Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 27)

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng

Đối với các ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro tín dụng là một trong nhưng vấn đề thực sự cấp thiết, bởi vì:

Thứ nhất: rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà xuất hiện tại hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ rủi ro tín dụng ln gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang tính tất yếu khách quan, đồng thời trong bối cảnh xã hội hiện nay thì rủi ro tín dụng lại rất đa dạng phức tạp, khó kiểm sốt và dẫn đến những tổn thất, thất thoát nghiêm trọng về vốn và thu nhập của ngân hàng.

Thứ hai: Rất nhiều lợi ích mang tới cho ngân hàng khi thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro tín dụng như: (1) giảm chi phí, nâng cao được lợi nhuận kinh doanh, bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng thương mại; (2) tạo niềm tin cho khách hàng giao dịch và nhà đầu tư; (3) tạo tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, cho ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo tiền đề để mở rộng phát triển ngân hàng.

Thứ ba: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Trong thị trường tài chính, các tổ chức định chế tài chính có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu như một ngân hàng thương mại gặp vấn đề về rủi ro dẫn đến nguy cơ phá sản thì ngay lập tức sẽ gây hiệu ứng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng đem lại sự an tồn, ổn định cho thị trường tài chính.

Thứ tư: Do cơ cấu tổng tài sản chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ gây mất cân đối và có thể dẫn tới nguy cơ phá sản. Đặc biệt với những khoản vay có giá trị lớn nếu nếu khoản vay không thu hồi được sẽ gây thiệt hại tới ngân hàng một cách nặng nề.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến q trình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố khách quan này bao gồm các yếu tố về mơi trường pháp lý đó là các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và hoạt động của khách hàng vay vốn như quản lý của ngân hàng trung ương hoặc quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc điều hành điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, hoặc về mức độ hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống tài chính... Trình độ quản trị điều hành và năng lưc tài chính của doanh nghiệp, của khách hàng vay vốn. Ngồi ra cịn một số nhân tố khác như:

Tăng trưởng GDP

Khi một nền kinh tế tăng trưởng tốt thì là một yếu tố thuận lợi cho khả năng trả nợ của khách hàng tăng lên dẫn tới rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm xuống. Kết quả nghiên cứu này cũng được một số tác giả khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm tại một số ngân hàng ở Việt Nam như nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015), Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014)

Lạm phát

Lạm phát là yếu tố có tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Tham khảo kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) khi nghiên cứu rủi ro tín dụng ở Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, thì kết quả nghiên cứu nêu ra rằng nợ xấu của càng cao khi lạm phát càng cao, tuy nhiên mối quan hệ này chưa có ý nghĩa thống kê.

Lãi suất

Lãi suất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, các ngân hàng gia tăng hoạt động cho vay khi lãi suất thực tăng, điều này làm tăng rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2015) ở NHTM Việt Nam thì kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng có tác động cùng chiều với lãi suất danh nghĩa.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Các chính sách và quy trình cho vay:

Chất lượng của khoản vay sẽ được đảm bảo nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, thông suốt từ trên xuống dưới và giúp cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, giảm thiểu được rủi ro và đưa ra đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, nếu chính sách và quy trình khơng chặt chẽ sẽ là kẽ hở làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro.

Quy trình cho vay cơ bản được chia thành 4 giai đoạn: Thẩm định trước khi cấp tín dụng, sau đó ra quyết định cấp tín dụng và ký kết hợp đồng, tiếp theo là giải ngân, và kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Đối với mỗi ngân hàng, mỗi đối tượng khách hàng đều phải được xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và đủ, hạn chế được rủi ro xảy ra.

Các quy định, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Các ngân hàng thương mại xây dựng nên chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giả tổn thất ở mức ngân hàng có thể chấp nhận được. Do vậy, đối với mỗi khoản vay, chính sách quản trị rủi ro tín dụng này cần được ngân hàng triển khai để đảm bảo quản lý được các rủi ro hiện hữu và các rủi ro tiềm tàng, cả thời điểm trước và sau khi rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

Thông thường, những khuyến cáo, cảnh báo rủi ro về các ngành, lĩnh vực, đối tượng khách hàng không nên hoặc thận trọng cho vay đều phải được các ngân hàng thương mại đưa ra thành các chính sách cụ thể để cán bộ tín dụng có thể nhận định được những rủi ro tiềm tàng, đồng thời có thể đưa ra những phương án triển khai thích hợp, cơng cụ quản trị hữu hiệu đối với từng khoản vay, và phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, mục tiêu của ngân hàng của đề ra để giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng, và các chính sách quản trị rủi ro tín dụng sẽ quy định cách thức thực hiện và là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho mục tiêu đó.

Một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố con người bao gồm: người vay và cán bộ tín dụng ngân hàng. Cán bộ tín dụng ngân hàng được tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức, năng lực, đồng thời yếu tố hiểu biết xã hội cũng là một trong những yếu tố cần thiết của cán bộ ngân hàng và ảnh hưởng tới rủi ro trong tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xảy đến khi cán bộ tín dụng có năng lực yếu kém sẽ dẫn tới khả năng phân tích, thẩm định dự án khơng chính xác, gây thất thốt vốn cho ngân hàng.

Yếu tố công nghệ

Hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang được triển khai rộng rãi thì các ngân hàng đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để giữ được kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng có thể giao dịch trực tuyến. Công nghệ là một công cụ đắc lực sẽ hỗ trợ ngân hàng mạnh mẽ trong lĩnh vực quản trị, trong việc đa dạng sản phẩm dịch vụ, thơng qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng, của khách hàng. Ngồi ra ứng dụng cơng nghệ trong ngân hàng cũng cho phép nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tốt hơn, ví dụ như áp dụng các phần mềm mới trong nhận diện rủi ro, từ đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng, cơ cấu các khoản tín dụng

Gắn liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ln ln mục tiêu quản trị rủi ro. Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng về quy mô dư nợ, tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Khi tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh là thường đi liền với chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng tăng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Đây là chỉ tiêu được xây dựng theo Hiệp ước vốn Basel, mang tính pháp định của các ngân hàng. Có nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng khi các ngân hàng thương mại có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu nhỏ hơn quy định thì có tỷ lệ xấu cao hơn ngân hàng còn lại.

