Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 56 - 80)

2.1. Tình hình hoạt động và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

2.1.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

Việt Nam – Chi nhánh Hồng Mai

2.1.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Những năm gần đây, kinh tế tại Hà Nội luôn tăng trưởng cao, đồng hành với đó là nhu cầu vốn của người dân và các tổ chức tăng cao, nguồn vốn tín dụng trở thành mặt hàng có nhu cầu rất lớn. Với chủ trương mở rộng tín dụng theo phương châm “an toàn, hiệu quả”, cơng tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Song hành cùng với sự tăng trưởng đó là những rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng thường xảy ra trong Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hồng Mai chính là rủi ro tín dụng mất vốn, cụ thể là sự gia tăng của các khoản nợ q hạn và nợ khó địi, gây thất thốt nguồn lực, giảm lợi nhuận. Những năm vừa qua, song hành cùng với việc đảm bảo sự tăng trưởng, lợi nhuận cho Ngân hàng, quản trị rủi ro trong tín dụng cũng là một vấn đề quan trọng được chú tâm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.

Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng, ta có thể xem xét đến tính hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai qua chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai

Chỉ tiêuNăm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/201 7 (+/-%) 2019/201 8 (+/-%) 2020/201 9 (+/-%) Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 1858,365 2922,39 3947,22 5076,34 57,26% 35,07% 28,61% Doanh số cho vay 3293,235 5504,4 7365,78 8976,54 67,14% 33,82% 21,87% Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 49,635 59,04 64,395 68,564 18,95% 9,07% 6,47% Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 2,67% 2,02% 1,63% 1,35% -24,36% -19,25% -17,21% Nợ có khả năng mất vốn (Tỷ đồng) 7,71 7,32 5,19 6,34 -5,06% -29,10% 22,16% Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ (%) 0,41% 0,25% 0,13% 0,12% -39,63% -47,51% -5,01% Tỷ lệ quỹ dự phòng RR (%) 1,36% 1,30% 1,25% 1,28% -4,41% -3,85% 2,40% Dư nợ vay / Tổng tài sản (%) 37% 53% 66% 67% 41,46% 25,07% 1,79% ROA (%) 4,73% 4,51% 4,41% 3,67% -4,70% -2,32% -16,80%

2.1.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Nắm rõ tầm quan trọng của tín dụng cũng như vai trò của quản trị rủi ro tín dụng, các lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai nói riêng cũng như của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nói chung ln chú trọng quan tâm vào công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực này.

Mơ hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai

Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam bao gồm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban điều hành. Hội đồng tín dụng là cơ quan quyết định cao nhất đối với việc cấp tín dụng, bảo lãnh, quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng.

Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên sau khi xét duyệt. Trong quá trình thẩm định, các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp sẽ được xếp hạng, phân tích và định lượng rủi ro. Trên cơ sở kết quả thẩm định, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về mức trích lập đối với các khoản nợ quá hạn. Việc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng năm 2004 là nhằm chun nghiệp hóa cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Ban Tín dụng Chi nhánh Hồng Mai là cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai, có chức năng, nhiệm vụ chính như sau: Xem xét, đánh giá, quyết định việc cho vay, bảo lãnh, mở L/C đối với khách hàng; xem xét, đưa ra ý kiến làm cơ sở để Chi nhánh Hoàng Mai quyết định cấp tín dụng hay khơng cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng phát sinh và thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh

Hoàng Mai; xem xét, quyết định việc gia hạn nợ, thu hồi nợ, miễn giảm nợ lãi, nợ phí…theo quy định của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam.

Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng

Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai, việc đầu tiên và quan trọng nhất trong xử lý những khoản vay có vấn đề chính là nhận biết và đánh giá một khoản vay. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽ giúp Ngân hàng có thể giảm được tổn thất đến mức thấp nhất. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai ln phối hợp cùng Ban Giám sát tài chính Ngân hàng để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trong cơng tác nhận biết đánh giá rủi ro tín dụng.

Công tác nhận biết các dấu hiệu về khoản vay có vấn đề ở Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai được thực hiện tại Ban tín dụng. Những năm vừa qua, do chú trọng vào lợi nhuận mà công tác nhận biết đánh giá của Chi nhánh chưa được đặt ở một vị trí đúng mức, làm nảy sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Và cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ những năm vừa qua còn ở mức khá cao so với các NHTM khác, cụ thể năm 2017 là 2,67%, năm 2018 là 2,02%, năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,35%. Tuy tỷ lệ còn cao nhưng đã giảm dần qua các năm, chứng tỏ công tác đánh giá các khoản vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai đang dần được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Việc nhận biết và xác định rủi ro tín dụng địi hỏi cán bộ làm cơng tác tín dụng vừa phải có trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm và quan trọng là cần có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp được tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra và có thể phân biệt chúng theo từng tiêu thức khác nhau. Đó là năng lực nhận biết và xác định rủi ro của cán bộ tín dụng và là một điều kiện tiên quyết trong quy trình quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên vào Ban tín dụng. Các nhân viên được tuyển chọn đều là những người có trình độ đại học trở lên và được đào

tạo ở các trường đại học uy tín, đảm bảo khả năng nhận thức và nắm bắt công việc thực tế của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cấp cao giữ vai trị kiểm sốt đều là những người có trình độ chun mơn và có nhiều kinh nghiệm.

