Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 110 - 112)

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, đặc biêt trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng, học viên xin kiến nghị một số giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước như sau:

- Bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía Ngân hàng Nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin khách hàng (CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các NHTM đã đi vào hoạt động được nhiều năm,

song chưa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập được chưa nhanh nhậy, phong phú và chính xác. Do vậy, các ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, trung tâm CIC cần cập nhật thông tin một cách nhạy bén, thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các NHTM được biết. Đồng thời, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Có như vậy mới tránh được tình trạng đảo nợ hoặc tình trạng chây ỳ trong trả nợ ngân hàng.

- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm có vấn đề.

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận thực tiễn.

+ Xây dựng cách tiếp cận với công việc, đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng.

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

- Hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành trích lập và sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro để đưa quỹ phòng ngừa rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các NHTM. Cụ thể Ngân hàng Nhà nước cần sớm có hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng về việc phân loại nợ theo phương pháp định tính để các ngân hàng áp dụng xác định mức trích lập cho đúng với thực tế hoạt động tín dụng của họ.

- Cần chuyển nhanh sang thực hiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và loại bỏ dần các biện pháp hành chính, công văn cá biệt trong

quản lý hoạt động tiền tệ - ngân hàng cũng như trong điều hành chính sách. Ngân hàng Nhà nước cũng cần nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cho các tổ chức tín dụng, hay các tổ chức tín dụng có cơ sở để dự báo sát thực tế những diễn biến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, cũng như phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)