt và có màu tím hồng. Hạch và vùng chung quanh hạch bị thủy thũng, cắt ngang hạch thấy ứa ra nhiều dịch có màu vàng; xuất huyết khắp hạch.

Phổi viêm, nhất là thùy đỉnh, nhiều vùng trên phổi bị nhục hóa, mặt cắt của phổi có vân. Xuất huyết điểm rải rác trên cơ tim và tập chung khá nhiều ở mỡ và vành tim, đỉnh tim.

Xoang bụng tích nhiều dịch vàng, xuất huyết rải rác khắp phủ tạng

2.4.6. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: sốt cao, viêm phổi cấp, chết đột ngột và kèm theo hiện tượng xuất huyết, tụ huyết ở nội tạng nhất là khí quản hơ hấp và màng tim tích nước vàng.

2.4.7. Phòng và trị bệnh

-Phòng bệnh: Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại và bài chăn thả; phát hiện sớm ngựa bệnh để cách ly với con khỏe, đề phòng các ổ dịch từ trâu, bò lây sang ngựa.

- Trị bệnh: Dùng các loại kháng sinh đặc hiệu điều trị vi khuẩn Pasteurella như: streptomycin, Doxy flo...kết hợp với việc dùng thuốc trợ sức, trợ lực.

Ảnh 12: Thuốc Doxy flo

Dùng phối hợp Streptomycine theo liều 30 mg/kg thể trọng ngựa và Tiamulin với liều 0,1 ml cho 10 kg thể trọng ngựa. Dùng thuốc liên tục 6 - 7 ngày, sau đó nghỉ. Nếu ngựa cịn ho và thở khó thì sau 6 ngày dùng thuốc đợt 2 giống như đợt đầu.

Dùng thuốc làm giảm các cơn ho và khó thở: Tiêm Êphêdrin cho ngựa với 5 - 8 ml/ngày (mỗi ống thuốc có 1 ml).

Ảnh 13: Thuốc Streptomycin và Tiamulin

Dùng thuốc trợ sức: Tiêm cafêin hoặc long não nước, Vitamin C, Vitamin B1, truyền dung dịch sinh lý mặn (90o/oo) và sinh lý ngọt 5% theo liều 1.000 ml/kg thể trọng ngựa/ngày

Những ngựa quá yếu thì truyền dịch dùng huyết thanh mặn, ngọt 1000-2000ml/ con truyền tĩnh mạch cổ.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày triệu chứng và bệnh tích bệnh cúm ngựa?

2. Nêu đặc điểm và cách chẩn đoán bệnh viêm hệ lâm ba truyền nhiễm ở ngựa? 3. Trình bày cơ chế sinh bệnh, cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ngựa?

Phần thực hành

Bài 3: Thực hiện chăm sóc và chữa bệnh cúm trên ngựa

Bài 4: Thực hiện chăm sóc và chữa bệnh viêm não tủy trên ngựa

Bài 5: Thực hiện chăm sóc và chữa bệnh viêm hệ lâm ba truyền nhiễm trên ngựa Bài 6: Thực hiện chăm sóc và chữa bệnh tụ huyết trùng trên ngựa

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ, TS Nguyễn Bá Hiên (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm,

NXB Nơng nghiệp.

2. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Thiện (2009). Nghể nuôi ngựa,

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)