1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm sốt rủi ro tín dụng. Muốn

đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng thì phải bảo đảm rằng các công đoạn trong q trình quản trị rủi ro tín dụng phải được triển khai và phát hiện kịp thời, xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có cơng cụ cũng như biện pháp xử lý. Một q trình quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá là hiệu quả khơng có nghĩa là rủi ro tín dụng khơng xảy ra với ngân hàng mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ được dự báo trước, rủi ro ở mức có thể chấp nhận được và ngân hàng đã được trang bị đầy đủ nguồn lực để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra đó.

Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro, là việc phát hiện kịp thời và nhận diện được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng. Sự phát triển của cơng nghệ, thị trường và xu hướng tồn cầu hố kéo theo đó là rủi ro ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng đa dạng phức tạp, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy các ngân hàng thương mại rất cần thiết để xây dựng được một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả, có độ nhanh nhạy và có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trước, trong và sau cho vay.

Từ các bài học thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường sẽ có một những dấu hiệu báo trước. Các ngân hàng thương mại muốn phòng ngừa và chủ động ứng phó với rủi ro tín dụng thì các ngân hàng phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng. Có bao nhiêu cấp kiểm sốt được thiết lập trong q trình quản trị rủi ro tín dụng thì việc nhận diện rủi ro tín dụng cũng được thực hiện ở tất cả các cấp đó.

- Nhận biết rủi ro tín dụng qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Rủi ro tín dụng được nhận diện thông qua các giới hạn tín dụng được cấp, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng và mức độ rủi ro của tài sản để tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng đó.

- Nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cho vay: Để cấp tín dụng cho một khách hàng thì một trong những điều kiện cơ bản để xét duyệt khoản vay cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, có tư cách đạo đức tốt và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đối với những khách hàng không đủ điều kiện thì có

thể xảy ra rủi ro khi khách hàng làm giả thơng tin để có thể vay vốn. Ngân hàng cho vay dựa trên thơng tin khơng chính xác này sẽ dẫn tới rủi ro cao. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng dễ dàng nhận biết như: rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nơn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; khách hàng không cần xét điều khoản hợp đồng vay một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; khách hàng sẵn sàng bỏ ra chi phí để được vay vốn...

- Nhận biết rủi ro tín dụng sau cho vay: Có rất nhiều biểu hiện rõ ràng của một khoản vay có vấn đề. Những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng tài chính của khách hàng như: Khách hàng phát sinh nợ quá hạn dưới mười ngày, khách hàng chậm trễ nộp các hồ sơ báo cáo tài chính; Khách hàng cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh; Các chỉ số tài chính của khách hàng có dấu hiệu báo động như: Chỉ số khả năng thanh toán giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời giảm, hàng tồn kho tăng; công nợ phải trả tăng ...

Khi khách hàng xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm trên thì rủi ro tín dụng chưa hản đã xảy ra nhưng khả năng xảy ra rủi ro đối với khoản vay của ngân hàng rất cao. Công tác quản lý chặt chẽ khách hàng sau cho vay để kịp thời nhận biết được rủi ro tín dụng được xem là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của bất kì ngân hàng nào, từ đó các ngân hàng có thể sớm có các phương pháp để phòng ngừa những tổn thất mà rủi ro tín dụng có thể gây nên.

Đo lường rủi ro tín dụng

Sau khi đã phát hiện được nguy cơ rủi ro thì đây là bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Trên thực tế, trong quy trình quản trị tín dụng thì các bước này khá gần và có mối quan hệ mật thiết với nhau nên trong quá trình tác nghiệp thì thường được gộp chung lại. Mục đích của khâu đo lường rủi ro này là giúp cho toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro hiểu được đầy đủ, chính xác và nhất quán các nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân rủi ro và quan trọng nhất là lượng hoá được mức độ rủi ro trong mỗi khoản vay có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Đo lường rủi ro tín dụng thực chất là q trình tín tốn, xác định mức độ của rủi ro tín dụng thơng qua việc sử dụng các cơng cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định. Sau đó sẽ đánh giá mức độ tổn thất rủi ro tín dụng có thể gây ra để từ đó có thể có phướng án đối phó phù hợp là chấp nhận hoặc từ bỏ.

Đo lường rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có thể tín tốn được cụ thể phần tổn thất ngồi dự tính mà rủi ro có thể gây nên, là cơ sở để xác định mức trích lập dự phịng rủi ro cho từng khoản vay để đảm bảo an tồn vốn từ đó xác định mức dự phịng rủi ro cho tồn bộ danh mục.

Có rất nhiều mơ hình khác nhau được áp dụng để đo lường rủi ro tín dụng như mơ hình tính tốn các chỉ tiêu tài chính, mơ hình lượng hóa tín dụng ...

Ứng phó với rủi ro tín dụng

Ứng phó rủi ro tín dụng là một khâu trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý dư nợ khoản vay, xây dựng các mức thẩm quyền tín dụng với chi nhánh, xây dựng các giới hạn của rủi ro, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, ra phương án xử lý các khoản nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề.

 Quản lý khoản vay: Ngân hàng phải thường xun theo dõi, cập nhật tính hình của khách hàng, đánh giá định kỳ lại các khoản vay, đánh giá lại mục đích sử

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)