Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 32 - 39)

- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,

1.5.3. Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm

Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại ổ dịch thường nhằm mục đích tiêu diệt bệnh, đồng thời khơng cho ổ dịch lan rộng thành nhiều ổ dịch khác.

Các biện pháp chống dịch bao gồm: Phát hiện bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh, làm suy yếu hoặc tiêu diệt nhân tố trung gian truyền bệnh và làm tăng sức đề kháng của cơ thể gia súc. Các biện pháp đó cần được thực hiện khẩn trương, cùng một lúc thì mới đạt được mục đích dập dịch.

1.5.3.1. Khái niệm ổ dịch

Ổ dịch là phạm vi nguồn bệnh đang phát triển và khu vực xung quanh mầm bệnh có thể lan tới. Trong ổ dịch phải có đủ 3 yếu tố của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật thụ cảm.

1.5.3.2. Biện pháp đối với nguồn bệnh

-Đối với con ốm: phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để

+ Phát hiện sớm: phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh đúng và sớm. Nếu chẩn đốn cịn nghi ngờ, chưa có điều kiện xác định bệnh chắc chắn thì cũng phải có kết luận sơ bộ chẩn đốn và có biện pháp đề phịng lây lan.

Nguyêt tắc là: một con vật ốm chưa rõ nguyên nhân phải nghi là bệnh truyền nhiễm và phải cách ly ngay. Thà chẩn đốn nhầm một bệnh khơng phải là truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm còn hơn là nhầm một bệnh truyền nhiễm với bệnh không truyền nhiễm.

Tuy nhiên, phải dùng mọi biện pháp chẩn đốn đúng bệnh thì mới đề ra biện pháp chống dịch hiệu quả. Phải sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán: lâm sàng, dịch tễ học, chẩn đốn trong phịng thí nghiệm:

Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào triệu chứng để xác định bệnh. Phương pháp chẩn đốn này dễ nhầm lẫn vì nhiều bệnh khác nhau có thể có triệu chứng lâm sàng giống nhau hay khi ở đầu vụ dịch triệu chứng bệnh thường khơng điển hình.

Chẩn đốn dịch tễ học: tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng xuất hiện dịch. Cần phải điều tra kỹ để tìm nguồn bệnh, đường lây lan, gia súc mắc bệnh trong hồn cảnh nào, trước đó đã tiếp xúc với những loại gia súc nào, chăn dắt ở đâu, đã đi qua những địa phương nào có dịch, điều kiện vệ sinh gia súc ra sao, đã tiêm phòng chưa, tiêm vacxin gì...Ngồi ra, phải tỉm hiểu những con vật tiếp xúc với con ốm.

Điểu tra dịch tễ học kết hợp với triệu chứng lâm sàng có thể giúp chẩn đốn bệnh nhưng có khi chưa chắc chắn nên phải dùng phương pháp chẩn đốn trong phịng thí nghiệm.

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm: tiến hành theo hướng của 2 phương pháp chẩn đốn nói trên nhưng bằng nhiều phương pháp kết hợp khác (vi khuẩn học, virus học, huyết thanh học).

Bệnh phẩm lấy từ gia súc ốm, nghi ốm hoặc gia súc chết phải phù hợp với yêu cầu xác định bệnh. Cách lấy bệnh phẩm, cách bao gói và cách gửi bệnh phẩm phải đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu khơng gieo rắt mầm bệnh ra ngồi, đảm bảo an tồn cho người và đảm bảo chẩn đốn chính xác. Bệnh phẩm phải được gửi đến phòng xét nghiệm càng nhanh càng tốt.

+ Cách lý kịp thời: sau khi phát hiện có con ốm hoặc con nghi ốm phải cách ly ngay. Những con nghi mắc bệnh phải nhốt riêng từng con để tránh lây lan, vì có thể có con khơng mắc bệnh hoặc mắc những bệnh khác. Gia súc được cách ly ở nơi chữa bệnh hoặc nhà cách ly riêng.

Cơ sở chăn ni tập trung phải có nhà cách ly. Nhà cách ly phải có cống rãnh tiêu độc, xa chuồng gia súc và nhà ở ít nhất 50m.

Phải cử người chăm sóc gia súc cách ly. Họ phải có quần áo và phương tiện bảo hộ cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức vệ sinh phịng bệnh cao. Khi cho ăn uống hoặc quét dọn chuồng phải giữ gìn cẩn thận tránh bệnh có thể lây sang gia súc khác và người. Phải cấm người ra vào chuồng cách ly trừ những người chăm sóc và chữa bệnh. Trước cửa ra vào phải có hố vơi tiêu độc

+ Khai báo khẩn cấp: mọi người đều có nhiệm vụ và trách nhiệm khai báo dịch bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất với cấp chính quyền.