Thời gian qua mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn là danh mục cho vay có tài sản đảm bảo, các khoản vay có thế chấp. Mặc dù xem tài sản bảo đảm được coi là sự bảo hiểm cho hoạt động cho vay, nhưng trên thực tế các khoản thế chấp bị ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động kinh tế. Một khoản tín dụng có thế chấp có thể giúp ngân hàng quyết định tiếp tục cho vay vì có khả năng thu hồi nợ trong chừng mực nào đó nhưng khơng có nghĩa là hoàn toàn được bảo đảm. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

Các cán bộ tín dụng thực hiện các khoản vay sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quy trình tín dụng, từ tiếp nhận hồ sơ cho đến giải ngân và kết thúc khoản vay. Do đó, các cán bộ tín dụng cần thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, có những kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể nhận biết và xác định được các rủi ro có thể có.

Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai vẫn tiến hành thu thập thông tin về khách hàng, chủ yếu thông qua công tác phỏng vấn khách hàng, tiến hành phân tích định kỳ tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cịn sử dụng nguồn thơng tin từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng, các khách hàng khác có liên quan đến khách hàng hay thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Để nhận dạng rủi ro tín dụng, các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai thường đánh giá khoản vay thông qua các dấu hiệu tài chính của khách hàng như khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời (ROA, ROE), hiệu quả quản trị vốn. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cịn thu thập các thơng tin liên quan đến các dấu hiệu phi tài chính như: số năm hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, số năm có quan hệ và giao dịch với ngân hàng…

Thực trạng về cơng tác phân tích đo lường rủi ro tín dụng

Cơng tác phân tích đo lường rủi ro tín dụng ở Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai tuy đã có được những thành tựu đáng kể trong việc định lượng cũng như định tính, nhưng việc đánh giá đó vẫn cịn gặp nhiều hạn chế. Cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập, các mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng vẫn chưa được vận dụng một cách hiệu quả nhất. Việc định lượng cũng như xác định các yếu tố rủi ro còn hạn chế khiến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai cịn gặp phải nhiều khoản vay khó địi, tỷ lệ nợ xấu cao, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của Chi nhánh.

Những năm vừa qua, cơng tác phân tích tín dụng theo 6 yếu tố tín dụng đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai thực hiện khá thành cơng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng. Ngồi ra, hệ thống tính điểm tín dụng và các mơ hình định lượng rủi ro tín dụng cũng được Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai chú trọng quan tâm và đưa vào sử dụng.

Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai tiến hành phân loại nợ vay và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, thơng tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, nợ vay được phân thành 5 nhóm theo thời gian trả nợ. Nợ xấu là các loại nợ nhóm 3, 4, 5 và tương ứng với mỗi nhóm nợ đó là một tỷ lệ dự phịng rủi ro nhất định: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 cần trích lập 100%. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số phản ánh một cách thực tế và trung thực nhất hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hàng tháng, các khoản nợ được cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổng kết và lập báo cáo nộp Ngân hàng Nhà nước và song hành với đó là trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Công tác trên đã giúp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chủ động trong công tác đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình; đánh giá được khả năng trả nợ của

khách hàng và phân loại được các khoản vay một cách tồn diện và sát với bản chất hơn; qua đó, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.

Theo báo cáo thường niên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai ở mức 1,35% đến 2,67%. Đây là con số có thể chấp nhận được; tuy nhiên vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro khi cho vay nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai đang nỗ lực hồn thiện cơng tác lượng hố rủi ro của mình, tìm hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả các mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng đã và đang được áp dụng trên thế giới trong việc ra quyết định tín dụng, từng bước ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại nhằm đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp, nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao.

Thực trạng về công tác kiểm sốt, phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, việc kiểm sốt, phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là cơng tác được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai cũng như Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam hết sức quan tâm.

Phân tán rủi ro là phương pháp đầu tiên Ngân hàng có thể áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Khi xây dựng kế hoạch và phát triển các chiến lược kinh doanh, Ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường, từ đó đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ tín dụng và xem xét khả năng cung cấp tín dụng cũng như đầu tư cho từng phân khúc khách hàng. Các món vay với thời hạn, tính chất và quy mơ khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau nên việc đa dạng hóa danh mục cho vay là việc làm cần thiết của tất cả các Ngân hàng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là giải pháp để phân tán rủi ro hữu hiệu nhất trong quản trị rủi ro tín dụng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trong quản trị rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai ngày càng mở rộng các hình thức cho vay: cho vay theo hạn mức, cho vay theo nhóm, cho vay

đồng tài trợ, cho vay trả góp, ủy thác, cho vay theo dự án… từ đó góp phần đa dạng hóa danh mục khách hàng và giảm thiểu rủi ro. Ngồi ra, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam cịn đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng với nhiều gói dịch vụ như cho vay mua nhà ở, mua ô tô, mua sắm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt… Gói sản phẩm cho doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 56 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)