Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 28 - 30)

1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố khách quan này bao gồm các yếu tố về môi trường pháp lý đó là các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và hoạt động của khách hàng vay vốn như quản lý của ngân hàng trung ương hoặc quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc điều hành điều hành chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, hoặc về mức độ hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống tài chính... Trình độ quản trị điều hành và năng lưc tài chính của doanh nghiệp, của khách hàng vay vốn. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như:

Tăng trưởng GDP

Khi một nền kinh tế tăng trưởng tốt thì là một yếu tố thuận lợi cho khả năng trả nợ của khách hàng tăng lên dẫn tới rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm xuống. Kết quả nghiên cứu này cũng được một số tác giả khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm tại một số ngân hàng ở Việt Nam như nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015), Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014)

Lạm phát

Lạm phát là yếu tố có tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Tham khảo kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) khi nghiên cứu rủi ro tín dụng ở Quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thì kết quả nghiên cứu nêu ra rằng nợ xấu của càng cao khi lạm phát càng cao, tuy nhiên mối quan hệ này chưa có ý nghĩa thống kê.

Lãi suất

Lãi suất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, các ngân hàng gia tăng hoạt động cho vay khi lãi suất thực tăng, điều này làm tăng rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2015) ở NHTM Việt Nam thì kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng có tác động cùng chiều với lãi suất danh nghĩa.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Các chính sách và quy trình cho vay:

Chất lượng của khoản vay sẽ được đảm bảo nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, thông suốt từ trên xuống dưới và giúp cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, giảm thiểu được rủi ro và đưa ra đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, nếu chính sách và quy trình không chặt chẽ sẽ là kẽ hở làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro.

Quy trình cho vay cơ bản được chia thành 4 giai đoạn: Thẩm định trước khi cấp tín dụng, sau đó ra quyết định cấp tín dụng và ký kết hợp đồng, tiếp theo là giải ngân, và kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Đối với mỗi ngân hàng, mỗi đối tượng khách hàng đều phải được xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và đủ, hạn chế được rủi ro xảy ra.

Các quy định, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Các ngân hàng thương mại xây dựng nên chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giả tổn thất ở mức ngân hàng có thể chấp nhận được. Do vậy, đối với mỗi khoản vay, chính sách quản trị rủi ro tín dụng này cần được ngân hàng triển khai để đảm bảo quản lý được các rủi ro hiện hữu và các rủi ro tiềm tàng, cả thời điểm trước và sau khi rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

Thông thường, những khuyến cáo, cảnh báo rủi ro về các ngành, lĩnh vực, đối tượng khách hàng không nên hoặc thận trọng cho vay đều phải được các ngân hàng thương mại đưa ra thành các chính sách cụ thể để cán bộ tín dụng có thể nhận định được những rủi ro tiềm tàng, đồng thời có thể đưa ra những phương án triển khai thích hợp, công cụ quản trị hữu hiệu đối với từng khoản vay, và phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, mục tiêu của ngân hàng của đề ra để giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng, và các chính sách quản trị rủi ro tín dụng sẽ quy định cách thức thực hiện và là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho mục tiêu đó.

Một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố con người bao gồm: người vay và cán bộ tín dụng ngân hàng. Cán bộ tín dụng ngân hàng được tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, năng lực, đồng thời yếu tố hiểu biết xã hội cũng là một trong những yếu tố cần thiết của cán bộ ngân hàng và ảnh hưởng tới rủi ro trong tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xảy đến khi cán bộ tín dụng có năng lực yếu kém sẽ dẫn tới khả năng phân tích, thẩm định dự án không chính xác, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Yếu tố công nghệ

Hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang được triển khai rộng rãi thì các ngân hàng đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để giữ được kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng có thể giao dịch trực tuyến. Công nghệ là một công cụ đắc lực sẽ hỗ trợ ngân hàng mạnh mẽ trong lĩnh vực quản trị, trong việc đa dạng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng, của khách hàng. Ngoài ra ứng dụng công nghệ trong ngân hàng cũng cho phép nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tốt hơn, ví dụ như áp dụng các phần mềm mới trong nhận diện rủi ro, từ đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng, cơ cấu các khoản tín dụng

Gắn liền với mục tiêu tăng trưởng tín dụng luôn luôn mục tiêu quản trị rủi ro. Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng về quy mô dư nợ, tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Khi tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh là thường đi liền với chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng tăng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Đây là chỉ tiêu được xây dựng theo Hiệp ước vốn Basel, mang tính pháp định của các ngân hàng. Có nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng khi các ngân hàng thương mại có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nhỏ hơn quy định thì có tỷ lệ xấu cao hơn ngân hàng còn lại.

Một phần của tài liệu LÊ HUYỀN THƯƠNG - 1906020285 - QTKD 26 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)