+ Điều trị triệt để: phải điều trị triệt để những con ốm cho đến khi lành bệnh và không trở thành con vật mang trùng. Nếu thấy khả năng điều trị bệnh khơng khỏi thì phải xử lý ngay. Cách xử lý tùy theo từng loại bệnh: có thể giết chết đem chơn hoặc chế biến thành thực phẩm. Khi xử lý phải chú ý tránh làm lây lan bệnh.

Những loại súc vật trên phải được cách ly trong thời gian nung bệnh dài nhất.. phải khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm, tiêm thuốc khẩn cấp hoặc điều trị dự phòng, tiến hành tiêu độc chuồng trại nuôi nhốt chúng.

1.5.3.3. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh

Các biện pháp quan trọng đối với nhân tố trung gian truyền bệnh tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, chuột và các biện pháp ngăn cản các nhân tố đó lan rộng.

Gia súc, gia cầm dễ nhiễm với bệnh đã cơng bố dịch thì nhất thiết khơng được thu mua, không đem ra bán, không đưa vào đưa ra ổ dịch boặc đi qua ổ dịch. Xe cộ, người, gia súc khi cần thiết phải đi xuyên qua ổ dịch thì phải tiêu độc. Các loại gia súc khơng nhiễm bệnh khi đưa ra ngồi phải được tiêu độc. Chuồng trại phải niêm yết, chỉ được mở cửa khi cho ăn hoặc điều trị, cấm mổ thịt bữa bãi. Súc vật ốm và súc vật chết phải có biện pháp xử lý phù hợp. Các trại chăn nuôi tập trung cần có khu chế biến xác chết (trừ bệnh nhiệt thán). Nếu khơng có điều kiện chế biến thì chơn sâu dưới 2 lớp vơi

bột, chôn xa nguồn nước, bãi chăn, mạch nước ngầm, chuồng gia súc và nhà ở. Trường hợp bị bệnh nhiệt thán nhất định phải đốt xác, nếu khơng có ngun liệu đốt thì phải chơn sâu 2m, trên và dưới xác đổ vôi cục chưa tôi, mả súc vật phải được rào chặt, cắm biển ghi tên bệnh. Khi chuyển xác chết đến nơi chôn tránh làm rơi phân, các chất tiết của con vật. Dụng cụ vận chuyên, người vận chuyển phải được tiêu độc, sát trùng sau khi chôn xác.

Chuồng trại phải được quét vôi, nền chuồng chèm lửa, phân rác phải thu dọn tập trung và tiêu độc. Thức ăn thừa phải đốt hoặc chôn, cống rãnh phải khơi thông và tiêu độc. Nguồn nước rửa, giếng nước nhiễm bẩn phải tiêu độc.

1.5.3.4. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm

- Quản lý đàn gia súc, gia cầm: trong ổ dịch cần kiểm kê để nắm được số đầu gia súc, gia cầm. Qua kiểm kê tiến hành phân loại sức khỏe, nhất là gia súc có thể mắc bệnh, nhờ đó mà có thể phát hiện được con ốm, con nghi lây. Đàn gia súc phải được quản lý chắc chắn để tránh tình trạng lạm sát hoặc bán chạy. Trong khi kiểm kê tránh tập trung đàn gia súc để tránh lây bệnh.

- Tiêm vacxin: phải tiêm chống dịch trong ổ dịch và các vùng xung quanh. Xung quanh ổ dịch là khu vực bị uy hiếp. Ngoài khu vực uy hiếp là khu vực an tồn, mầm bệnh khó có điều kiện lan tới trong thời gian trước mắt. Ở cả ba khu vực đó đều tiêm vacxin cho con khỏe để tạo ngay một vành đai miễn dịch ngăn chặn dịch lây lan. Phương pháp tiêm như vậy nhất là đối với các vacxin nhược độc- vừa giúp phát hiện nhanh con nung bệnh vừa dập tắt dịch trong thời gian ngắn. Đối với những con nghi lây trong ổ dịch có thể tiêm huyết thanh cũng một lúc với vacxin để tạo miễn dịch nhanh chóng nhưng phải tiêm ở 2 nơi khác nhau và chỉ áp dụng đối với vacxin chết. Đối với gia súc khác lồi nhưng có cảm thụ với bệnh cũng cần tiêm vacxin.

