Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 112 - 117)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế trên thị trường cả nước và quốc tế. Để giữ vững và tiếp tục phát triển, Ngân hàng cần có những chiến lược thích hợp, đặc biệt trong quản trị rủi ro nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

3.3.3.1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây, Trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Ðặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó, cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, Ngân hàng Nhà nước thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Ðồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.

3.3.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô

Như đã trình bày ở các nội dung trước, một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài. Tất cả phần việc trên hiện đều đặt trách nhiệm vào cán bộ tín dụng nên việc xảy ra thiếu sót và xử lý sai lệch là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và của Ngân hàng Nhà nước đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cấp chỉ thuần tuý là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.

Để tránh được rủi ro từ nguyên nhân này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

chiến lượng khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn – hiệu quả - bền vững.

3.3.3.3. Hoàn thiện mô hình Z-Score để ứng dụng vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Trên cơ sở nghiên cứu những ưu điểm và khả năng áp dụng rộng rãi của mô hình Z – score trong dự báo rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, ngân hàng VietinBank nói chung và VietinBank – CN Hoàng Mai nói riêng, nên xem xét thực thi một số giải pháp sau để tận dụng ưu điểm của mô hình Z – score nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của mình:

Một là, nên bổ sung chỉ số Z – score vào các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ khi đánh giá tín dụng và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này giúp dự báo sớm khả năng phá sản cũng chính là rủi ro tín dụng của khách hàng. Chỉ cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có mức Z – score an toàn. Kiên quyết từ chối các doanh nghiệp có mức Z – score thấp hoặc hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có Z – score ở mức rủi ro.

Hai là, thường xuyên theo dõi, tính toán lại chỉ số Z – score theo quý hoặc theo tháng để đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng và theo dõi chiều hướng thay đổi của Z – score để phát hiệ tn kịp thời rủi ro tín dụng và có biện pháp can thiệp thích hợp.

Ba là, nên thành lập tổ các cán bộ có chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ ngân hàng nghiên cứu sự thích hợp của Z – score trong áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng tại VietinBank – CN Hoàng Mai đề điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho thích hợp với khách hàng tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc duy trì ổn định và phát triển kinh tế. Bất kể biến động nào trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế bởi đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm. Vì vậy, Ngân hàng VietinBank – CN Hoàng Mai luôn đặc biệt quan tâm đến việc quản trị rủi ro nhất là về rủi ro tín dụng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp lí luận với thực tiễn hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Hoàng Mai, bài luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại và đưa ra lý thuyết nghiên cứu về mô hình Z-Score.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận, luận văn đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động, tình hình rủi ro tín dụng và áp dụng mô hình Z-score vào phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, luận văn đã chỉ ra các giải pháp và kiến nghị chính nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.

Em xin chân thành cảm ơn các anh/chị cán bộ trong Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Hoàng Mai đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích số liệu để hoàn thành được bài luận văn.

Em cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã hết sức nỗ lực song do những hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và những kiến thức xã hội nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài Luận văn của em được hoàn chỉnh hơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. PGS. TS. Mai Văn Bạn (2006), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam các năm 2018,2019,2020

3. Hồ Diệu, 2008, Giáo trìnhTín dụng ngân hàng, Học viện ngân hàng.

4. Nguyễn Hữu Đại, 2017, Nghiệp vụ thẩm định ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính.

5. Đinh Xuân Hạng, 2012, Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản tài chính.

6. Tưởng Thiều Nga (2009), KLTN: “Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB Đồng Nai”

7. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.

8. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Đà Nẵng”, Trường Đại học Đà Nẵng

10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005

11. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2012. Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012

Tài liệu tiếng Anh

12. Altman, E.I. (1968). Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy, Journal of Finance, Vol. 13, pp. 589-609

13. Andrea Ruth Coravos, 2010. Measuring the Likelihood of Small Business Loan Default: Community Development Financial Institutions (CDFIs) and the use

of Credit-Scoring to Minimize Default Risk, Duke University, Durham, North Carolina

14. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2001. New Basel Accord: an explannatory note January 2001

15. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2005. Studies on the validation of internal rating systems

16. Basel Committee on Banking Supervision, 2006. International convergence of capital measurement and capital standards: a revised framework – comprehensive version,Bank for International Settlements

17. Chiara Pederzoli (Italy), Costanza Torricelli (Italy), 2010. A parsimonious default prediction model for Italian SMEs, Banks and Bank Systems, Volume 5, Issue 4, 2010.

18. Thomas R.Ittelson (2011), Financial StatementS: a step by step guide to understanding and creating financial report.

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)