Bảng 1.3 Lịch dùng vacxin cho gia súc, gia cầm

Tên loại vaccine Phòng bệnh Tuổi dùng vaccine lần 1 Tuổi dùng vaccine lần 2 Thời gian nhắc lại Cách dùng Bảo quản Gà - Vịt Lasota Newcastle < 2 tháng tuổi 5 - 7 ngày tuổi 24 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi, mồm 0 - 4oC Newcastle H1 Newcastle > 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 - 4oC Đậu gà Đậu 5 - 7 ngày tuổi Không Chỉ 1 lần Chủng qua da 0 - 4oC Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 3 tháng tuổi Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC

Dịch tả vịt Dịch tả vịt 7 ngày tuổi Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 - 4oC Gumboro Gumboro 10 ngày tuổi 24 ngày tuổi 6 tháng sau Nhỏ mắt, mũi, mồm 0 - 4oC Lợn Phó thương hàn Phó thương hàn 30 ngày tuổi 50 ngày tuổi 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC Dịch tả lợn Dịch tả 45 ngày tuổi Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 - 4oC Tụ - Dấu Tụ huyết trùng - Đóng dấu 3 tháng tuổi Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC Xoắn trùng Lepto (Lợn nghệ) 3 tháng tuổi 10 ngày sau Tiêm dưới da Trâu bị Lở mồm long móng Lở mồm long móng 10 tháng Khơng 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC

Nhiệt thán Nhiệt thán 10 tháng Không 6

tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 10 tháng Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC Chó Dại Dại 3 tháng tuổi Khơng 1 năm sau Tiêm dưới da 0 - 4oC Ca rê Sài sốt chó 2 tháng tuổi Khơng 1 năm sau Tiêm dưới da 0 - 4oC Ngựa Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 10 tháng Không 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 - 10oC

Nhiệt thán Nhiệt thán 10 tháng Không 6

tháng sau

Tiêm dưới da

8 - 10oC

- Chữa bệnh truyền nhiễm: Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật ốm được coi là một nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hồn tồn khơng trở thành con vật mang trùng nên hạn chế được dịch lây lan.

Chữa bệnh vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phịng. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tế.

Nguyên tắc chữa bệnh:

+ Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.

+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với việc tăng cưởng sức đề kháng của cơ thể: làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt được mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại đến cơ thể nên ta phải chú ý đến ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể.

+ Phải có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh. Chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm súc cày kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị của gia súc thì khơng nên chữa.

+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa đặc hiệu thì khơng nên chữa.

Các phương pháp chữa bệnh:

+ Hộ lý: là một nhiệm vụ chữa bệnh rất quan trọng, vì tạo điều kiện cho chóng khỏi bệnh, hạn chế biến chứng, hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm:

Cho gia súc nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh).

Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó.

Cho ăn uống tốt và thích hợp với tính chất bệnh. Khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mỉnh

+ Dùng kháng huyết thanh: kháng huyết thanh chủ yếu chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh.

Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). Ngoài ra, trong huyết thanh cịn chứa phức hợp muối khống-protid là thành phần khơng đặc hiệu có tác dụng kích thích và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng để chữa ngun nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.

Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loại vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuốc được truyền cho thế hệ sau. Khi cần có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì loại thuốc khác có tác dụng tốt hơn.

Hóa dược có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều đường: dưới da, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt; có thể cho uống hoặc đưa thẳng vào ruột. Trong thú y, thường tiêm thuốc dưới da hoặc tĩnh mạch. Tiêm dưới da khi thuốc khơng kích thích tế bào dưới da, không gây phù, apxe, hoại tử, không gây phản ứng dưới da. Chỉ tiêm tĩnh mạch khi khơng cịn

đường nào tiêm tốt hơn hoặc khi cần thuốc lan nhanh trong cơ thể và khi mầm bệnh nằm trong máu.

+ Dùng kháng sinh: kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên tắc dùng kháng sinh: dùng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn nội độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng nguyên phòng bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có ích cho cơ thể). Việc dùng kháng sinh bữa bãi còn gây hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:

Phải chẩn đoán đúng bệnh mới dùng thuốc. Dùng sai thuốc sẽ không chữa bệnh mà cịn làm cho việc chẩn đốn bệnh (tìm mầm bệnh) về sau gặp khó khăn.

Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.

Khơng nên vội vàng thay kháng sinh mà phải chờ đợi một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.

Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.

Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý..

Câu hỏi và bài tập:

1. Nêu phương thức gây bệnh của mầm bệnh? 2. Trình bày sức đề kháng của cơ thể?

3. Bệnh truyền nhiễm tiến triển qua những thời kỳ nào? 4. Quá trình sinh dịch của bệnh truyền nhiễm?

5. Các biện pháp phòng và chống dịch bệnh truyền nhiễm?

Phần thực hành

Bài 1: Thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và bãi chăn thả Bài 2: Thực hiện tiêm phòng vacxin cho ngựa

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

Chương 2.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN NGỰA

Giới thiệu:

Bệnh truyền nhiễm ở ngựa khơng nhiều và cũng ít xảy ra. Một số bệnh ngựa hay mắc đó là bệnh: tụ huyết trùng, viêm não tủy ngựa…Hiểu được đặc điểm, triệu chứng, bệnh tích sẽ giúp chẩn đốn chính xác và có những biện pháp phịng chống bệnh hiệu quả.

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm, căn bệnh, dịch tễ của các bệnh thường gặp ở ngựa; - Chỉ ra được các triệu chứng, bệnh tích của bệnh;

- Chẩn đốn được bệnh;

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)